Xử lý vết xước xe máy

Có thể nói lớp sơn xe chính là một phần “cái hồn” của xe giúp cho ô tô luôn khoác trên mình một diện mạo đẹp. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng chiếc xe thì dù có cẩn thận hay bảo quản kỹ đến đâu thì chắc chắn cũng không thể tránh khỏi những vết xước khi va chạm. Xước nhẹ thì không sao nhưng nếu xe máy bị trầy xước nặng thì sẽ trông rất mất thẩm mỹ. Vậy có cách nào để khắc phục bớt tình trạng của vết xước xe hay không?

Xử lý vết xước xe máy
Hướng dẫn bạn cách xử lý vết xước xe máy

Contents

  • 1 Nguyên nhân khiến cho xe máy bị trầy xước nặng
    • 1.1 Nguyên nhân khách quan: 
    • 1.2 Nguyên nhân chủ quan:
      • 1.2.1 Ý thức chung trong việc cất giữ phương tiện tại nơi để xe:
      • 1.2.2 Do va chạm với các phương tiện khác:
      • 1.2.3 Dựng xe tại các vị trí sát với bờ tường:
  • 2 Các cách xử lý vết xước xe máy hiệu quả
    • 2.1 Xác định vết trầy xước của xe
    • 2.2 Chuẩn bị dụng cụ:
    • 2.3 Các bước khắc phục vết xước trên xe máy

Nguyên nhân khiến cho xe máy bị trầy xước nặng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho xe máy bị trầy xước nặng. Do đó bạn cần xác định xem vết xước đó nặng hay nhẹ? Để chọn phương pháp xử lý đúng cách.

Tình trạng trầy xước xe được hiểu là lớp sơn phía bên ngoài của xe do ma sát hay chịu tác động từ một lực nào đó đã làm cho nó bị rách và lộ rõ phần kim loại bên trong. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân của những vết xước nhé!

Nguyên nhân khách quan: 

Xử lý vết xước xe máy
Dây chuyền phun sơn xe máy cũng có thể xảy ra sơ suất

Nguyên nhân này bắt nguồn từ trong quá trình sản xuất và lắp ráp ô tô của các công ty. Nếu trong quá trình sơn xe, không may xe bị nhiều yếu tố tác động như: áp lực không đều hay dung môi khô quá nhanh hoặc có thể do tỷ lệ sơn không phù hợp làm cho lớp sơn không đều màu chỗ dày, chỗ mỏng. Khi lớp sơn không đều màu và đảm bảo vệ tỷ lệ sơn. khi đó, mặt sơn bị va quẹt dù nặng hay nhẹ cũng đều làm ảnh hưởng nặng tới bề mặt lớp sơn của xe.

Nguyên nhân chủ quan:

Trong quá trình sử dụng và di chuyển, người dùng cũng không thể tránh khỏi các trường hợp khác làm cho xe bị xước. Kể đến như: va chạm với tường hay các xe khác; hoặc rửa xe không đúng cách do kỳ xát quá mạnh làm cho xe bị xước. Ngoài ra, việc sử dụng không đúng chất tẩy rửa cũng sẽ làm cho xe máy bị bay mất màu sơn trở nên bạc màu và không còn sáng bóng nữa. Hoặc xe máy bị trầy xước nặng do trường hợp va chạm cụ thể dưới đây:

Xử lý vết xước xe máy
Va chạm xe máy làm cho xe cọ sát xuống bề mặt đường

Ý thức chung trong việc cất giữ phương tiện tại nơi để xe:

Nếu bạn là sinh viên hay người mới đi làm thì việc cất giữ xe máy trong một nhà để xe quá chật việc cho vào hay lấy ra sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ khi có rất nhiều bức xúc được nói lên khi có rất nhiều người ý thức kém chỉ quan tâm đến phương tiện của mình còn của người khác thì mặc kệ. Chính vì vậy mà không ít trường hợp, chiếc xe máy “mới toanh” mà bạn mới mua hôm nay đến mai xuống đã nhìn thấy một vài vết xước trên xe.

Xử lý vết xước xe máy
Khu vực để xe tập thể không tránh khỏi va chạm khiến xe máy bị trầy xước

Do va chạm với các phương tiện khác:

Khi lưu thông trên đường thì chắc chắn bạn không thể tránh khỏi các trường hợp va quẹt vào phương tiện của người điều khiển xe khác. Các trường hợp va chạm rất dễ xảy ra khi giao thông tại các khúc cua; ngã tư lớn hay từ trong các ngõ nhỏ những nơi bị khuất tầm nhìn. Do đó bạn nên cẩn thận và cảnh giác để không chỉ bảo vệ sức khỏe, tính mạng và cũng như giữ gìn chiếc xe của bạn. 

Dựng xe tại các vị trí sát với bờ tường:

Việc chống hay để xe sát với bờ tường hay bờ rào. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho xe máy bị trầy xước phía bên mép của yếm. Do đó trước khi dựng xe thì bạn cũng nên quan sát và lựa chọn vị trí không quá sát với tường để bảo vệ xe khỏi các va chạm.

Các cách xử lý vết xước xe máy hiệu quả

Đối với những trường hợp xe máy bị trầy xước nhẹ ở bên ngoài. Bạn hoàn toàn có thể xử lý ngay tại nhà chỉ với những dụng cụ, vật liệu đơn giản mà chi phí rẻ. Các phương pháp dưới đây đã được rất nhiều người sử dụng và truyền tai nhau. Do vậy, bạn cũng hãy áp dụng thử cho chiếc xe máy của mình nhé!

Xử lý vết xước xe máy
Hướng dẫn cách xử lý vết trầy xước xe máy

Xác định vết trầy xước của xe

Tuy nhiên, trước khi xử lý thì bạn cần xác định rõ vết trầy xước của xe. Có rất nhiều trường hợp va chạm gây ra những vết xước. Nhưng cũng có trường hợp bạn tưởng chừng đó là vết xước nhưng thực ra lại là những vết bẩn. Lúc này, người dùng chỉ cần sử dụng một chiếc khăn mềm đã được làm ẩm. Tiến hành lau xung quanh vị trí đó để kiểm tra xem là vết bẩn hay vết xước.

Nếu đó là vết xước thì chủ xe cần xác định độ nông sâu của vết xước và để lựa chọn ra phương pháp xử lý phù hợp. 

Chuẩn bị dụng cụ:

Thông thường cấu tạo của lớp sơn xe máy sẽ bao gồm: nền nhựa, lớp sơn lót, lớp sơn màu và lớp sơn cuối. Do đó để có thể xử lý được các xe máy bị trầy xước nặng! Bạn cần phải chuẩn bị các dụng vị và vật liệu cần thiết sau:

Xử lý vết xước xe máy
Xe máy bị trầy xước nặng phải làm sao để khắc phục?
  • 2 miếng giấy nhám mềm, bạn có thể chọn loại 24 hoặc 400 (độ mịn cao)
  • Sơn bóng chuyên dụng cho xe như: Kuruma
  • 1 lọ sơn lót 1k kẽm
  • 1 lọ sơn xe máy có màu giống với xe bị xước
  • 1 ít xăng
  • Nước sạch
  • 1 khăn mềm hoặc bông y tế

Các bước khắc phục vết xước trên xe máy

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trên đây. Bạn hãy tiến hành lần thực hiện lượt theo các bước khắc phục xe máy bị trầy xước nặng dưới:

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy xác định vết xước. Sau đó, bạn dùng khăn vải mềm để lau sạch khu vực chỗ bị xước đi và đảm bảo đã loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trên vết xước.

Xử lý vết xước xe máy
Lau chùi vệ sinh vết xước

Bước 2: Tiếp theo, đổ một ít nước lên vết xước và dùng khăn lau khô. Ngâm giấy nhám để giảm độ nhám của giấy trước khi chà xát.

Bước 3: Sử dụng giấy nhám sau khi ngâm nước chà nhẹ lên trên vết xước. Lưu ý là bạn nên chà nhẹ nhàng theo một chiều, không nên chà theo vòng tròn.

Xử lý vết xước xe máy
Dùng giấy nhám chà cọ vết xước sơn xe máy trầy xước nhẹ tay

Bước 4: Sau khi mài xong, hãy dùng khăn mịn hoặc bông y tế để lau lại chỗ vừa mài cho thật sạch. Tiếp theo, bạn xác định xem có vị trí nào có tem xe thì ta dùng băng dính giấy để dán kín tem xe lại tránh bị lem sơn vào.

Bước 5 : Dùng keo bả trét lại vết xước vừa mài sao cho lấp đầy khu vực mài; sau khi trét hãy đợi 3-4 phút cho bột trét khô. Tùy thuộc vết xước có độ sâu hay nông: nếu xe máy bị trầy xước nhẹ thì trét 1 lần; xước nặng ta trét 2-3 lần (trét nhanh tay kẻo bột trét bị khô).

Bước 6 : Công đoạn xả nhám bột trét, hãy sử dụng giấy nhám 240 và 400 để đánh lại một lần nữa sao cho vết xước được đều và mịn ( lưu ý: nên mài nhẹ tay để tránh bị mất lớp bột trét).

Xử lý vết xước xe máy
Xả nhám lại lần nữa để xóa vết trầy trên xe máy

Bước 7 : Sử dụng súng phun sơn để bắn sơn lót vào vị trí vết xước vừa mài giấy nhám. Lưu ý: nên che kỹ các vị trí xung quanh tránh sơn lem ra.

Bước 8 : Đợi sơn lót khô ta dùng giấy nhám 400 để xả nhám lớp sơn lót vừa phun cho mịn.

Bước 9 : Tiếp theo, bạn pha sơn đúng màu với màu sơn của xe rồi sơn cho xe.

Bước 10 : Cuối cùng bắn thêm 1 lớp sơn bóng cho sơn trông thật mắt hơn và sang trọng, đẹp hơn; đặc biệt là giữ màu cho sơn bền hơn.

Xử lý vết xước xe máy
Sơn lại xe máy bị xước bao nhiêu tiền là câu hỏi được đặt ra rất nhiều?

Ngoài cách trên đây khắc phục xe máy bị trầy xước nặng! Chủ xe còn có thể sử dụng các phương pháp khác. Kể đến như: xóa vết xước xe máy bằng kem đánh răng; sử dụng kem xóa vết xước xe máy để tẩy vết trầy xe máy;… hoặc nếu tình trạng trầy xước xe quá nặng; bạn hãy mang nó qua trung tâm sửa chữa để khắc phục.

>> Xem thêm:

Xe máy bị kẹt số do nguyên nhân gì và cách khắc phục ra sao?

Mách bạn cách sửa chữa lỗi cổ xe máy bị lệch hiệu quả nhất

Bài viết trên đây vừa chia sẻ cho bạn đọc các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng xước xe máy và cách để xử lý xe máy bị trầy xước nặng. Hy vọng các chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn bảo quản chiếc xe của mình tốt hơn! Tránh được các va chạm và có thêm những mẹo nhỏ trong cuộc sống nhé!