Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ hoạt động thực hành

Câu 1

Viết vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em

Phương pháp giải:

Tả bao quát: chất liệu, màu sắc, loại bút, hình dáng, kích thước,...

Lời giải chi tiết:

     Chiếc bút của em hiệu Hồng Hà. Đó là một chiếc bút nhỏ nhắn, thân màu đỏ sẫm, được làm bằng nhựa cứng. Nắp bút bằng nhôm mạ đồng bóng loáng. Đầu bút thon thon thanh tú. Ngòi bút hình lá tre mềm mại vô cùng!

Câu 2

Nghe thầy cô kể chuyện: Một phát minh nho nhỏ (Vũ Bội Tuyền).

Câu 3

Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện Một phát minh nho nhỏ.

Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ hoạt động thực hành

a) Dựa vào lời kể của thầy cô, tìm lời thuyết minh cho mỗi bức tranh.

b) Dựa vào mỗi bức tranh và lời thuyết minh, kể lại từng đoạn câu chuyện.

c) Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

- Tranh 1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.

- Tranh 2: Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.

- Tranh 3: Ma-ria-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.

- Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra.

- Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho con.

Kể lại toàn bộ câu chuyện:

     Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.

     "Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ". Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.

     Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:

     - Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?

     - Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa. - Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về " thành quả nghiên cứu của mình".

     - Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.

     - Không tin anh hãy thử mà xem. 

     Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.

     Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:

     - Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!

Câu 4

Thi kể chuyện trước lớp.

Câu 5

Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa: Cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu khó suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên.

Xemloigiai.com

  • A. Hoạt động cơ bản - Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ

Giải bài 17B: Một phát minh nho nhỏ - Sách VNEN tiếng Việt lớp 4 trang 185. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

b. Công chúa làm gì? Chú hề làm gì?

a. Tranh vẽ cảnh chú hề ngồi cạnh công chúa trong phòng ở hoàng cung.

b. Công chúa đang nâng niu vầng trăng bé nhỏ gắn trên chiêc dây chuyền ở cổ. Chú hề đang dò xét suy nghĩ của công chúa về hai mặt trăng.

2-3: Đọc, giải thích, luyện đọc bài: Rất nhiều mặt trăng (tiếp)

4. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1). Nhà vua lo lắng về điều gì?

(2). Vì sao các vị đại thần và nhà khoa học, một lần nữa lại không giúp được nhà vua?

a. Vì họ vẫn nghĩ che giấu mặt trăng theo cách của người lớn.

b. Vì họ không hiểu cách nghĩ về mặt trăng của công chúa.

c. Vì cả hai điều trên.

(3). Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng dể làm gì?

(4). Công chúa đã trả lời thế nào?

(5). Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?

a. Đồ chơi đem lại niềm vui rất lớn cho trẻ em.

b. Khi chơi, trẻ em thường nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống hằng ngày.

c. Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.

=> Xem hướng dẫn giải

5. Tìm hiểu đoạn văn trong bài vản miêu tả đồ vật.

Đọc bài văn “Cây bút máy” (sgk trang 187)

  • Xác định các đoạn văn trong bài.
  • Nêu nội dung chính của mỗi đoạn.

Viết kết quả thảo luận vào bảng nhóm:

Các đoạn vănNội dung của đoạn văn
Đoạn 1: ....
Đoạn 2: .....
Đoạn 3: ......
Đoạn 4: .....

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động thực hành

1. Viết vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em

=> Xem hướng dẫn giải

3. Dựa vào tranh dưới đây, kể lại câu chuyện Một phát minh nho nhỏ.

(trang 188 sgk vnen tiếng việt 4 tập 1)

=> Xem hướng dẫn giải

1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

a. Tranh vẽ cảnh gì?

b. Công chúa làm gì? Chú hề làm gì?

Trả lời:

a. Tranh vẽ cảnh chú hề ngồi cạnh công chúa trong phòng ở hoàng cung.

b. Công chúa đang nâng niu vầng trăng bé nhỏ gắn trên chiêc dây chuyền ở cổ. Chú hề đang dò xét suy nghĩ của công chúa về hai mặt trăng. 

2-3: Đọc, giải thích, luyện đọc bài: Rất nhiều mặt trăng (tiếp)

4. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1). Nhà vua lo lắng về điều gì?

(2). Vì sao các vị đại thần và nhà khoa học, một lần nữa lại không giúp được nhà vua?

a. Vì họ vẫn nghĩ che giấu mặt trăng theo cách của người lớn.

b. Vì họ không hiểu cách nghĩ về mặt trăng của công chúa.

c. Vì cả hai điều trên.

(3). Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng dể làm gì?

(4). Công chúa đã trả lời thế nào?

(5). Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?

a. Đồ chơi đem lại niềm vui rất lớn cho trẻ em.

b. Khi chơi, trẻ em thường nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống hằng ngày.

c. Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.

Xem lời giải

5. Tìm hiểu đoạn văn trong bài vản miêu tả đồ vật.

Đọc bài văn “Cây bút máy” (sgk trang 187)

  • Xác định các đoạn văn trong bài.
  • Nêu nội dung chính của mỗi đoạn.

Viết kết quả thảo luận vào bảng nhóm:

Các đoạn vănNội dung của đoạn văn
Đoạn 1: .... 
Đoạn 2: ..... 
Đoạn 3: ...... 
Đoạn 4: ..... 

Xem lời giải

B. Hoạt động thực hành

1. Viết vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em

Xem lời giải

3. Dựa vào tranh dưới đây, kể lại câu chuyện Một phát minh nho nhỏ.

(trang 188 sgk vnen tiếng việt 4 tập 1)

Xem lời giải

  • Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ hoạt động thực hành
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

1 (Trang 185 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ hoạt động thực hành

a) Tranh vẽ cảnh gì?

b) Công chúa làm gì? Chú hề làm gì?

Gợi ý trả lời:

Quan sát tranh em thấy:

a) Tranh vẽ cảnh chú hề ngồi cạnh công chúa trong phòng ở hoàng cung. Công chúa nằm trên giường bệnh. Bên ngoài cửa sổ là ánh trăng sáng vằng vặc.

b) Công chúa đang ngắm nhìn vầng trăng bé nhỏ gắn trên chiếc dây chuyền ở cổ.

Chú hề đang đoán suy nghĩ của công chúa về hai mặt trăng.

2 (Trang 185 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: "Rất nhiều mặt trăng" (Tiếp theo).

3 (Trang 186 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng luyện đọc.

4 (Trang 186 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Nhà vua lo lắng về điều gì?

2) Vì sao các vị đại thần và nhà khoa học, một lần nữa lại không giúp được nhà vua?

a. Vì họ vẫn nghĩ che giấu mặt trăng theo cách của người lớn.

b. Vì họ không hiểu cách nghĩ về mặt trăng của công chúa.

c. Vì cả hai điều trên.

3) Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?

4) Công chúa đã trả lời thế nào?

5) Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?

a. Đồ chơi đem lại niềm vui rất lớn cho trẻ em.

b. Khi chơi, trẻ em thường nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống hằng ngày.

c. Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.

Gợi ý trả lời:

1) Nhà vua lo lắng vì:

- Đêm đó mặt trăng thật sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời.

- Công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.

2) Các vị đại thần và nhà khoa học, một lần nữa lại không giúp được nhà vua vì:

- Vì họ vẫn nghĩ che giấu mặt trăng theo cách của người lớn.

- Vì họ không hiểu cách nghĩ về mặt trăng của công chúa.

Đáp án đúng là: c. Vì cả hai điều trên.

3) Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để dò hỏi công chúa suy nghĩ thế nào nếu sẽ có một mặt trăng khác.

4) Công chúa nghĩa rằng mặt trăng cũng giống như nhiều sự vật khác, mất đi rồi cũng sẽ mọc trở lại.

5) Cách giải thích của công chúa nói lên: Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.

Đáp án đúng là: c

5 (Trang 186 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm hiểu đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.

1) Đọc bài văn sau:

Cây bút máy

   Hồi học lớp 2, em thường ao ước có một cây bút máy nhưng bố em bảo: "Bao giờ lên lớp 4 hãy dùng, con ạ!" Rồi ngày khai giảng lớp 4 đã đến, bố em mua cho em một cây bút máy bằng nhựa.

   Cây bút dài gần một gang tay. Thân bút tròn, nhỏ nhắn, bằng ngón tay trỏ. Chất nhựa bút vẫn còn thơm, nom nhẵn bóng. Nắp bút màu hồng, có cái cài bằng sắt mạ bóng loáng.

   Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ. Mỗi khi lấy mực, một nửa ngòi bút đẫm màu mực tím. Em viết lên trang giấy, nét bút trơn tạo những dòng chữ đều đặn, mềm mại. Khi viết xong, em lấy giẻ lau nhẹ ngòi cho mực khỏi két vào. Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị tòe trước khi cất vào cặp.

   Đã mấy tháng rồi mà cây bút của em vẫn còn mới. Bút cùng em làm việc chăm chỉ ngày ngày như chiếc cày của bác nông dân cày trên đồng ruộng.

Theo Nguyễn Văn Khiêm

2) Xác định các đoạn văn trong bài.

3) Nêu nội dung chính của mỗi đoạn.

Viết kết quả thảo luận vào bảng nhóm:

Các đoạn văn Nội dung của đoạn văn
Đoạn 1: ...
Đoạn 2: ...
Đoạn 3: ...
Đoạn 4: ...

Gợi ý trả lời:

Các đoạn văn Nội dung của đoạn văn
Đoạn 1: từ Hồi học lớp 2 đến bằng nhựa. Giới thiệu về cây bút máy
Đoạn 2: từ Cây bút máy đến bóng loáng. Miêu tả chi tiết các bộ phận của bút.
Đoạn 3: từ Mở nắp ra đến cất vào cặp. Nêu công dụng của bút và việc bảo quản cây bút của nhân vật.
Đoạn 4: từ Đã mấy tháng đến đồng ruộng Nêu cảm nghĩ về cây bút.

1 (Trang 187 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)

a) Viết vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.

Gợi ý:

- Đoạn văn tả chiếc bút thuộc phần nào trong bài.

- Tả bao quát: chất liệu, màu sắc, loại bút, hình dáng, kích thước,...

- Kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả.

b) Một số em đọc bài viết, nghe thầy cô và các bạn nhận xét.

Gợi ý trả lời:

Chiếc bút mà em yêu thích có màu hồng rất dễ thương. Thân bút và nắp bút bằng nhựa. Cái cài bút màu vàng sáng loáng. Khi em mở nắp sẽ thấy rõ ngòi bút màu vàng, đầu ngòi tròn, chắc nịch. Chiếc bút giúp em viết những nét chữ thẳng hàng, ngay ngắn, tròn đẹp.

2 (Trang 187 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô kể chuyện: "Một phát minh nho nhỏ".

3 (Trang 187 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện Một phát minh nho nhỏ.

Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ hoạt động thực hành

a) Dựa vào lời kể của thầy cô, tìm lời thuyết minh cho mỗi bức tranh.

b) Dựa vào mỗi bức tranh và lời thuyết minh, kể lại từng đoạn câu chuyện.

c) Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Trả lời:

a) Dựa vào lời kể của thầy cô, tìm lời thuyết minh cho mỗi bức tranh:

- Tranh 1: Ma-ri-a nhận ra rằng mỗi lần cô giúp việc bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.

- Tranh 2: Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.

- Tranh 3: Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.

- Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra.

- Tranh 5: Người cha tận tình giải thích cho các con hiểu lý do.

b, c) Kể lại toàn bộ câu chuyện:

   Ma-ri-a là một cô bé thông minh, hiếu động, rất thích quan sát những việc xảy ra xung quanh mình. Một hôm đang ngồi trong phòng khách cùng các anh, Ma-ri-a nhận ra mỗi lần cô giúp việc bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn Ma-ri-a bởi sự kì lạ ấy.

   Ma-ri-a tự hỏi: "Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ". Nghĩ xong thì Ma-ri-a cũng chạy vào phòng bếp để làm thí nghiệm.

   Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:

   - Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?

   - Không đâu, em mới phát hiện ra một điều bí mật từ những chiếc bát đựng trà. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa.

   - Anh không tin! Sau khi nước rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước em có nhớ không, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.

   - Anh không tin thì anh hãy tự làm thử mà xem.

   Anh trai Ma-ri-a bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Cậu bé ngạc nhiên khi kết quả đúng như em gái nói.

   Hai anh em đang tranh luận, bàn tán sôi nổi thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha tận tình bảo:

   - Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!

   Cả hai anh em nghe cha nói vậy đều thích thú vô cùng, cùng mong mình sẽ lớn thật nhanh để khám phá ra nhiều hiện tượng kì lạ hơn nữa.

4 (Trang 188 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi kể chuyện trước lớp.

5 (Trang 188 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

Gợi ý trả lời:

Cô bé Ma-ri-a rất thông minh, ham học hỏi, chịu khó quan sát những điều xung quanh để phát hiện ra những quy luật khoa học, tự nhiên.

Câu chuyện khuyến khích chúng ta phải luôn không ngừng học hỏi, đam mê, tìm hiểu cuộc sống.

Cùng người thân tìm hiểu về một hiện tượng thiên nhiên thú vị.

M. Mặt trăng đi theo em.

Em có thể cùng người thân tìm hiểu một số hiện tượng thiên nhiên thú vị như: Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa, hiện tượng núi lửa phun trào, mưa sao băng,...

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

  • Giải Toán lớp 4
  • Văn mẫu lớp 4

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ hoạt động thực hành
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ hoạt động thực hành

Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ hoạt động thực hành

Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ hoạt động thực hành

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ hoạt động thực hành

Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ hoạt động thực hành

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.