Bài 3 trang 101 văn 10

Trả lời câu hỏi Bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 101 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Hãy lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống trong các câu văn, câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn từ đó.

a) “Nhật kí trong tù” /…/ một tấm lòng nhớ nước.

(Theo Hoài Thanh)

(biểu hiện, phản ánh, thấm đượm, canh cánh, bộc lộ,…)

b)

Ta tha thiết tự do dân tộc
Không chỉ vì một dải đất riêng
Kẻ đã /…/ trên mình ra thuốc độc
/…/ màu xanh cả Trái Đất thiêng.

(Theo Tố Hữu)

– Dòng 3 (gieo, vãi, phun, rắc)
– Dòng 4 (hủy, diệt, tiêu, triệt, giết)

TRẢ LỜI BÀI 3 TRANG 101 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

a) Chọn: từ “canh cánh” hoặc “thấm đượm”.

Câu văn trở thành:

"Nhật kí trong tù" canh cánh một tấm lòng nhớ nước.

"Nhật kí trong tù" thấm đượm một tấm lòng nhớ nước.

Lý do: câu văn này mang sắc thái biểu cảm. Những từ còn lại mang đậm chất nghị luận nên đưa vào không hợp lý.

b)

– Dòng 3 (gieo, vãi, phun, rắc) ⇒ chọn “rắc”.

– Dòng 4 (hủy, diệt, tiêu, triệt, giết) ⇒ chọn “giết”

Câu thơ trở thành:

Ta tha thiết tự do dân tộc

Không chỉ vì một dải đất riêng

Kẻ đã rắc trên mình ta thuốc độc

Giết màu xanh cả trái đất nghiêng

Lý do: phù hợp với ngữ cảnh, ý nghĩa biểu đạt và ý thơ.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?

Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 101 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

“Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sử chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình” (phần Ghi nhớ truyện Tấm Cám). Anh (chị) hãy phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ điều đó.

Trả lời bài 3 trang 101 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Đặc sắc nghệ thuật của truyện Tấm Cám là đã khắc họa được hình tượng Tấm có sự phát triển về tính cách. Theo dõi câu chuyện, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này:

– Ở giai đoạn đầu, khi gặp những sự đè nén hay những khó khăn, Tấm rất thụ động, yếu đuối, thường chỉ khóc không biết làm gì (lúc mất giỏ cá, lúc mất con bống, lúc bị bắt ngồi nhặt thóc…). Ở giai đoạn này, Tấm chỉ biết trông đợi vào sự giúp đỡ của bên ngoài (ông Bụt).

– Nhưng đến giai đoạn sau, Tấm đã kiên quyết đấu tranh để giành lại cuộc sống, giành lại hạnh phúc (chim vàng anh, chiếc khung cửi đều lên tiếng dọa Cám và kết thúc truyện, Tấm đã buộc mẹ con Cám phải nhận một kết cục xứng đáng với tội ác của mình). Ở giai đoạn này, tuy Tấm nhiều lần hóa thân nhưng nhân vật Bụt đã không còn xuất hiện. Thay vào đó, Tấm đã chủ động hơn trong những hành động của mình.

Có thể nói, sở dĩ có sự phát triển về tính cách như vậy là vì ban đầu, Tấm chưa ý thức được thân phận của mình, những mâu thuẫn thì chưa tới mức căng thẳng và quyết liệt. Hơn nữa, Tấm lại có sự giúp đỡ của nhân vật thần kì nên Tấm còn thụ động. Ở giai đoạn sau, mâu thuẫn bắt đầu quyết liệt đẩy Tấm vào thế phải đấu tranh để giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. Sự phát triển tính cách của nhân vật Tấm cũng cho thấy sức sống bất diệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch. Nó là sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác trong cuộc sống.

Cách trình bày 2

Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ “sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình:

– Thời gian đầu, Tấm yếu đuối, thụ động. Luôn khóc khi gặp khó khăn, chỉ trông cậy vào Bụt. Bị mất giỏ cá, Tấm khóc. Bị mất Bống, Tấm cũng khóc,…

– Thời gian sau, kể từ khi làm hoàng hậu, Tấm kiên quyết đấu tranh bảo vệ hạnh phúc và giành sự sống cho mình. Lúc này, Bụt không còn giúp Tấm nữa. Tự Tấm phải tìm cách biến hóa để tồn tại, để được trở lại làm người, xinh đẹp và hạnh phúc hơn.

Cách trình bày 3

Một trong những đặc sắc về nghệ thuật của truyện Tấm Cám, là sự chuyển hóa liên tục của nhân vật Tấm, từ chỗ yếu đuối, thụ động, đến chỗ cương quyết giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Điều đó có thể thấy rõ qua hai giai đoạn trong cuộc đời của nhân vật:

- Giai đoạn đầu: Tấm chỉ là một cô gái yếu đuối, thụ động (từ đầu đến chỗ Tấm chết hóa thành con chim vàng anh). Trong đoạn này, nhân vật Tấm chủ yếu xuất hiện là con người nhỏ bé, yếu đuối, bị áp bức... chỉ biết khóc khi bị áp bức. Để nhân vật vượt qua được ngang trái, hầu hết phải nhờ đến sự hỗ trợ từ bên ngoài (Bụt).

- Từ chỗ hóa thành chim vàng anh đến hết truyện, nhân vật có sự chuyển hóa thành chủ động, kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình: Trong đoạn này, Tấm trở nên chủ động, kiên quyết, mạnh mẽ hơn. Biểu hiện của những phẩm chất đó qua tiếng chim Vàng Anh (Giặt áo chồng tao - Thì giặt cho sạch...), qua tiếng khung cửi (Kẽo cà kẽo kẹt - Lấy tranh chồng chị - Chị khoét mắt ra); qua cả việc hóa thân qua các kiếp khác; kiếp làm con chim, kiếp làm cây xoan, cây thị... và cuối cùng trở về kiếp con người.

Có thể nói, sở dĩ có sự phát triển về tính cách như vậy là vì ban đầu, Tấm chưa ý thức được thân phận của mình, những mâu thuẫn thì chưa tới mức căng thẳng và quyết liệt. Hơn nữa, Tấm lại có sự giúp đỡ của nhân vật thần kì nên Tấm còn thụ động. Ở giai đoạn sau, mâu thuẫn bắt đầu quyết liệt đẩy Tấm vào thế phải đấu tranh để giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. Sự phát triển tính cách của nhân vật Tấm cũng cho thấy sức sống bất diệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch. Nó là sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác trong cuộc sống.

Cách trình bày 4

Ở giai đoạn đầu, khi gặp những những khó khăn, Tấm rất thụ động, yếu đuối, thường chỉ khóc không biết làm gì (lúc mất giỏ cá, lúc mất con bống, lúc bị bắt ngồi nhặt thóc...). Tấm thường chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài (ông Bụt).

Đến giai đoạn sau, Tấm đã kiên quyết đấu tranh để giành lại cuộc sống, giành lại hạnh phúc (chim vàng anh, chiếc khung cửi đều lên tiếng dọa Cám và kết thúc truyện. Giai đoạn này Tấm Tấm nhiều lần hóa thân nhưng nhân vật Bụt đã không còn xuất hiện, Tấm đã chủ động trong những hành động của mình.

Sự phát triển tính cách của Tấm đã khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Ban đầu, do Tấm có những mặc cảm về thân phận của mình lại có sự giúp đỡ của nhân vật thần kì nên Tấm còn thụ động. Ở giai đoạn sau, mâu thuẫn bắt đầu quyết liệt đẩy Tấm vào thế phải đấu tranh để giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. Sự phát triển tính cách của nhân vật Tấm cũng cho thấy sự phản kháng mạnh mẽ của con người khi bị dồn vào những khó khăn, đồng thời thể hiện tư tưởng của nhân dân lao động: chiến thắng của cái thiện trước cái ác trong cuộc sống.

Tham khảo: Phân tích truyện Tấm Cám

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 101 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ca dao hài hước trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !