Bà bầu 1 ngày cần bao nhiêu canxi năm 2024

Quá trình mang thai khiến cơ thể mẹ thiếu hụt một lượng canxi rất lớn. Việc bổ sung không đủ lượng canxi theo đúng nhu cầu không những ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động không tốt đến sức khoẻ của thai phụ.

Tầm quan trọng của canxi trong thai kỳ

Canxi là một vi khoáng chiếm trọng lượng lớn nhất trong cơ thể. Nhu cầu bổ sung canxi hằng ngày của cơ thể khá lớn bởi chúng đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt là mẹ bầu.

- Canxi xây dựng hệ khung xương cho con: Khi thai nhi được hình thành, canxi sẽ được vận chuyển cho con để xây dựng một hệ xương vững chắc. Mật độ canxi trong xương quyết định quan trọng tới quá trình phát triển của trẻ, kể cả khi bé lớn lên.

- Canxi ngừa loãng xương cho mẹ: Quá trình vận chuyển canxi từ mẹ sang thai nhi khiến lượng canxi trong xương mẹ bị hao hụt lượng khá lớn. Bổ sung đầy đủ canxi hằng ngày sẽ làm tăng mật độ canxi trong xương và ngăn ngừa loãng xương cho mẹ.

- Canxi còn tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể như quá trình co cơ, điều hòa hoạt động cơ tim, quá trình đông máu, hoạt động thần kinh,...

Bà bầu 1 ngày cần bao nhiêu canxi năm 2024

Hàm lượng canxi cho bà bầu mỗi ngày

Khi thai càng lớn, nhu cầu sử dụng canxi để hoàn thiện hệ xương và các cơ quan càng cao. Do đó, nhu cầu bổ sung canxi của mẹ bầu trong suốt thai kỳ tăng theo các giai đoạn:

- Tam cá nguyệt thứ nhất: 800 - 1000mg/ ngày.

- Tam cá nguyệt thứ hai: 1000 - 1200mg/ ngày.

- Tam cá nguyệt thứ bà: 1200 - 1500mg/ ngày.

Ngay cả sau sinh, canxi cũng được tiết ra sữa mẹ để cho con bú nên nhu cầu bổ sung canxi cần được duy trì ở mức 1500mg/ngày để đảm bảo cả mẹ và em bé nhận được lượng canxi đầy đủ nhất.

Hướng dẫn bổ sung canxi đúng chuẩn cho mẹ

Bổ sung canxi cho mẹ bầu quan trọng là thế nhưng việc bổ sung canxi đúng chuẩn không phải mẹ nào cũng nắm rõ. Canxi lại là một vi chất khó hấp thu nên bổ sung không đúng cách mẹ bầu dễ gặp tình trạng nóng trong, táo bón, tệ hơn là tiềm ẩn nguy cơ thiếu canxi dù đã uống hằng ngày.

Bà bầu 1 ngày cần bao nhiêu canxi năm 2024

Bổ sung đúng liều lượng

Canxi cần thiết với cơ thể nhưng không phải cứ bổ sung nhiều là tốt. Mẹ chỉ nên uống đúng hàm lượng canxi cho bà bầu theo đúng khuyến cáo của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Hơn nữa, một số nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng hấp thu canxi sẽ được tối ưu khi bổ sung với liều không quá 500mg canxi mỗi lần.

Bổ sung canxi cùng vitamin D3 và K2

Bổ sung đúng thời điểm

Theo các chuyên gia, thời điểm uống canxi tốt nhất là vào 7-8 giờ sáng. Tại thời điểm này, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất để chuyển hóa tiền vitamin D trong cơ thể thành dạng hoạt động và tham gia vào quá trình gắn canxi vào xương. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể uống canxi vào các thời điểm khác và cần lưu ý không nên uống vào buổi chiều tối. Vào buổi chiều tối, cơ thể sẽ chuẩn bị cho trạng thái nghỉ ngơi nên quá trình chuyển hóa và hấp thu canxi sẽ không được trọn vẹn. Bên cạnh đó, điều này sẽ khiến cho hệ tiêu hóa khó chịu vì canxi bị lắng đọng và gây khó ngủ.

Không uống canxi cùng sắt

Sắt và canxi là những người bạn đồng hành không thể thiếu trong suốt thai kỳ của mẹ bầu. Tuy nhiên, "đôi bạn này" lại cạnh tranh hấp thu khi bổ sung đồng thời. Do đó, mẹ nên bổ sung sắt và canxi cách nhau tối thiểu 2 giờ để cơ thể hấp thu dưỡng chất một cách trọn vẹn nhất.

Kết hợp các thực phẩm giàu canxi

Thực đơn dinh dưỡng hằng ngày là nguồn bổ sung canxi và các dưỡng chất đa dạng, hiệu quả. Mẹ bầu có thể tham khảo các thực phẩm giàu canxi như sữa, phomai, các loại hạt, rau có lá xanh đậm, trái cây,... để bổ sung vào bữa ăn hằng ngày của mình.

Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/bo-sung-canxi-cho-ba-bau-dung-cach-du-ham-luong-169240103153345991.htm

Ở phụ nữ có thai, canxi đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành xương và răng cho thai nhi. Khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên: Trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800mg, 3 tháng giữa là 1.000mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg.

Trong thời kỳ có thai, nếu người mẹ thiếu canxi, mặc dù có sự phân giải hợp chất canxi trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu nhưng sự đáp ứng này chỉ có giới hạn. Thai nhi không thể tránh khỏi các ảnh hưởng xấu khi thiếu canxi: chậm phát triển, bệnh còi xương bẩm sinh, chứng khò khè bẩm sinh, dị dạng xương…

Trong thời kỳ cho con bú, nếu thiếu canxi, sữa mẹ kém chất lượng, trong 100ml sữa không có đủ 34mg canxi. Từ đó, trẻ sẽ bị thiếu, có các biểu hiện như dễ bị giật mình, ngủ không yên, hay quấy khóc hoặc co giật. Những biểu hiện thiếu canxi ngày một rõ, xuất hiện vài ba ngày, vài tuần hay một tháng sau sinh.

Thiếu canxi còn trực tiếp gây hại cho bà mẹ. Khi có thai thường tê chân, mệt mỏi, mất ngủ; khi nuôi con bú cơ thể suy yếu, đổ mồ hôi trộm, dễ sinh ra đau lưng, đau vai, đau khớp. Sự thiếu canxi hấp thu trường diễn sau nhiều lần sinh là tiền đề gây loãng xương khi bước vào tuổi mãn kinh.

Trước hết, cần bổ sung canxi bằng cách ăn uống các thực phẩm chứa nhiều canxi. Một số thức ăn chứa nhiều canxi là: cua đồng, tôm đồng, sữa bột, sữa bò, sữa dê tươi, sữa bột đậu nành, cà rốt, vừng... Để tạo thuận lợi cho việc hấp thu canxi nên ăn uống cân đối, cần chú ý không ăn rau cùng lúc với việc uống thuốc canxi vì cellulose trong rau dễ giữ hết canxi.

Ngoài ra, trong thời kỳ có thai và cho con bú cần bổ sung canxi bằng thuốc, tốt nhất là dùng loại biệt dược chứa canxi và vitamin D3, tuy nhiên cần sử dụng theo chỉ dẫn của nhân viên y tế vì thừa canxi hay vitamin D đều gây hại cho cơ thể. Một điểm cần chú ý, thai phụ khỏe mạnh dùng biệt dược chứa canxi nào cũng được, nhưng có một số trường hợp phải cân nhắc: người bị đái tháo đường, không nên dùng biệt dược chứa calcigluconat, người cần kiêng muối không dùng biệt dược canxi có chứa nhiều natri.