Ý nghĩa của việc mượn từ

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm từ mượn là gì và phân tích những ví dụ cụ thể để có thể hiểu rõ hơn về tác dụng của nó.

Ý nghĩa của việc mượn từ

1. Từ mượn là gì? Tại sao lại có từ mượn?

1.1. Khái niệm từ mượn

“Từ mượn” là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.

Ví dụ: Tivi, Cà phê (café), Máy cát xét (máy cassette) … đều là những từ ngữ quen thuộc trong đời sống, được vay mượn từ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

1.2. Tại sao lại có từ mượn?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của từ mượn, nhưng nhìn chung có 2 nguyên nhân chính như sau:

  • Xã hội ngày càng phát triển, giao thương kinh tế, hội nhập văn hóa đang là xu thế chung.
  • Hơn nữa, một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm cũng như việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác cho nên chúng ta phải nhờ đến “từ mượn”.

Từ đó mà “từ mượn” xuất hiện như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống.

Tuy nhiên, để từ mượn làm tốt vai trò của nó thì chúng ta không nên lạm dụng và chỉ nên sử dụng nó khi tiếng Việt không có từ có thể thay thế.

2. Phân loại từ mượn

Dựa theo nguồn gốc của từ mà từ mượn được phân thành 2 loại chính, cùng #giangbec tìm hiểu cụ thể bên dưới nhé!

Ý nghĩa của việc mượn từ
Phân loại từ mượn

2.1. Từ mượn tiếng Hán

Từ mượn tiếng Hán du nhập vào Việt Nam qua 2 giai đoạn lớn sau:

+ Giai đoạn 1: từ đầu công nguyên đến đầu đời Đường (đầu thế kỉ VIII).

+ Giai đoạn 2: từ đời Đường (thế kỉ VIII – thế kỉ X) trở về sau.

Mỗi một giai đoạn “từ mượn”’ đều có những đặc trưng khác nhau. Về cơ bản, từ mượn tiếng Hán có thể phân thành hai loại chính:

+ Từ gốc Hán: được du nhập vào Việt Nam ở giai đoạn đầu.

Ví dụ: Chè (âm Hán Việt là Trà); Mùi (âm Hán Việt là Vị); Bố (âm Hán Việt là Phụ); …

+ Từ Hán Việt: được du nhập vào Việt Nam ở giai đoạn hai.

Ví dụ: Trà (茶), Nam (男), Nữ (女), Gia đình (家庭), …

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, rất nhiền từ mượn Hán – Việt trở nên Việt hóa và không nằm trong hai phân loại trên khi chúng có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu sâu hơn về trường hợp này.

Ví dụ: Gương (âm Hán Việt là Kính); Giường (âm Hán Việt là Sàng); Đền (âm Hán Việt là Điện), …

2.2. Từ mượn các tiếng khác

Không chỉ từ mượn tiếng Hán mà từ mượn các tiếng khác cũng đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp hằng ngày, ở mục này chúng ta có thể phân từ mượn thành 2 loại chính:

+ Từ mượn tiếng Anh: Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ Quốc tế, các từ mượn tiếng Anh xuất hiện như một điều khó tránh khỏi trong cuộc sống khi tiếng Việt không có đủ vốn từ vựng để chuyển ngữ.

Ví dụ: Ca-mê-ra (camera); Phông chữ (font); Sô (Show); Đô la (dollar); Ti vi (TV); …

+ Từ mượn tiếng Pháp: Trải qua thời gian dài chịu sự đô hộ của thực dân Pháp, trong quá trình đó chúng ta đã vay mượn nhiều từ gốc Pháp để chỉ những khái niệm mà trong tiếng Việt không có, và phần lớn các từ mượn đó đã được thay về cách đọc lẫn chữ viết để phù hợp với đặc trưng của tiếng Việt.

Ví dụ: Bánh bích quy (biscuit); Com lê (complet); Ga lăng (galant); Cà phê (café); …

Ý nghĩa của việc mượn từ

Ngoài ra còn có từ mượn tiếng Nga (Lê-nin-nít; Mác-xít; Xô-viết,… ) cũng chiếm một vị trí nhỏ trong hệ thống “từ mượn”.

3. Nguyên tắc mượn từ

Không thể phủ nhận rằng “từ mượn” đã và đang góp một phần không nhỏ vào sự đa dạng của ngôn ngữ, tuy nhiên để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt thì khi mượn từ chúng ta cũng cần phải lưu ý đến những nguyên tắc sau:

  • Không lạm dụng các “từ mượn”, chỉ nên sử dụng “từ mượn” khi tiếng Việt không có từ có thể thay thế.
  • Chỉ mượn từ trong tình huống thực sự cần thiết, tạo sự trang trọng, lịch sự phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Không sử dụng tràn lan, tránh gây khó hiểu cho người đọc, người nghe.

4. Ví dụ cụ thể – phân tích tác dụng của từ mượn

Cùng #giangbec tìm hiểu một số ví dụ dưới đây để chúng ta thấy được tác dụng của từ mượn:

4.1. Ví dụ 1

 “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đó người đây luống đoạn trường!”.

(Thăng Long thành hoài cổ, Bà Huyện Thanh Quan)

Việc vận dụng linh hoạt từ Hán Việt (những từ gạch chân) trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan đã tạo nên những giá trị riêng cho “Thăng Long thành hoài cổ”, gợi lên màu sắc cổ điển và trang trọng cho tác phẩm, mang đến cho người đọc cảm giác hoài niệm.

4.2. Ví dụ 2

Xúc xích (saucisse), pa tê (paté), cà ri (curry), bít tết (beefsteak), bia (bière), kem (crème), sơ mi (chemise), vét (vest), … là vài trong số rất nhiều danh từ quen thuộc mà chúng ta sử dụng hằng ngày được mượn từ tiếng Anh, tiếng Pháp. Điều này cho thấy mức độ phổ biến cũng như tầm quan trọng của một bộ phận từ mượn mà trong vốn từ vựng thuần Việt chúng ta chưa có từ để thay thế.

Trên đây là một số nội dung cơ bản, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về khái niệm từ mượn là gì và cách phân loại chúng. Nếu quan tâm, bạn có thể tham khảo các bài viết khác cùng chủ đề của mình nhé!

Giang Béc

Từ mượn là thành phần khá quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Vậy từ mượn là gì? Có những loại từ mượn nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và ôn luyện về loại từ này qua bài viết bên dưới đây nhé!

Ý nghĩa của việc mượn từ
Từ mượn là từ gì?

Từ mượn là gì?

Từ vựng trong Tiếng Việt được chia thành 2 loại: từ Thuần Việt và từ mượn. Từ thuần Việt là những từ do cha ông ta sáng tạo ra và tồn tại khá lâu đời trong cộng đồng của người Việt Nam. Vậy thế nào là từ mượn, từ mượn là j?

Chương trình Ngữ Văn 6 đã đưa ra định nghĩa về từ mượn là gì như sau: Từ mượn là những từ được vay mượn của nước ngoài để biểu thị đặc điểm, hiện tượng, sự vật,… mà tiếng Việt chưa có hoặc không có từ thích hợp để biểu thị. Vì vậy, người ta thường gọi từ mượn là từ ngoại lai, từ vay mượn. 

Ví dụ về từ mượn: tắc xi (taxi), xì căng đan (Scandal), ti vi (TV),…

Bài viết tham khảo: Văn học dân gian là gì? Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Mục đích của việc vay mượn từ là gì?

  • Bổ sung những từ còn thiếu: Trong giai đoạn đầu hình thành, từ tiếng Việt còn thiếu rất nhiều. Do vậy, chúng ta phải đi vay mượn để có thể đáp ứng nhu cầu ngôn ngữ của người dùng. 
  • Tạo ra lớp từ có sắc thái nghĩa khác với những từ đã có trong tiếng Việt: Thực tế, có rất nhiều từ thuần Việt mang lại cảm giác ghê sợ, thô tục, đau đớn hoặc quá dài dòng. Trong khi đó, những từ mượn lại tạo cảm giác trung hoà, lịch sự và trang trọng. 

Ví dụ: từ thuần Việt là: chảy m.á.u, đàn bà, ch.ết, cưới nhau,… nhưng khi dùng từ vay mượn (cụ thể là từ Hán Việt) như: xu.ất hu.yết, phụ nữ, t.ừ tr.ần, hôn nhân,.. lại có cảm giác trang trọng, lịch sự hơn. 

Ý nghĩa của việc mượn từ
Vì sao chúng ta phải vay mượn từ của nước ngoài?

Có những loại từ mượn nào?

Từ mượn trong tiếng Việt rất đa dạng, phong phú và được chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như sau:

Nguồn gốc của từ mượn

Theo cách phân loại này, ta có các loại sau: 

* Từ mượn tiếng Pháp

Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp nên ngôn ngữ Pháp có điều kiện du nhập vào nước ta khá sớm. Trong quá trình giao lưu văn hóa, chúng ta đã vay mượn khá nhiều từ gốc Pháp biểu thị các khái niệm mà trong tiếng Việt không có. Tuy nhiên, hầu hết các từ vay mượn đều có chút thay đổi về cách đọc và cách viết nhằm giữ gìn nét đẹp của tiếng Việt. 

Ví dụ về từ mượn tiếng Pháp: 

  • Ô tô có từ gốc là “auto” (phiên âm /oto/); dùng để chỉ phương tiện giao thông có bốn bánh, chạy bằng động cơ trên đường bộ; có tác dụng chở người hoặc chở hàng hóa. 
  • A lô có từ gốc là “allô” (phiên âm /alo/), được dùng để hỏi đối phương ở đầu dây bên kia có nghe rõ không? (khi gọi điện thoại). 
  • Bờ lu có từ gốc là “blouse” (phiên âm /bluz/), chỉ đồng phục của các bác sĩ và điều dưỡng. 
  • Một số ví dụ khác như: a – xít (acide), ban công (balcon), áp phích (affiche), ăng ten (antenna), xe tăng (tank), xì căng đan (scandal),… 
Ý nghĩa của việc mượn từ
Ô tô là từ mượn nước nào?

* Từ mượn tiếng Hán

Số lượng từ mượn Hán Việt khá nhiều, chiếm phần lớn trong hệ thống từ mượn trong tiếng Việt. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam có đường biên giới khá dài với Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng ta đã trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc nên giữa ta và Trung Quốc có một số nét tương đồng nhau về văn hóa. 

Ví dụ về các từ mượn tiếng Hán: giang sơn, x.â.m ph.ạm, sơn hà, ái quốc, thủ môn, chiến thắng, hoa lệ, phu nhân, nhi đồng, phụ nữ, t.ừ tr.ần, bă.ng hà, khâm phục, phẫn nộ,… 

* Từ mượn tiếng Anh là gì?

Là những từ được mượn trong tiếng Anh. Như chúng ta biết, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu và là ngôn ngữ nước ngoài bắt buộc học sinh phải học trong chương trình giáo dục phổ thông. 

Ví dụ về từ mượn tiếng Anh: Cờ – líp (clip), ra – đa (radar), in – tơ – nét (internet), vi – ta – min (vitamin), san quích (sandwich), bánh quy (biscuit), sa – lát (salad),… 

* Từ mượn tiếng Nga

Là những từ được vay mượn từ tiếng Nga. 

Ví dụ: Bôn-sê-vích (Большевик), Mac-xít (Ленинец),… 

Dựa theo cách viết

Được chia thành: 

  • Từ mượn đã được Việt hóa hoàn toàn như: xăm, xăng, bếp ga,… 
  • Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn như: ra – đi – ô, a – xít,… 

Cách viết từ mượn là gì?

Đối với những từ mượn đã được Việt hóa, chúng ta viết bình thường như viết từ thuần Việt. 

Ví dụ: bày biện, kỳ lạ, biến đổi, sống động,… 

Tuy nhiên, đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ có 2 tiếng trở lên thì ta sẽ dùng dấu gạch nối để nối các tiếng lại với nhau. 

Ví dụ: In-tơ-nét, pi-a,… 

Nguyên tắc mượn từ

Mượn từ trở thành xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế, xã hội hiện nay. Tuy nhiên, để giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta không nên sử dụng tùy tiện hay quá lạm dụng từ mượn. Việc lạm dụng từ mượn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất đi sự trong sáng, vẻ đẹp của tiếng Việt. Lâu dần có thể khiến tiếng Việt bị pha tạp, không giữ được bản sắc riêng. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy tạo cho mình ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy tiếng Việt. Chỉ nên sử dụng từ mượn khi trong tiếng Việt không có từ ngữ biểu thị phù hợp. 

Ý nghĩa của việc mượn từ
Vay mượn nhưng vẫn phải giữ gìn vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt

Một số bài tập liên quan đến từ mượn

Phương pháp làm bài chung: Hiểu rõ từ mượn là gì, cách phân loại và vai trò của từ mượn. 

Ví dụ 1:

Hãy kể tên một số từ mượn theo các chủ đề dưới đây: 

  1. Từ mượn là tên của các đơn vị đo lường. 
  2. Từ mượn là tên của các bộ phận trên xe đạp. 
  3. Từ mượn là tên của một số đồ vật. 

Lời giải: 

  1. Tên các đơn vị đo lường: ki – lô – gam, mét, ki – lô – mét, héc – tô mét, xen – ti – mét,… 
  2. Tên các bộ phận xe đạp: gác – đờ bu, pê đan, ghi đông, săm,… 
  3. Một số đồ vật: xoong, ra – đi – ô,… 

Ví dụ 2:

Hãy tìm các từ Hán Việt tương ứng với các từ thuần Việt sau: cha mẹ, anh em, trời đất, sông núi, sống chết, nhà thơ, ngày đêm, cha con, trước sau, mẹ con. 

Lời giải: 

Từ thuần Việt Từ Hán Việt
cha mẹ phụ mẫu
anh em huynh đệ
trời đất thiên địa
sông núi giang sơn
sống ch.ết sinh t.ử
nhà thơ thi nhân
ngày đêm nhật dạ
cha con phụ tử
trước sau tiền hậu
mẹ con mẫu tử

Ví dụ 3:

Xác định từ mượn trong những câu dưới đây và cho biết ý nghĩa của nó. 

  1. Khán giả vỗ tay nhiệt tình khi nghe ca sĩ đó biểu diễn. 
  2. Xin chào tất cả các thính giả của kênh TV Số! Chúc các bạn buổi tối an lành!
  3. Hầu hết các độc giả đều lựa chọn sách điện tử thay vì sách truyền thống. 

Lời giải: 

  1. Từ mượn: khán giả, có nghĩa là người xem. 
  2. Từ mượn: thính giải, có nghĩa là người nghe. 
  3. Từ mượn: độc giả, có nghĩa là người đọc.

Bài viết tham khảo: Tần số là gì? Tống hợp các kiến thức liên quan về tần số

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ khái niệm từ mượn là gì. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc hay góp ý, hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình biết nhé!