Ý nghĩa của sóng biển

I. SÓNG BIỂN

- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng  mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão...

- Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.

- Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20 – 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800 km/h.

+ Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.

+ Tác hại: có sức tàn phá khủng khiếp.

II. THỦY TRIỀU

- Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

- Đặc điểm:

+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp) $ \longrightarrow$ thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).

+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch) $ \longrightarrow$ thủy triều kém nhất (triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).

III. DÒNG BIỂN

- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

- Phân loại: dòng nóng, lạnh.

- Phân bố:

+ Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng Tây, gặp lục địa, chuyển hướng, chảy về cực.

+ Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ Đông các đại dương chảy về xích đạo.

- Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc bán cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam bán cầu ngược chiều.

- Ở Bắc bán cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.

- Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.

- Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.

Ý nghĩa của sóng biển
Ý nghĩa của sóng biển



Page 2

Ý nghĩa của sóng biển

SureLRN

Ý nghĩa của sóng biển

Đã bao giờ khi đi biển bạn từng thắc mắc sóng là gì và nguyên nhân sinh ra sóng biển như thế nào chưa? Nếu bạn tò mò về hiện tượng tự nhiên này thì hãy đọc bài viết giải thích cụ thể dưới đây của muahangdambao.com để có câu trả lời cho bản thân nhé!

Sóng là gì?

Sóng biển chính là các sóng bề mặt xuất hiện ở tầng trên cùng của biển hay đại dương. Chúng thường được tạo ra do các tác dụng của gió, nhưng đôi khi cũng là do các hoạt động địa chấn dưới đáy biển và có thể lan truyền hàng nghìn kilômét (sóng thần).

Ý nghĩa của sóng biển
Sóng biển là gì?

Độ cao của sóng có thể chỉ nhỏ cỡ vài chục cm nhưng cũng có thể lên tới vài chục mét nếu xảy ra sóng thần. Các phân tử nước biển sẽ tham gia vào chuyển động, sóng chỉ xoay vòng tại chỗ và có rất ít chuyển động tịnh tiến theo hướng lan truyền của sóng; tuy rằng vẫn có một nguồn lượng năng lượng lớn được lan truyền theo sóng.

Các đặc trưng của sóng biển là gì?

  • Chiều dài sóng (ký hiệu L): Chính là khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng kế tiếp nhau.
  • Chu kì sóng (ký hiệu T): Là khoảng thời gian cần thiết để một chiều dài sóng được truyền sang vị trí đang xét.
  • Chiều cao sóng (ký hiệu H): Là khoảng cách giữa đỉnh sóng với đáy sóng theo 1 phương thẳng đứng.
  • Biên độ sóng (ký hiệu a): Là khoảng cách từ đỉnh sóng (hoặc đáy sóng) tới vị trí đường mực nước tĩnh theo phương thẳng đứng; biên độ sóng bằng một nửa chiều cao của sóng.
  • Độ dốc sóng (ký hiệu s): Bằng với chiều cao sóng chia cho một nửa chiều dài của cả ngọn sóng.
  • Năng lượng sóng (ký hiệu E): Thường được tính bằng cơ năng của mỗi mét vuông mặt nước khi có đợt sóng truyền qua.
  • Vận tốc truyền sóng (ký hiệu c): Hay còn được gọi là vận tốc pha của sóng, là vận tốc chuyển động của đỉnh sóng trong 1 hệ quy chiếu đứng yên.
  • Vận tốc nhóm sóng: Là đại lượng đặc trưng của sóng lan truyền, nó bằng với vận tốc truyền năng lượng của sóng.

Phân loại các loại sóng biển

Dựa vào sự hình thành, chúng ta có thể phân chia sóng thành hai loại như sau:

  • Sóng hỗn hợp: Loại sóng này được hình thành tại vị trí đang xảy ra bão; hướng sóng, chiều cao sóng cũng như chu kỳ sóng có dạng không đồng nhất với nhau.
  • Sóng lừng: Kiểu sóng này được truyền từ nguồn phát sinh sóng (bão) cách rất xa vị trí đang xét. Sóng lừng có chiều dài sóng, chiều cao sóng cũng như chu kỳ tương đối đồng đều và vẫn có còn sóng.
Ý nghĩa của sóng biển
Hình ảnh sóng lừng

Nguyên nhân sinh ra sóng biển là từ đâu?

Như đã nói ở trên thì sóng biển chủ yếu là do gió gây ra, tràn từ ngoài biển vào và gọt giũa địa hình ven biển, gió thổi khiến cho các đợt sóng biển xô vào bờ không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm.

Trong chuyển động sóng này, những phần tử nước sẽ dao động lên xuống tại chỗ, chỉ đến khi gần bờ chạm đáy thì nó mới biến dạng và tạo ra những sóng nước đánh mạnh vào bờ. Ngọn sóng cao nhất đã đo được là 34m ở phía Tây của Thái Bình Dương, còn thường sóng sẽ chỉ cao từ 0,6m đến 2,1m. Người ta phân chiều cao của sóng ra làm 3 loại, sóng nhỏ cao từ 0,3 đến 0,9m, sóng vừa cao từ 1 đến 2,4m và sóng lớn sẽ cao trên 2,5m.

Xem thêm: Ổ sinh thái – Giới hạn sinh thái là gì? Cho ví dụ và bài tập áp dụng

Vai trò của sóng biển trong đối với khí hậu Trái Đất

Một nghiên cứu mới mang tính đột phá mới đây của các nhà nghiên cứu đến từ Vương quốc Anh đã tiết lộ rằng sóng biển mới là yếu tố chính, đóng vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu trên Trái Đất.

Khi hiện tượng vỡ của sóng trên bề mặt nước biển xuất hiện, chẳng hạn như do ảnh hưởng của các cơn gió lớn, một số lượng đáng kể bọt sóng (các bong bóng) đã bị nén vào độ sâu ít nhất là một mét.

Những bọt sóng thường này có xu hướng giải phóng một phần khí carbon dioxide (CO2) rồi hòa tan vào nước biển. Điều này có nghĩa là lượng khí CO2 cũng như là tỉ lệ axit hóa đại dương trên toàn cầu theo ước tính trong thời điểm đó  ngày một tăng cao.

Ý nghĩa của sóng biển
Sóng biển có tác động mạnh mẽ đến khí hậu

Nghiên cứu mới này cũng đã góp phần giúp cộng đồng khoa học nhận thức sâu sắc hơn về ảnh hưởng của đại dương, sóng biển trong việc góp phần kiểm soát khí hậu toàn cầu cũng như là giúp làm chậm hiện tượng của sự ấm hoá toàn cầu.

Một số bài tập, câu hỏi liên quan đến sóng biển

Câu 1: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại có sự khác nhau?

Đáp án: Độ muối (hay độ mặn nước biển, đại dương) khác nhau là do tác động của các yếu tố sau:

– Nhiệt độ của nước biển và đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh).

– Lượng bay của hơi nước.

– Nhiệt độ môi trường trong không khí.

– Lượng mưa rơi.

– Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín, hở).

– Lượng nước sông được đổ ra biển, đại dương.

Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thủy triều xảy ra trên Trái Đất.

Đáp án: Nguyên nhân hình thành nên hiện tượng thủy triều chủ yếu là do sức hút của Mặt Trăng với Mặt Trời.

Câu 3: Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn như vậy đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng đi qua?

Đáp án: Do các dòng biển chảy thành dòng nên nếu có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nước của vùng biển mà nó đang chảy qua. Vì thế, nếu ven biển có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu nơi đó sẽ ẩm và mưa nhiều, còn nếu là dòng biển lạnh chảy qua thì khí hậu sẽ lạnh khô và mưa ít.

Xem thêm: Gió là gì? Có mấy loại? Nguyên nhân nào sinh ra gió?

Hy vọng rằng những thông tin cụ thể trên đây mà muahangdambao.com đã cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về sóng là gì và nó được bắt nguồn từ đâu.