Bài 1 2 3 4 trang 71 sgk hóa 9 năm 2024

Bài 7: Bạc (dạng bột) có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Dùng phương pháp hóa học để thu được bạc tinh khiết.

Lời giải:

Quảng cáo

Cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3 dư, đồng và nhôm sẽ phản ứng, kim loại thu được là Ag.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag ↓

Quảng cáo

Các bài giải bài tập Hóa học 9, Để học tốt Hóa học 9 Bài 24: Ôn tập học kì 1

  • Bài 1 (trang 71 SGK Hóa 9): Viết các phương trình hoa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây: ...
  • Bài 2 (trang 72 SGK Hóa 9): Cho bốn chất sau: Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3 ...
  • Bài 3 (trang 72 SGK Hóa 9): Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt ...
  • Bài 4 (trang 72 SGK Hóa 9): Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất ...
  • Bài 5 (trang 72 SGK Hóa 9): Dung dịch NaOH có phản ứng ...
  • Bài 6 (trang 72 SGK Hóa 9): Sau khi làm thí nghiệm có những khí độc hại sau ...
  • Bài 7 (trang 72 SGK Hóa 9): Bạc (dạng bột) có lẫn tạp chất đồng, nhôm ...
  • Bài 8 (trang 72 SGK Hóa 9): Trong phòng thí nghiệm, người ta làm khô các khí ẩm ...
  • Bài 9 (trang 72 SGK Hóa 9): Cho 10g dung dịch muối sắt clorua ...
  • Bài 10 (trang 72 SGK Hóa 9): Cho 1,96g bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 ...

Các bài Giải bài tập Hóa học 9, Để học tốt Hóa học 9 Chương 2 khác:

  • Bài 24: Ôn tập học kì 1
  • Bài 25: Tính chất của phi kim
  • Bài 26: Clo
  • Bài 27: Cacbon
  • Bài 28: Các oxit của cacbon

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:

  • Giải sách bài tập Hóa 9
  • Chuyên đề Hóa học 9 (có đáp án)
  • Đề thi Hóa học 9
  • Wiki 200 Tính chất hóa học
  • Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài 1 2 3 4 trang 71 sgk hóa 9 năm 2024

Bài 1 2 3 4 trang 71 sgk hóa 9 năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Để học tốt Hóa học lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Hóa học 9 và Để học tốt Hóa học 9 và bám sát nội dung sgk Hóa học lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Giải bài 1 trang 71 SGK Hóa học 9. Viết các phương trình hoa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây:...

Xem lời giải Hướng dẫn giải Bài 24: Ôn tập học kì 1, sách giáo khoa Hóa học 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 71 72 sgk Hóa học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học, … có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học lớp 9, ôn thi vào lớp 10 THPT.


I – Kiến thức cần nhớ

1. Sự chuyển đổi kim loại thành các loại hợp chất vô cơ

Từ kim loại có thể chuyển đổi thành các hợp chất vô cơ như sau:

  1. Kim loại → Muối.

Thí dụ: Mg → MgCl2

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

  1. Kim loại → Bazơ → Muối(1) → Muối(2).

Thí dụ: Na → NaOH → NaCl → NaNO3

Na + H2O → NaOH + H2

NaOH + HCl → NaCl + H2O

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

  1. Kim loại → Oxit bazơ → Bazơ → Muối(1) → Muối(2).

Thí dụ: Ca → CaO → Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 → CaSO4

2Ca + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CaO

CaO + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Ca(OH)2 + Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 + Ca(NO3)2

Ca(NO3)2 + Na2SO4 → 2NaNO3 + CaSO4

  1. Kim loại → Oxit bazơ → Muối(1) → Bazơ → Muối(2) → Muối(3).

Thí dụ: Cu → CuO → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuSO4 → Cu(NO3)2

Cu + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CuO

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

CuSO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + Cu(NO3)2

2. Sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ thành kim loại

Từ các hợp chất vô cơ có thể chuyển đổi thành kim loại như sau:

  1. Muối → Kim loại.

Thí dụ: CuSO4 → Cu

CuSO4 + Fe \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) FeSO4 + Cu

  1. Muối → Bazơ → Oxit bazơ → Kim loại.

Thí dụ: FeCl3 → Fe(OH)­3 → Fe2O3 → Fe

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

2Fe(OH)­3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe2O3 + 3H2O

Fe2O3 + 3CO \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2Fe + 3CO2

  1. Bazơ → Muối → Kim loại.

Thí dụ: Cu(OH)2 → CuSO4 → Cu

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

CuSO4 + Fe \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) FeSO4 + Cu

  1. Oxit bazơ → Kim loại.

Thí dụ: CuO → Cu

CuO + H2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Cu + H2O

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 71 72 sgk Hóa học 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


II – Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời các câu hỏi, giải các bài tập hóa học 9 kèm bài giải, câu trả lời chi tiết bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 71 72 sgk Hóa học 9 cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời, bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:


1. Giải bài 1 trang 71 sgk Hóa học 9

Viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây:

\(\\ a) \ Fe \xrightarrow[ \ ]{ (1) } FeCl_{3} \xrightarrow[ \ ]{ (2) } Fe(OH)_{3} \xrightarrow[ \ ]{ (3) } Fe_{2}(SO_{4})_{3} \xrightarrow[ \ ]{ (4) } FeCl_{3} \\ \\ b) \ Fe(NO_{3})_{3} \xrightarrow[ \ ]{ (1) } Fe(OH)_{3} \xrightarrow[ \ ]{ (2) } Fe_{2}O_{3} \xrightarrow[ \ ]{ (3) } Fe \xrightarrow[ \ ]{ (4) } FeCl_{2} \xrightarrow[ \ ]{ (5) } Fe(OH)_{2}\)

Bài giải:

  1. Phương trình hóa học:

\(\\ (1) \ 2Fe + 3Cl_{2} \xrightarrow [ \ ]{ \ t^0 }2FeCl_{3} \\ (2) \ FeCl_{3} + 3NaOH\xrightarrow [ \ ]{ \ \ } Fe(OH)_{3} \downarrow + 3NaCl \\ (3) \ 2Fe(OH)_{3} + 3H_{2}SO_{4} \xrightarrow [ \ ]{ \ \ } Fe_{2}(SO_{4})_{3} + 6H_{2}O \\ (4) \ Fe_{2}(SO_{4})_{3} +3BaCl_{2} \xrightarrow [ \ ]{ \ \ } 3BaSO_{4} + 2FeCl_{3}\)

  1. Phương trình hóa học:

\(\\ (1) \ Fe(NO_{3})_{3} + 3NaOH \xrightarrow [ \ ]{ \ \ } Fe(OH)_{3} \downarrow + 3NaNO_{3} \\ (2) \ 2Fe(OH)_{3} \xrightarrow [ \ ]{ \ t^0 }Fe_{2}O_{3} + 3H_{2}O \\ (3) \ Fe_{2}O_{3} + 3CO \xrightarrow [ \ ]{ \ \ } 2Fe + 3CO_{2} \uparrow \\ (4) \ Fe + 2HCl \xrightarrow [ \ ]{ \ \ } FeCl_{2} + H_{2} \uparrow \\ (5) \ FeCl_{2} + 2NaOH \xrightarrow [ \ ]{ \ \ } Fe(OH)_{2} \downarrow + 2NaCl\)


2. Giải bài 2 trang 72 sgk Hóa học 9

Cho bốn chất sau: Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3. Hãy sắp xếp bốn chất này thành hai dãy chuyển hóa (mỗi dãy đều gòm 4 chất) và viết các phương trình hóa học tương ứng để thực hiện dãy chuyển hóa đó.

Bài giải:

Các dãy chuyển hóa có thể có:

Dãy biến hóa 1: Al → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3

Dãy biến hóa 2: AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al

Phương trình hóa học dãy biến hóa 1:

\(\\ 1) \ 2Al + 6HCl \xrightarrow[\ ]{ \ \ } 2AlCl_{3} + 3H_{2} \\ 2) \ AlCl_{3} + 3NaOH \xrightarrow[\ ]{ \ \ } Al(OH)_{3} + 3NaCl \\ 3) \ 2Al(OH)_{3} \xrightarrow[\ ]{ \ t^0 } Al_{2}O_{3} + 3H_{2}O\)

Phương trình hóa học dãy biến hóa 2:

\(\\ 1) AlCl_{3} +3NaOH \xrightarrow[\ ]{ \ \ } Al(OH)_{3} + 3NaCl \\ 2) Al(OH)_{3} \xrightarrow[\ ]{ \ t^0 } Al_{2}O_{3} + 3H_{2}O \\ 3) 2Al_{2}O_{3} \xrightarrow[\ ]{ \ dpnc \ } 4Al + 3O_{2}\)


3. Giải bài 3 trang 72 sgk Hóa học 9

Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết ba kim loại.

Bài giải:

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

– Nhỏ dung dịch NaOH lần lượt vào 3 ống nghiệm chứa 3 kim loại trên:

+ Kim loại nào tác dụng và có bọt khí bay lên là Al.

+ Hai kim loại còn lại (Fe, Ag) không tác dụng.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑

– Cho dung dịch HCl vào hai kim loại Fe và Ag:

+ Kim loại nào tác dụng và có khí bay lên là Fe.

+ Kim loại nào không tác dụng là Ag.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑


4. Giải bài 4 trang 72 sgk Hóa học 9

Axit \(H_2SO_4\) loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây:

  1. \(FeCl_3, MgO, Cu, Ca(OH)_2\).
  1. \(NaOH, CuO, Ag, Zn \).
  1. \(Mg(OH)_2, HgO, K_2SO_3, NaCl\).
  1. \(Al, Al_2O_3, Fe(OH)_3, BaCl_2\).

Bài giải:

  1. Loại: Cu không tác dụng (vì Cu đứng sau H trong dãy điện hóa).
  1. Loại: Ag không tác dụng (vì Ag đứng sau H trong dãy điện hóa).
  1. Loại: NaCl không tác dụng (vì sản phẩm không sinh ra chất kết tủa hoặc bay hơi).
  1. Chọn: PTHH:

3H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2↑

3H2SO4 + Al2O3 → Al2(SO4)3 + 3H2O↑

H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl

⇒ Đáp án D.


5. Giải bài 5 trang 72 sgk Hóa học 9

Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:

  1. \(FeCl_3, MgCl_2, CuO, HNO_3\).
  1. \(H_2SO_4, SO_2, CO_2, FeCl_2\).
  1. \(Al(OH)_3, HCl, CuSO_4, KNO_3\).
  1. \(Al, HgO, H_3PO_4, BaCl_2\).

Bài giải:

  1. Loại: CuO không tác dụng với dung dịch NaOH
  1. Chọn: PTHH:

NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

Hoặc NaOH + SO2 → NaHSO3

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Hoặc NaOH + CO2 → NaHCO3

2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

  1. Loại: KNO3 không tác dụng (vì sản phẩm không tạo chất kết tủa hoặc bay hơi).
  1. Loại: HgO và BaCl2 không tác dụng với dung dịch NaOH.

⇒ Đáp án B.


6. Giải bài 6* trang 72 sgk Hóa học 9

Sau khi làm thí nghiệm có những khí độc hại sau: \(HCl, H_2S, CO_2, SO_2\). Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?

  1. Nước vôi trong.
  1. Dung dịch HCl.
  1. Dung dịch NaCl.
  1. Nước.

Giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học nếu có.

Bài giải:

Giải thích: Chọn nước vôi trong là tốt nhất, vì nước vôi trong có phản ứng với tất cả các chất khí thải tạo thành chất kết tủa hay dung dịch.

Phương trình hóa học:

\(Ca(OH)_2 + 2HCl → CaCl_2 + 2H_2O\).

\(H_2S + Ca(OH)_2 dư → CaS ↓ + 2H_2O\).

\(CO_2 + Ca(OH)_2 → CaCO_3 ↓ + H_2O\).

\(SO_2 + Ca(OH)_2 → CaSO_3 ↓ + H_2O\).

⇒ Đáp án A.


7. Giải bài 7 trang 72 sgk Hóa học 9

Bạc (dạng bột) có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Dùng phương pháp hóa học để thu được bạc tinh khiết.

Bài giải:

Bạc dạng bột có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Làm sạch tạp chất để thu được bạc tinh khiết bằng cách: Cho hỗn hợp vào dung dịch \(AgNO_3\) dư, đồng và nhôm sẽ phản ứng, kim loại thu được là Ag.

\(Cu + 2AgNO_3 → Cu(NO_3)_2 + 2Ag ↓\)

\(Al + 3AgNO_3 → Al(NO_3)_3 + 3Ag ↓\)


8. Giải bài 8 trang 72 sgk Hóa học 9

Trong phòng thí nghiệm, người ta làm khô các khí ẩm bằng cách dẫn khí này đi qua các bình có đựng các chất háo nước nhưng không có phản ứng với khí cần làm khô. Có các chất làm khô sau: \(H_2SO_4\) đặc, CaO. Dùng hóa chất nào nói trên để làm khô mỗi khí ẩm sau đây: khí \(SO_2\), khí \(O_2\), khí \(CO_2\). Hãy giải thích sự lựa chọn đó.

Bài giải:

Lập bảng để thấy chất nào có phản ứng với chất làm khô:

Bài 1 2 3 4 trang 71 sgk hóa 9 năm 2024

Kết luận: Có thể dùng \(H_2SO_4\) đặc để làm khô các khí ẩm: \(SO_2, CO_2, O_2\) vì \(H_2SO_4\) đặc không phản ứng với các khí này. Có thể dùng CaO khan để làm khô khí ẩm \(O_2\). CaO khan tác dụng với khí ẩm \(SO_2, CO_2\) khi đó các khí này sẽ sinh ra các chất khác không còn là chất ban đầu nữa nên không thể làm khô chúng được.

Phương trình hóa học:

\(CaO + H_2O → Ca(OH)_2\)

\(CO_2 + Ca(OH)_2 → CaCO_3 ↓ + H_2O\)

\(SO_2 + Ca(OH)_2 → CaSO_3 ↓ + H_2O\)

Hoặc \(CaO + SO_2 → CaSO_3\)

\(CO_2 + CaO → CaCO_3\)


9. Giải bài 9* trang 72 sgk Hóa học 9

Cho 10 gam dung dịch muối sắt clorua 32,5% tác dụng với dung dịch bạc nitrat dư thì tạo thành 8,61 gam kết tủa. Hãy tìm công thức hóa học của muối sắt đã dùng.

Bài giải:

Gọi hóa trị của sắt trong muối là x.

\(m_{FeCl_{x}}= \frac{10 \times 32,5}{ 100} = 3,25 \ g\)

Phương trình phản ứng hóa học:

FeClx + xAgNO3 → xAgCl↓ + Fe(NO3)x

\(\\ n_{AgCl }= \frac{8,61}{143,5} = 0,06 \ mol \\ \\ n_{FeCl_{x}} = \frac{3,25}{ (56 + 35,5x)} \\ \\ \Rightarrow 0,06 = \frac{3,25 }{(56 + 35,5x)}\)

Giải ra ta có x = 3. Vậy công thức hóa học của muối sắt clorua là FeCl3.


10. Giải bài 10 trang 72 sgk Hóa học 9

Cho 1,96g bột sắt vào 100ml dung dịch \(CuSO_4\) 10% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml.

  1. Viết phương trình hóa học.
  1. Xác định nồng độ mol của chất trong dung dịch khi phản ứng kết thúc. Giả thiết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.

Bài giải:

Số mol \(CuSO_4\):

\({n_{CuS{O_4}}} = {{100.1,2.10} \over {100.160}} = 0,07{\rm{ }}mol\)

Số mol Fe:

\({n_{Fe}} = {{1,96} \over {56}} = 0,035{\rm{ }}mol\)

  1. Phương trình hóa học.

\(Fe + CuSO_4 → FeSO_4 + Cu ↓\)

Theo phương trình:

\({n_{Fe}} = {\rm{ }}{n_{CuS{O_4}{\rm{ }}pu}} = 0,035mol.\)

  1. Nồng độ mol của các chất trong dung dịch:

\(n_{CuSO_4}\) dư = 0,07 – 0,035 = 0,035 mol

\(C{M_{\left( {CuS{O_4}} \right)}} = {{1000.0,035} \over {100}} = 0,35{\rm{ }}mol/l\)

\(C{M_{\left( {FeS{O_4}} \right)}} = {{1000.0,035} \over {100}} = 0,35{\rm{ }}mol/l\).


Bài trước:

  • Hướng dẫn Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt sgk Hóa học 9

Bài tiếp theo:

  • Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 76 sgk Hóa học 9

Xem thêm:

  • Giải các bài tập Hóa học lớp 9 khác
  • Để học tốt môn Toán lớp 9
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 9
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 9
  • Để học tốt môn Ngữ văn lớp 9
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 9
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 9
  • Để học tốt môn GDCD lớp 9

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trang 71 72 sgk Hóa học 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Hóa học lớp 9 thật tốt!