5 điều bác hồ dạy ra đời vào năm nào năm 2024

Có những cuộc nói chuyện chuyên đề được lan tỏa hàng chục nghìn cư dân mạng theo dõi mà diễn giả mang danh là nhà nghiên cứu nhưng thực ra lại ham về “sáng tác”.

Trên tài khoản YouTube của Tấn Vũ đăng ngày 19/4/2019, đã thu hút hơn 12.000 lượt xem có một giáo sư (GS) cho rằng 5 điều Bác dạy thiếu nhi không phải là từ Bác mà “là từ các vị của Trung ương Đoàn hồi đó” (nêu tên một số người và kèm chức danh). GS cho rằng thư Bác gửi các cháu thiếu niên nhi đồng từ khi Bác đi Pháp về năm 1946. Trong đó có 5 điều khuyên của Bác, mà sau này Trung ương Đoàn đã đổi 5 điều khuyên của Bác thành 5 điều dạy các cháu thiếu niên.

Nghìn người xem, nhất là trẻ em, biết có mấy người tìm hiểu ngọn nguồn để biết đúng sai.

Thực ra, GS nhầm lẫn giữa 2 bức thư Bác Hồ gửi các cháu Thiếu niên nhi đồng năm 1946 và năm 1961. Chắc chắn GS không biết vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Đội (15/5/1941-15/5/1961), Bác Hồ đã gửi các cháu thiếu nhi một bức thư. 5 điều Bác Hồ dạy, mà GS nói “là của Trung ương Đoàn” ở phần cuối bức thư này.

Nếu GS mà đọc báo Thiếu niên Tiền phong số 215, ra ngày 16/5/1961 thì sẽ thấy bìa đăng ảnh Bác Hồ và toàn bộ nội dung “Thư Bác Hồ”, nhân dịp Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội. Ở phần cuối bức thư, Bác dặn dò:

“…Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:

- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

- Học tập tốt, lao động tốt

- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

- Giữ gìn vệ sinh

- Thật thà dũng cảm”.

Số báo Thiếu niên Tiền phong tiếp theo (số 216, ngày 24/5/1961), in trang trọng lời kêu gọi “Hãy học tập ghi nhớ và thực hiện 5 ĐIỀU BÁC DẠY”.

Từ 1965 thì 5 điều Bác dạy được các ấn phẩm in hoàn chỉnh là:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt,

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Văn bản này có những chi tiết mới, chữ “thật tốt” và chữ “khiêm tốn” được bổ sung vào điều 4 và điều 5. Như vậy mỗi câu đều đủ 6 chữ.

Bài viết “Sự ra đời của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng” trên trang tin điện tử Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rất rõ lý do điều 4 và điều 5 lại được Bác sửa hoàn chỉnh như bao thế hệ đã thuộc lòng như sau:

“Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Sở dĩ như vậy vì gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ, còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm cho mỗi câu đủ 6 chữ”.

Qua đó, ta biết 5 điều Bác dạy từ năm 1961 đã được chính tay Bác chỉnh sửa lại. Bức thư này đã được báo chí đăng ngay vào thời điểm đó còn lưu đầy đủ, bao gồm cả ảnh chụp bút tích của Người.

Vị diễn giả này còn cho rằng 5 điều Bác dạy đúng nhưng còn thiếu phần yêu thương cha mẹ… Qua đó ông lo ngại về hệ thống giáo dục hiện nay.

Thưa diễn giả! Tổ quốc là gì nếu không phải là máu thịt, là cha mẹ, ruột thịt, làng quê, đôi lứa, đồng bào… Tất cả đều nằm trong tình yêu Tổ quốc. Vậy tại sao phải đặt ra vấn đề kỳ khôi như vậy? Một câu hỏi thật sự đáng ngại.

Xin hỏi rằng nhà nghiên cứu có cần đọc sách báo, tài liệu lưu trữ không? Nếu nghiên cứu mà không cần đọc thì chắc phải giải thể toàn bộ thư viện để nhà khoa học chuyên tâm “sáng tác”. Đến đây chúng ta tạm gọi những học giả này là “sáng tác sư”.

Nói rộng ra, điều đáng lo ngại là “sáng tác sư” hiện nay cũng không hiếm. Mảng lịch sử cũng bị các “sáng tác sư” cho rằng chưa chính xác mà cần phải “sáng tác” khác đi, thậm chí ngược lại. Xu hướng lật sử là một hiện tượng không thể xem thường. Các “sáng tác sư” đòi xét lại công tội của tiền nhân. Thậm chí trên nhiều nền tảng internet, họ còn tô vẽ cho những kẻ phục vụ ngoại bang để xếp ngang những bậc có công với nước. Ngay cả phong trào đòi môn sử tại trường học trở thành môn không bắt buộc cũng là một dấu hiệu đáng suy nghĩ. Thế hệ tương lai, không biết sử ta thì làm sao có thể nên người?

Tác động tiêu cực của những “sáng tác sư” như trên là điều đáng báo động. Quyền tự do không đồng nghĩa với việc “sáng tác” lại lịch sử. Chúng ta không sợ kẻ địch mạnh mà chỉ sợ người kề vai sát cánh lại là “sáng tác sư”. Hy vọng trường hợp kể trên chỉ là sự thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu chứ không phải gì khác. Các đơn vị mời diễn giả cần cẩn trọng hơn, tránh để những nội dung “sáng tác” có đất lan tỏa.

Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là những lời dặn của Hồ Chủ tịch đối với thế hệ trẻ và tất cả những thế hệ học sinh. Các thiếu niên và nhi đồng được giáo dục và học thuộc lòng những lời dặn này. Nhưng bạn đã biết năm điều Bác Hồ dạy ra đời vào khi nào không?

Vào dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong, Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam đã đề nghị Bác viết một bức thư gửi cho thiếu niên, nhi đồng trên toàn quốc. Hồ Chủ tịch đã viết một bức thư dành cho thiếu niên, nhi đồng trên cả nước và trong đó năm điều Bác Hồ này được sinh ra. Trong thư, Bác dặn:

  1. “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”
  2. “Học tập tốt, lao động tốt”
  3. “Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt”
  4. “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”
  5. “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”

Các thiếu niên nhi đồng từ xưa đến nay đều tuân thủ 5 điều Bác Hồ dạy. Nhưng không phải ai cũng biết 5 điều này được viết vào năm nào. Trong dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong, Bác đã gửi thư chúc mừng và ân cần động viên, căn dặn các cháu thiếu niên, nhi đồng. Từ đó đến nay, 5 điều Bác Hồ dạy đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn thể thiếu niên, nhi đồng Việt Nam.

  1. Xuất xứ của 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng

Vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh viết một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện còn lưu giữ bản thảo của bức thư này. Bác dặn trong thư:

  1. “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”
  2. “Học tập tốt, lao động tốt”
  3. “Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt”
  4. “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”
  5. “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”

Trong sổ Giải thưởng Bác Hồ, được dùng để thưởng cho giáo viên và học sinh xuất sắc trong học tập năm học 1964 – 1965, 5 điều Bác dạy được in hoàn chỉnh là:

  1. “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”
  2. “Học tập tốt, lao động tốt”
  3. “Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt”
  4. “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”
  5. “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”

Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho biết rằng gần cuối năm 1965, Bác đã bổ sung thêm chữ “thật tốt” và “khiêm tốn” vào 2 câu cuối để cân đối. Đặc biệt, trong câu thứ 5, Bác thêm chữ “khiêm tốn” để khuyến khích sự khiêm tốn và đánh giá cao đức tính này ở các em.

  1. Ý nghĩa 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng

Những điều Bác Hồ dạy không chỉ đơn giản là những lời dặn mà còn mang ý nghĩa sâu sắc cho cuộc sống của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của từng điều này:

Điều 1: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

  • Yêu Tổ quốc có nghĩa là hiểu biết và gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của đất nước, địa phương.
  • Yêu đồng bào thể hiện qua cách giao tiếp, cư xử tốt với mọi người xung quanh và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt

  • Học tập tốt bao gồm thái độ học tập chăm chỉ, tìm hiểu cả trong sách vở lẫn trong cuộc sống thực.
  • Lao động tốt thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác, biết lao động vừa sức và giúp đỡ gia đình và cộng đồng.

Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

  • Đoàn kết tốt thể hiện trong mối quan hệ với bạn bè, gia đình và cộng đồng, giúp đỡ và hỗ trợ nhau để cùng tiến bộ.
  • Kỷ luật tốt bao gồm tuân thủ nghiêm chỉnh các quy tắc và nội quy ở trường lớp và nơi công cộng.

Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt

  • Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh, từ nhà cửa cho đến trường lớp và nơi công cộng.

Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

  • Khiêm tốn là không tự kiêu, biết lễ phép và tôn trọng người lớn.
  • Thật thà là biết trung thực, không nói dối trong cuộc sống và học tập.
  • Dũng cảm là nhìn nhận khuyết điểm và thiếu sót của bản thân, không sợ thử thách.

Bác Hồ luôn kỳ vọng vào lớp thiếu nhi của đất nước. Mọi tình yêu thương và sự chăm sóc của Bác đều dành cho thiếu niên Việt Nam. Vì như Bác từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.” Qua nhiều năm, lời dạy của Bác vẫn còn sống mãi và khích lệ tuổi trẻ học tập và rèn luyện để xây dựng đất nước.