Bác sĩ đỡ đẻ gọi là gì

Nữ hộ sinh tại nhà

CHIA SẺ

YÊU THÍCH (0)

Mẹ đã thêm bài viết thành công

Bài viết của mẹ đã được đưa vào mục bài viết yêu thích. Mẹ có thể xem lại trong mục Hugges của tôi.

Bác sĩ đỡ đẻ gọi là gì

Nhiều bà mẹ Tây chọn phương pháp sinh con tại nhà. Một đội ngũ chuyên đỡ đẻ (còn được gọi là bà đỡ hay bà mụ) sẽ đảm nhiệm vai trò đón các bé yêu chào đời. Các bà mẹ có thể được theo dõi và chăm sóc trong suốt quá trình mang thai, khi sinh con và giai đoạn sau khi sinh. Các bà đỡ có thể làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm.

Tham khảo: Sinh thường tại nhà

Tìm hiểu thêm về vai trò của bà đỡ

Các bà đỡ là y tá đã được cấp chứng chỉ hành nghề. Họ được trang bị những kiến thức về phụ sản và nhi khoa để có thể chăm sóc bà mẹ và trẻ em một cách tốt nhất. Ngày nay, có nhiều trường đại học đã mở chuyên ngành đào tạo bà đỡ, tuy nhiên vẫn có nhiều bà đỡ phát triển từ con đường học việc.

Bà đỡ có chứng chỉ chuyên nghiệp cũng như được đào tạo bài bản và được cấp giấy hành nghề. Mỗi năm, các bà đỡ phải tham gia những khóa học nâng cao để có thể cập nhật những kiến thức mới. Đây cũng được coi như là một nghề tương đương như bác sỹ hay y tá.

Tham khảo:Sinh thường

Quá trình sinh con tại nhà

Các bà đỡ có thể làm việc độc lập hoặc liên kết với các bệnh viện nếu như sản phụ chọn sinh con tại nhà. Hai bên sẽ gặp nhau ngay từ những tháng đầu của thai kỳ để tìm hiểu và tạo thành một mối quan hệ gần gũi hơn so với bệnh nhân và bác sỹ.

Trong suốt quá trình thai kỳ, bà đỡ có thể như một người bạn và đưa ra những lời khuyên có ích cho các bà mẹ, giúp họ bớt lo lắng, cảm thấy yên tâm hơn. Các bà đỡ cũng giúp đỡ bà bầu sao cho họ có thể sinh con một cách tự nhiên và nhẹ nhàng nhất có thể.

Các bà đỡ tin rằng sản phụ có thể sinh con mà không cần những tác động bên ngoài. Vì vậy, họ luôn khuyến khích các bà mẹ inh thường và bảo đảm sao cho mẹ tròn con vuông.

Tham khảo:Dấu hiệu sắp sinh

Bạn có thích hợp với việc sinh con tại nhà không?

Thông thường quá trình mang thai của mỗi người sẽ khác nhau. Có thể bạn có những thắc mắc liên quan đến thai kỳ của mình, và muốn một câu trả lời cụ thể về việc mình có thích hợp để sinh con tại nhà không. Hy vọng những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc tại sao nhiều bà mẹ chọn phương án này.

  • Tránh được sự can thiệp của các loại máy móc y khoa không cần thiết. Các ca sinh tại nhà hầu hết là sinh thường và các bà mẹ muốn sinh con một cách tự nhiên nhất.
  • An toàn. Nhiều bà mẹ cảm thấy yên tâm hơn khi sinh tại nhà
  • Nhiều bà mẹ có những trải nghiệm không mấy tốt đẹp trong ở bệnh viện trong những lần sinh con trước đó. Vì vậy họ chọn sinh tại nhà vì thấy thoải mái hơn nhiều so với nhập viện.
  • Các bà mẹ tự tin mình có thể thuận lợi sinh con một cách tự nhiên nhất.
  • Các bà mẹ cảm thấy bình tĩnh và yên tâm hơn nhiều khi sinh con tại nhà vì không gian quen thuộc và gần gũi với mình.

Tham khảo:Dấu hiệu chuyển dạ

Sinh con tại nhà có an toàn?

Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Năm 2009, một tạp chí của Anh chuyên về phụ sản đưa ra nghiên cứu về hơn 500 ngàn trường hợp sinh con tại nhà gặp nguy cơ do thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu được đội ngũ có chuyên môn cao đỡ đẽ và xử lý các tình huống, sinh con tại nhà có thể là một giải pháp an toàn. Tuy nhiên, các cặp đôi trước khi lựa chọn sinh con tại nhà nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng các lựa chọn để tìm ra phương án thích hợp nhất. Hãy liên hệ các bệnh viện để tìm hiểu mọi thông tin về tình hình sức khỏe của mình và của em bé, và liệu rằng sinh con tại nhà có thích hợp với mình không.

Quá trình sinh con tại nhà

Trước khi sinh:

  • Khám thai mỗi tháng từ lúc bạn phát hiện mang thai đến khi thai nhi được 30 tuần tại nhà bạn hoặc nơi làm việc của bà đỡ.
  • Từ tuần thứ 30 đến tuần thứ 36: khám thai hai tuần một lần.
  • Từ tuần 36 trở đi: mỗi tuần khám thai một lần cho đến khi bạn sinh em bé.

Tùy vào tình hình sức khỏe của bạn, bạn có thể khám thường xuyên hơn nếu cần.

Các khóa học trước khi sinh

Bạn có thể tham gia các khóa học về sinh sản để biết thêm về quá trình sinh con, học các kỹ thuật điều tiết hơi thở, thư giãn, kiểm soát quá trình sinh. Cả hai vợ chồng có thể cùng tham gia để tìm hiểu kỹ hơn về quá trình sinh con.

Khi sinh con

Khi bạn có những dấu hiệu của việc sinh nở, hãy thông báo ngay cho các bà đỡ. Giai đoạn này sẽ kéo dài một khoảng thời gian và các bà đỡ sẽ đến khi bạn chuẩn bị sinh và giúp bà đón em bé chào đời. Công việc của họ sẽ kết thúc khi chắc chắn cả hai mẹ con đều khỏe mạnh và không gặp vấn đề gì khác.

Trong trường hợp bạn cần được đưa đến bệnh viện, bà đỡ sẽ đi theo cho tới khi mọi thứ được sắp xếp.

Tham khảo: Hiện tượng đau đẻ

Hỗ trợ sau khi sinh

Trong khoảng 3 ngày đầu tiên sau khi sinh, bà đỡ sẽ kiểm tra bạn từ một tới hai lần một ngày, và cách một ngày một lần cho tới khi em bé được 10 ngày tuổi. Sau khi sinh, cứ mỗi hai tuần bạn nên đưa bé đi làm kiểm tra sức khỏe cho tới khi bé được 6 tuần tuổi.

Tham khảo: Chăm sóc mẹ sau sinh

Hỗ trợ qua điện thoại

Hầu hết các bà đỡ đều cung cấp dịch vụ hỗ trợ qua điện thoại 24/7. Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp, bạn nên nhanh chóng đi đến bệnh viện gần nhất.

Các bà đỡ sẽ mang theo những gì?

  • Chuyên môn và các kinh nghiệm về đỡ đẻ cũng như phụ sản.
  • Tất cả những giấy tờ cần thiết như giấy khai sinh.
  • Các vật dụng y tế cần thiết và đã được khử trùng.
  • Dụng cụ y khoa chuyên dụng để nghe tim thai, kiểm tra huyết áp, nhiệt kế,...
  • Những dụng cụ cần trong trường hợp khẩn cấp (mặt nạ ô-xy...).
  • Các loại thuốc cần thiết.
  • Các vật dụng để khâu vết thương.
  • Thông tin liên lạc khi cần.
  • Nhiều mẹ chọn sinh con dưới nước sẽ được các bà đỡ hỗ trợ hồ, và được mang đến từ trước.

Chi phí cho việc sinh con tại nhà

Việc này phụ thuộc vào từng bà đỡ. Các chi phí sẽ được họ giải thích cặn kẽ cho bạn. Hãy tìm hiểu với công ty bảo hiểm của bạn để biết bảo hiểm của bạn có bao gồm việc sinh con tại nhà hay không.

Để biết thêm, mời bạn đọc bàiSinh con

Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mụcChăm sóc sau sinhhoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ vềGóc Chuyên Giacủa HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.

Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mụcCách chăm sóc béhoặc tìm hiểuBảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

×

Bác sĩ đỡ đẻ gọi là gì
KHám phá Ngay

Bác sĩ đỡ đẻ gọi là gì

Bác sĩ đỡ đẻ gọi là gì