5 trung tâm thiền hàng đầu ở myanmar năm 2022

Feedback về khóa thiền Vipassana ại Dhamma Joti – Yangon, Myanmar: 15-26/03/2016

Mình lần nữa không biết bao nhiêu lần việc viết về trải nghiệm này, đến hôm nay là đã gần 16 tháng :((. Dù vậy, bài viết này có thể không mang lại thông tin chính xác ở hiện tại, nhưng mong nó có ích cho những ai “chẳng may” đọc được. Hơn nữa, với mình, 16 tháng trước mình được tham gia khóa thiền gần như hoàn hảo, huống chi là 16 tháng sau; đặc biệt Dhamma Joti lại là Trung tâm lâu đời nhất tại Myanmar (khóa đầu tiên là vào tháng 10/1993)- đất nước mà mọi người vẫn nói là nơi hồi sinh phương pháp thiền Vipassana!

5 trung tâm thiền hàng đầu ở myanmar năm 2022

1. Phương tiện:
Tất nhiên là máy bay ạ. Từ Nội Bài chỉ có hãng VietnamAirlines, thời điểm mình đi giá vé rẻ nhất nếu săn được (trước VNA hay có chương trình Bông sen vàng) vào khoảng 3,5 tr, sau mức này là 4,4tr (khứ hồi). Từ Tân Sơn Nhất thì có của Vietjet, nhiều khuyến mại hơn. Đợt đó mình săn được vé 0đ từ Tân Sơn Nhất (còn khoảng 2,6tr thuế phí), mình cũng may mắn săn được luôn vé 0 đồng chặng Nội Bài – Tân Sơn Nhất nữa :D. Tuy nhiên nếu đi lại lần nữa mình quyết đi VNA cho nhanh chứ không ham rẻ nữa transit mệt lớm. Hiện giờ mua vé với mức giá hơn 3,8tr mình nghĩ là hợp lý rồi.
Đến sân bay Yangon rồi thì nên bắt taxi đến luôn Thiền viện. Phương tiện giao thông ở Yangon là ô tô, duy nhất ô tô (trong thành phố, xe máy hiếm lắm gần như không có luôn). Giá taxi ở Yangon không đắt, trong vài trường hợp có thể mặc cả. Đi chung thì rẻ hơn kha khá. Thêm 1 điều là đường xá Yangon luôn tắc mọi lúc mọi nơi, lâu thì mất đến 1h mới tới được Thiền viện.

2. Money money money =))
Bạn mang USD từ nhà đi nha, tuyệt đối lưu ý là Myanmar mới mở cửa trở lại, họ dùng USD với tâm thế: tiền mệnh giá nhỏ hoặc cũ nhàu nát chắc là tiền giả luôn; nên bạn mang tiền mệnh giá lớn như 50$, 100$ càng tốt, đặc biệt là phải mới thật mới, đổi tại sân bay được tỷ giá tốt hơn nhiều. KHÔNG đổi đồng kyats (đơn vị tiền của Myanmar) tại Việt nam vì giá bèo lắm. Đổi tại sân bay khi xuống máy bay luôn. Mình không nhớ ngày trước mình đổi quầy nào, chỉ nhớ đó là một ngân hàng Miến, toàn anh đẹp trai mặc suits, hoặc bạn có thể thấy chỗ nào đông người nước ngoài đổi thì ghé luôn.
Nhân đây cũng nói thêm về việc donate sau khóa thiền. Với khóa của mình, rất nhiều người nước ngoài và chủ yếu là dân phượt và trẻ khỏe, chắc chiếm 1/2 trên tổng số hơn 150ng, cuối khóa họ donate rất hăng hái, mình lướt qua toàn 100$. Ý mình ở đây là, bản thân mình rất hài lòng về khóa thiền, và mình nghĩ họ cũng thế. Tuy nhiên, việc donate là tùy ở mỗi người.

3. Ăn uống ngủ nghỉ trước khi tham gia khóa thiền:
Cái này thì mình không có nhiều kinh nghiệm để có thể chia sẻ. Nhưng mình kể qua về trải nghiệm cá nhân. Mình tới Yangon trước ngày diễn ra khóa thiền 3 ngày. Ở nhà mình đã mail cho bên Quản lý hỏi có thể ở tại Thiền viện trong 3 ngày đó không, họ mail lại ok, nên mình ko tìm motel hay hotel hay cái gì tương tự nữa. Ai dè đến nơi dù mình chìa mail ra cho Quản lý coi, nhưng ổng bảo bọn tao vừa kết thúc một khóa Sati (đúng thật vì khi mình đến thấy nhiều thiền sinh đi ra, mà toàn các nuns), không kịp chuẩn bị cho mày đâu mày kiếm hotel đi. Lôi thôi một hồi mình thành con bơ vơ, mấy hotel gần đó toàn trên 30$/night, mình tính được ngủ free nên không mang dư tiền huhu. Mệt quá mình ra ngồi ghế thở, mặc kệ trời đất. Thế là có một Sư bà vừa xong khóa Sati ngồi cạnh bảo hay đến monastery nơi Sư bà sống. Mình như chết đuối vớ được cọc, cảm thấy quá bất ngờ và biết ơn cùng một lúc. Rồi anh lái taxi (người quen của Sư bà) đến và mình đi cùng. Tuy nhiên đến nơi, mình chờ bên ngoài vào xin phép Trụ trì, thì hay rằng Trụ trì không cho phép người lạ vào, đặc biệt lại là người nước ngoài (vì nơi đây toàn các ni sư, già trẻ lớn bé đều có). Thế là ba người lại lên xe đi lòng vòng để kiếm hotel cho mình, nhưng giá vẫn quá chát. Cơ may lại đến khi anh lái taxi bảo thôi mày về nhà tao ở, hôm nào nhập khóa thì tao đưa mày đến.
Đến giờ mình vẫn không ngờ mình may mắn đến vậy.. Có phải vì đây là đất nước Phật giáo, nơi có những con người Dhamma? Trong 3 ngày trước khóa thiền và 2 ngày sau khóa, mình sống ở nhà anh lái taxi đó, anh ấy đưa đón mình đi chơi, nghỉ làm 1 ngày để đưa mình đi thăm Golden Rock, dẫn mình đi ăn mấy hàng nổi tiếng, thăm chợ gì đã quên tên đặc trưng ở Yangon. Mình vẫn giữ liên lạc với gia đình anh ấy và với Sư bà. Một người chị cùng thiền khóa đó với mình, đến Yagon sau mình 1 hôm, cũng được anh lái taxi khác cho ở nhờ 😀
Ấn tượng về con người nơi đây thực sự thay đổi toàn bộ hệ thống quan điểm của mình luôn.
Về lời khuyên: Nếu bạn đến trước ngày nhập khóa, bạn có để book trước phòng trong khu vực trung tâm. Giá không quá đắt nếu book sớm, khoảng 400 – 600k/ngày, lại rất tiện đi lại và thăm thú.

4. Trong khóa thiền:
– Như mọi khóa khác, về đồ dùng cá nhân đều nên tự chuẩn bị: giấy vệ sinh, bột giặt, kem đánh răng,… Mình đi vào mùa nắng, thời tiết thiên nhiên với mình như được ưu đãi ý, nắng nhẹ gió mát, cộng thêm sự yên bình và thanh tịnh lại càng khiến mình mê mẩn hơn!! Ở đây tầm tháng 7 – 8 là sang mùa mưa, thời tiết thất thường kiểu Sài Gòn, mát mẻ dễ chịu nhưng rất nhiều muỗi, nên mang thêm kem chống muỗi (hình như họ cũng có chuẩn bị cho mình), máy sấy. Trang phục thì nên chú ý chuẩn mực hơn ở Việt Nam; nên mang đồ nhẹ nhàng nhưng đủ kín đáo, tiện mặc và cũng tiện giặt
– Phòng ở cá nhân: Sau khóa đầu ở Sóc Sơn thì đây là khóa thứ 2, mình cảm thấy như 2 thái cực luôn. Thiền viện rất rộng, không gian tuyệt vời, dù giữa trung tâm thủ đô (ngay sau lưng Chùa Shwedagon) nhưng cực kỳ thoáng đãng yên tĩnh. Mình từng nghe kể về Củ Chi, yên tĩnh đến nỗi một tiếng động nhỏ đôi khi cũng gây phiền hà, nhưng ở đây không thế. Với ai yêu thiên nhiên như mình thì có rất nhiều điều tuyệt vời ở đây dành cho bạn. Bên nữ một phòng ở khoảng 2-3 người, đầy đủ phương tiện. Thời tiết ở đây không lạnh, mình ở khu dành cho người nước ngoài nên rất sạch sẽ và rộng rãi, không có bình nóng lạnh; còn các phòng khu vực khác thì mình không rõ. Buổi sáng nắng lung linh nhưng không hề nóng, cây cối thì xanh ngợp mát mẻ.
– Trong thiền viện có một ngôi chùa, phòng cellroom cho thiền sinh cũ nằm trong chùa luôn. Hằng ngày bạn sẽ nghe đều đặn tiếng chuông sáng tối. Chùa nằm trên một quả đồi có bờ tre/trúc rợp mát, gió thổi rì rào kiểu rất dân dã như ở quê. Mỗi sáng sau giờ ăn, mình thường hay đi dạo trên đoạn đường bao quanh đồi, hướng đúng phía mặt trời mọc, mình toàn nằm dài trên nền đất kiểu tắm nắng giữa tiếng gió mát lành, cảm nhận sự yên bình tuyệt vời. Buổi chiều thì sau 4h30 mình lại nằm phía ngược lại tắm nắng cuối ngày.

5 trung tâm thiền hàng đầu ở myanmar năm 2022

Bên phải là quả đồi với lối lên chùa. Cuối con đường này là nơi mình gặp Mặt trời buổi sáng, và mình vẫn thường gọi “Con đường vàng nắng”

– Ăn uống: Miến là nước giáp Ấn độ, nhiều thói quen sinh hoạt ăn uống tiếp nhận từ Ấn ở đây. Đồ ăn không quá đa dạng, nhiều rau xanh củ quả, các món chính nhiều dầu mỡ. Có máy nướng bánh mì cùng mứt. Mọi bữa sáng mình đều xếp hàng với các bạn Tây để nướng bánh. Điều mình thích hơn cả trong nhà bếp là đồ ăn luôn sẵn sàng cho thiền sinh; đặc biệt các cô phục vụ phải nói là kiểu mẫu, chăm lo từng tí một. Mình từng phục vụ ở tịnh xá Ngọc Thành, công việc phục vụ không đơn giản như những gì thiền sinh thấy, nên giờ nghĩ lại càng thấy nơi này tuyệt vời.
– Trong khóa thiền: Ai từng tham dự khóa ở Sóc Sơn sẽ thấy các cô phụ trách và quản lý luôn đôn đốc nhắc nhở thiền sinh, từ ăn mặc – giờ giấc thiền ngủ nghỉ. Tất nhiên là mọi người đều hiểu là các cô muốn thiền sinh tập trung vào khóa và được hưởng trọn lợi ích. Nhưng ở Joti, chưa bao giờ mình thấy sự đôn đốc nhắc nhở ấy. Ngay ngày đầu tiên lúc 8h tối mọi người tập trung để nghe nhập khóa, gần 200 con người trong một phòng khoảng 50m2, âm thanh hơn ngàn lần chợ vỡ, vẫn không một ai nhắc nhở. Điều này có thể khiến một vài thiền sinh cũ khó chịu. Nhưng ngay cả những ngày trong khóa thiền, trừ khi bạn có những cử chỉ hành động vi phạm 5 giới thì sẽ có phục vụ nhắc nhở, còn lại mọi chuyện dựa vào ý thức của bạn. Đối với mình điều này quả gây bất ngờ thời gian đầu, nhưng càng về sau mình càng thấm tác dụng của nó.

5. Sau khóa thiền:
Nếu bạn có thời gian hoặc điều kiện thăm thú Yangon/Myanmar thì hoàn toàn nên. Myanmar có 4 điểm du lịch lớn: Yangon, Bagan, Mandalay và Inle. Lần đó mình chỉ đi Yangon và Bagan. Hồ Inle thì mình nghe nói giống sông nước miền Tây, còn Mandalay nổi tiếng với các làng nghề, các đồ lưu niệm – đặc biệt là đá quý. Trước khi đi mình đọc thấy nhiều nơi ở đây giống miền Bắc VN những năm bao cấp, đến nơi mình thấy đúng thật. Nhưng phải nói Myanmar mới mở cửa nên vẫn còn những nét rất hoang sơ. Theo quan điểm cá nhân về Tôn giáo mình thích Myanmar hơn nhiều lần Thái Lan.
Thêm một tip nhỏ, thiền sinh tham gia khóa Vipassana ở Dhamma Joti sẽ được miễn phí vé vào thăm chùa Vàng Shwedagon, bình thường vé cho người nước ngoài là 8$, sau khóa thiền bạn hỏi ban quản lý để được họ cho giấy giới thiệu nhé.

Đối với mình khóa thiền tại đây mang lại nhiều trải nghiệm quý giá, nhiều bài học và giá trị lớn của cuộc đời mà mình tìm kiếm, Joti mang cho mình câu trả lời. Từ khi đến Myanmar, và cho đến bây giờ, mình luôn nghĩ đây có lẽ từng là quê hương của mình, những người mình gặp ở đây có lẽ đã từng là anh em của mình; những trải nghiệm của mình cũng cho thấy điều đó. Chắc chắn mình sẽ quay lại đây, sớm thôi!