Agus là gì

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/phai-lam-gi-khi-ket-qua-sang-loc-ung-thu-co-tu-cung-bat-thuong/

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS, Bs.Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung là biện pháp để tìm ra những biến đổi tế bào bất thường có nguy cơ dẫn đến ung thư ở cổ tử cung. Quá trình sàng lọc bao gồm phết tế bào cổ tử cung (hay còn được gọi là xét nghiệm Pap smear) và xét nghiệm HPV đối với một số phụ nữ. Việc lấy mẫu bệnh phẩm cho xét nghiệm Pap smear và HPV có thể được thực hiện cùng một lúc bằng bàn chải mềm và sẽ không gây nên tình trạng đau hoặc tổn thương phần phụ.

Các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung được thực hiện tuỳ vào độ tuổi của một người phụ nữ:

  • Phụ nữ nên bắt đầu sàng lọc ung thư cổ tử cung ở tuổi 21.
  • Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 29 nên thực hiện xét nghiệm Pap smear 3 năm/lần. Trong độ tuổi này, phụ nữ không cần thiết phải thực hiện xét nghiệm HPV trừ khi kết quả xét nghiệm Pap smear có phát hiện bất thường.
  • Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 65 nên thực hiện xét nghiệm Pap smear và HPV 5 năm/lần.

Nếu kết quả xét nghiệm HPV dương tính, người bệnh có một loại HPV nguy cơ cao có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Điều này không có nghĩa là bệnh nhân đang bị ung thư cổ tử cung tại thời điểm nhận kết quả, nhưng đó là một dấu hiệu cảnh báo rằng ung thư cổ tử cung có thể phát triển trong tương lai.

Các kết quả bất thường của xét nghiệm Pap Smear:

  • Thay đổi tế bào biểu mô gai không điển hình không rõ ý nghĩa (ASCUS) - đã phát hiện các biến đổi trong tế bào cổ tử cung. Những biến đổi này hầu hết là dấu hiệu của nhiễm khuẩn HPV và là kết quả bất thường phổ biến nhất của xét nghiệm Pap smear.
  • Tổn thương nội biểu mô độ thấp (LSIL) - các tế bào cổ tử cung cho thấy biến đổi nhẹ, không có khuynh hướng phát triển thành ung thư. LSIL thường là dấu hiệu của việc nhiễm khuẩn HPV có thể tự khỏi.

Agus là gì

Sàng lọc cổ tử cung giúp loại bỏ ung thư

  • Tổn thương nội biểu mô độ cao (HSIL) - các phát hiện bất thường có thể có khuynh hướng phát triển thành ung thư. Phân loại này có nguy cơ tiền ung thư hoặc ung thư.
  • Tế bào biểu mô tuyến không điển hình (AGC) - đã phát hiện các biến đổi ở tế bào biểu mô tuyến và là một dấu hiệu liên quan tới tiền ung thư và ung thư.

Kết quả SIL không phải là chẩn đoán tiền ung thư hoặc ung thư và không thể cho biết chính xác mức độ nghiêm trọng của các biến đổi của tế bào cổ tử cung. Chẩn đoán tiền ung thư hoặc ung thư có thể được xác định sau khi thực hiện sinh thiết cổ tử cung.

Nếu như kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung cho thấy những dấu hiệu bất thường, người có thể sẽ cần thêm các xét nghiệm bổ sung.

  • Lặp lại xét nghiệm Pap smear và HPV mỗi 1 hoặc 3 năm, tuỳ thuộc vào kết quả xét nghiệm lần đầu, độ tuổi, và các kết quả xét nghiệm trước đó.
  • Xét nghiệm HPV - xác định chủng HPV có thể gây nên ung thư cổ tử cung.
  • Soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung - thủ thuật soi cổ tử cung dùng máy soi để phát hiện các bất thường và xác định sự cần thiết của sinh thiết cổ tử cung. Mẫu sinh thiết sau khi được thu thập sẽ được gửi đi làm xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung - phụ nữ với kết quả xét nghiệm Pap smear “Tế bào biểu mô tuyến không điển hình” có thể cần đến xét nghiệm bổ sung này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Acog.org, Mayoclinic.org, cancer.org

Các nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

XEM THÊM:

Lối sống: Tình dục không an toàn khi chưa đủ tuổi, tình dục không an toàn với nhiều đối tượng và hút thuốc là các nhân tố nguy cơ.

Agus là gì

1. Khái niệm

     Loạn sản cổ tử cung mô tả các thay đổi bất thường từ nhẹ đến nghiêm trọng có thể xảy ra trong niêm mạc của cổ tử cung. Nó được phát hiện bởi thói quen xét ​​nghiệm Pap định kỳ.

2. Nguyên nhân

     Nguyên nhân chính xác của loạn sản tử cung chưa được xác định rõ, nhưng một số nhân tố nguy cơ đã được xác định như sau:

     - Tình dục không an toàn khi chưa đến tuổi, tình dục không an toàn với nhiều đối tượng, có thai trước tuổi 20.

     - Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

3. Phân loại loạn sản cổ tử cung

     ASCUS (tế bào không điển hình): Kết quả Pap smear cho thấy một ASCUS được coi là bất thường nhẹ. Đây là loại phổ biến nhất về bất thường cổ tử cung. Về cơ bản, cổ tử cung đã có sự thay đổi rất nhẹ, kết quả do nhiễm trùng, dị ứng hoặc thay đổi tiền ung thư.

     Agus (các tế bào tuyến không điển hình): Agus đề cập đến tế bào tuyến có thể có nguồn gốc trong ống cổ tử cung hoặc tử cung. Agus có thể chỉ ra các điều kiện nghiêm trọng tiềm ẩn. Tuy nhiên, kết quả này khá hiếm, chỉ chiếm 1% trong kết quả Pap smear.

     LGSIL (tế bào vảy biểu mô cấp thấp): kết quả có nghĩa là loạn sản nhẹ, có khả năng gây ra bởi u nhú ở người, đã được phát hiện. Đây là loại phổ biến nhất của chứng loạn sản cổ tử cung.

     HGSIL (tế bào vảy biểu mô cao cấp): Đây là kết quả loạn sản nghiêm trọng, nếu không được điều trị có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung.

     Một phương pháp đánh giá khác là sử dụng thuật ngữ CIN để xác định xem có bao nhiêu lớp niêm mạc cổ tử cung bị xâm lược bởi các tế bào bất thường:

     - CIN I: loạn sản nhẹ; các tế bào bất thường có thể được tìm thấy trong 1/3 của niêm mạc của cổ tử cung

     - CIN II: loạn sản vừa; tế bào bất thường có thể được tìm thấy trong 2/3 của niêm mạc của cổ tử cung

     - CIN III: Loạn sản nặng ; các tế bào bất thường có thể được tìm thấy trong hơn 2/3 của niêm mạc.

4. Điều trị

     Sau khi đã được chẩn đoán loạn sản tử cung, sự điều trị phụ thuộc vào mức độ bất thường của các tế bào.

a. Điều trị loạn sản nhẹ:

     45% các trường hợp bị loạn sản nhẹ là không cần điều trị và các tế bào bất thường sẽ dần trở lại bình thường sau đó.

b. Điều trị loạn sản trung bình:

     Loạn sản cổ tử cung trung bình sẽ được điều trị bằng phương pháp phá hủy các tế bào bất thường bằng tia laze hay mô đông lạnh bằng cách dùng một que thọng. Ngoài ra các tế bào này cũng có thể cắt bỏ bằng phương pháp phẫu thuật.

c. Điều trị loạn sản nặng:

     Để tiến hành điều trị, một vùng mô nhỏ hình nón chứa các tế bào bất thường sẽ được cắt bỏ khỏi cổ tử cung. Sự phẫu thuật này được tiến hành qua âm đạo và dưới tác dụng của thuốc gây tê tại chỗ, thời gian tiến hành phẫu thuật từ 5-10 phút.

     Trong trường hợp nặng hơn, khi các tế bào bất thường bị méo mó dữ dội, một vùng hình nón lớn hơn của cổ tử cung sẽ bị cắt bỏ dưới tác dụng của thuốc gây mê.

     Sau khi điều trị, bệnh nhân có thể bị tiết dịch có lẫn máu trong vài tuần nhưng các tế bào cổ tử cung sẽ dần dần trở lại bình thường.

     3 tháng sau khi điều trị, bệnh nhân phải tiến hành xét nghiệm kính phết và soi âm đạo để bảo đảm rằng không xảy ra bất thường gì sau khi điều trị.

     Tiếp theo đó là các xét nghiệm kính phết 6 tháng một lần sau đó là hàng năm cho đến khi có ý kiến của bác sĩ.

5. Địa chỉ khám bệnh

          BV Phụ sản TW:

          Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Phường Hàng Bông Quận Hoàn Kiếm Hà Nội.

          Tổng đài tư vấn: 1900575747/(04).38259525.

          BV Phụ sản Từ Dũ:

          Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh Phường Phạm Ngũ Lão Quận 1 TP. Hồ Chí Minh.

          Điện thoại: (08).38392722/(08).54042960/39254856/(08).38395117 (nhánh 298).

          BV Phụ sản Hà Nội:

          Địa chỉ: Số 929 Đê La Thành Phường Ngọc Khánh Quận Ba Đình Hà Nội.

          Điện thoại: (04).38343432/(04).37751004.

Nguồn: benhphukhoa.org, ungbuouvietnam.org ( 1062 )