Bài 40 địa lí 10 bài tập 3 nhận xét

Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối với việc phát triển kinh tế- xã hội đất nước?

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức phần ngành thương mại để nêu khái niệm và vai trò của ngành thương mại đối với việc phát triển kinh tế- xã hội đất nước.

Gợi ý trả lời

- Thương mại: là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

- Vai trò:

+ Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.

+ Thương mại được chia thành hai ngành lớn là nội thương và ngoại thương.

Nội thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.

Ngoại thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.

2. Giải bài 2 trang 157 SGK Địa lí 10

Trình bày đặc điểm của thị trường thế giới?

Phương pháp giải

Phân tích các đặc điểm như thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu, sự ra đời tổ chứ WTO, khối lượng buôn bán và hoạt động buôn bán trên toàn thế giới để trả lời câu hỏi trên.

Gợi ý trả lời

- Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu.

- Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều tổ chức kinh tế ở các khu vực khác trên thế giới cho thấy xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đã trở thành một xu hướng quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay.

- Khối lượng buôn bán trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển, đang phát triển trên thế giới tăng liên lục trong những năm qua.

- Hoạt động buôn bán trên thế giới tập trung vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là Hoa Kì, Tây Âu và Nhật Bản. Các cường quốc về xuất nhập khẩu như Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới. Đồng tiền của những nước này là những ngoại tệ mạnh trong hộ thống tiền tệ trên thế giới (đồng Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng, đồng Yên).

3. Giải bài 3 trang 157 SGK Địa lí 10

Cho bảng số liệu:

  1. Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia trên.
  1. Vẽ biểu đồ hình cột để thể hiện.
  1. Rút ra nhận xét.

Phương pháp giải

  1. Để tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia, ta sử dụng công thức:

- Công thức: Bình quân giá trị xuất khẩu/người = Giá trị xuất khẩu/ Dân số (USD/người)

Chú ý: đổi tỉ USD thành triệu USD (ví dụ: 819 tỉ USD = 819000 triệu USD)

  1. Dựa vào bảng số liệu đã xử lí để vẽ biểu đồ hình cột.
  1. Dựa vào biểu đồ đã vẽ để nêu nhận xét về giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người của các nước.

Gợi ý trả lời

  1. Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người

- Công thức: Bình quân giá trị xuất khẩu/người = Giá trị xuất khẩu/ Dân số (USD/người)

Chú ý: đổi tỉ USD thành triệu USD (ví dụ: 819 tỉ USD = 819000 triệu USD)

- Ta có kết quả sau:

  1. Vẽ biểu đồ:

Bài 40 địa lí 10 bài tập 3 nhận xét

  1. Nhận xét:

- Giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người cao nhất là Nhật Bản (4439,6 USD/người), tiếp theo là Hoa Kì (2789,5 USD/người), sau đó là Trung Quốc (657,2 USD/người).

- Trung Quốc có giá trị xuất khẩu cao nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người thấp nhất.

- Nhật Bản có giá trị xuất khẩu thấp nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người cao nhất (gấp 1,6 lần Hoa Kì và 6,7 lần Trung Quốc).

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 40: Địa lí ngành thương mại - trang 154 địa lí 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 10 bài 40: Địa lí ngành thương mại nhé.

Câu trả lời:

Dựa vào sơ đồ trên (trang 154 SGK Địa lý 10), em hãy trình bày các khái niệm về hàng hóa, dịch vụ, vật ngang giá?

Trả lời:

Khái niệm:

  • Hàng hóa là vật mang ra trao đổi trên thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có hai thuộc tính, giá trị sử dụng và giá trị. Bât cứ những gì có thể và thi được tiền đều có giá trị hàng hóa, đều trở thành hàng hóa.
  • Dịch vụ: Trong thị trường dịch vụ được hiểu là vật mang ra trao đổi trên thị trường ( ví dụ: công vận chuyển hàng hóa, công chuyển đến một địa điểm nào đó,…)
  • Vật ngang giá : để làm thước đo giá trị hàng hóa, giữa ngừoi bán và ngừoi mua phải chọn vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền tệ.
Quan sát hình 40 (trang 156 SGK Địa lý 10), em có nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới.

Trả lời:

Các nước châu Âu, châu Á, Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán hàng hóa so với toàn thế giới lớn, đặc biệt là các nước châu Âu ( chiếm 45%). Trong khi đó, các nước Trung và Nam Mỹ và chây Phi, Trung Đông…chiếm tỉ trọng nhỏ trong buôn bán hàng hóa so với toàn thế giới.

Có thể thấy, trong buôn bán thế giới, các luồng hàng xuất nhập khẩu của các nước tư bản phát triển chiếm tỉ trọng lớn nhất. Trị giá buôn bán của các nước Bắc Mĩ và châu Âu chiếm 63,3% giá trị buôn bán toàn thế giới.

Việc buôn bán giữa các nước tư bản phát triển với nhau chiếm tỉ trọng lớn. Ở châu Âu, 73,8% (năm 2004) giá trị ngoại thương là thực hiện giữa các nước này với nhau. Ở Bắc Mĩ, tỉ lệ này là 56,0% còn ở châu Á là 50,3%.

Dựa vào bảng 40.1, em có thể rút ra nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu của một số nước có nền ngoại thương phát triển hàng đầu trên thế giới năm 2001.

Trả lời:

Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu của một số nước có nền ngoại thương phát triển hàng đầu trên thế giới năm 2001.

  • Các nước này chiếm tỉ trọng cao về giá trị xuất, nhập khẩu của thế giới.
  • Hầu hết các nước đều có cán cân xuất, nhập khẩu dương.
Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối với việc phát triển kinh tế- xã hội đất nước?

Trả lời:

Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.