Xem hữu duyên là gì

Xem hữu duyên là gì

Nhiều người thường nhắc đến “Phật duyên” nhưng người như thế nào mới được coi là có duyên với Phật?

Theo lời Phật dạy rằng, hết thảy chúng sinh ai cũng có “Phật tính”, tức là ai trong chúng ta cũng tiềm ẩn mối liên hệ tâm linh với Phật, có thể giao duyên với thần Phật. Khác biệt ở chỗ, nghiệp lực của mỗi người mỗi khác, căn cơ ngộ tính bất đồng, cho nên Phật duyên sâu nạn không đồng nhất.

“Phật tính” là bản chất vốn có của chúng sinh, nó không sinh ra cũng không mất đi, chỉ có thể ngày càng sâu sắc qua quá trình tu tâm dưỡng tính, giác ngộ hoặc bị che mờ bởi dục vọng, si mê và thù hận…

Bởi vốn dĩ mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiện và đạt được giác ngộ. Người có nghiệp chướng nặng thì kiếp này tạm thời không có duyên với Phật, khó được thần Phật phù hộ độ trì, cần phải tu dưỡng nhiều hơn, tích đức hành thiện đợi nhận thiện báo. Người có phúc báo sâu dày, tức là người đó đã lĩnh ngộ được chân lý nhà Phật, có thể dễ dàng kết duyên với Phật.

Con người chúng ta như những hòn ngọc quý nằm trong đá, nếu không mài không thể phát sáng được. Bạn có thể tự mình tôi luyện bản thân để một ngày có nào đó có thể phát sáng như những viên ngọc quý, tự rèn luyện bản thân cũng chính là tự gieo duyên với Phật.

Một khi đã có Phật duyên, chắc chắn sẽ có “Phật ân”, được trời Phật che chở và phù hộ độ trì bình an vượt qua mọi tai họa, khổ nạn trong cuộc đời này.

Cái duyên với Phật vốn bình đẳng cho tất cả mọi người, ai cũng có thể có, chỉ có điều là mỗi người có nhận biết được điều này hay không.

Đức Phật dạy rằng, muốn xem một người có Phật duyên hay không, không phải là xem khoảng cách xa gần, mà là nhìn vào khoảng cách giữa nội tâm và thần Phật của người đó.

Lục Tổ Đàn Kinh có câu: “Nhất thiết phúc điền, bất li phương thốn, tòng tâm nhi mịch, cảm vô bất thông.”

Ở đây, “phúc điền” chính là “tâm điền”, “tâm” cũng chính là “phúc”. Hạnh phúc và niềm vui thực sự mà con người ta luôn kiếm tìm thực ra đều nảy sinh bên trong chính “tâm điền” của mỗi người, chính là phía bên trong của trái tim.

Câu này ý muốn nói hạnh phúc hay cuộc sống mà mỗi người theo đuổi đều xuất phát từ chính nội tâm bên trong. Cát hung họa phước là từ trong tâm chúng ta biến hiện ra. Ngoài “tâm” chẳng tồn tại hạnh phúc nào để kiếm tìm cả, vì vậy, trong tim trồng phúc hay trồng họa, tất cả đều nằm ở bạn.

Người trong lòng đã có Phật, chẳng cần phải tới chùa khấn bái, không cần ngày ngày thắp hương lạy Phật cũng tự có Phật duyên thâm sâu.

Phật giáo vốn không truyền bá tư tưởng sùng bái thần linh, người tín Phật tức là người trí giả, dùng trí tuệ của bản thân để giải trừ những khổ não, cách xa thống khổ trong cuộc đời.

Tu Phật để trở thành một người có cái tâm thiện đẹp, sống lạc quan từ bi, thoải mái đối mặt với những phiền muộn mà cuộc sống đem đến. Tu Phật cũng không phải bắt chúng ta xuất gia, hồng trần cũng là một đạo giáo, sống tốt trên đời đã là một cách tu hành.

Xem hữu duyên là gì

2. Phật độ người hữu duyên là như thế nào?

Câu chuyện thứ nhất:

Một tín đồ sùng bái đạo đang lúc gặp phải một trận lũ lụt, buộc phải leo lên mái nhà để lánh nạn. Tuy nhiên, dòng nước lớn vẫn tiếp tục dâng lên mênh mông, khi nước sắp chạm tới bàn chân, tín đồ vội vàng cầu khấn với Đức Phật: “Phật Tổ đại từ đại bi xin hãy tới cứu con!”

Không lâu sau, một chiếc thuyền độc mộc đi qua, người trên thuyền muốn cứu tín đồ, nhưng người này lại nói: “Tôi không cần anh cứu đâu, Phật Tổ sẽ tới cứu tôi.”

Vì thế người lái thuyền độc mộc liền đi khỏi. Nhưng cơn đại hồng thủy vẫn dâng lên không ngừng, nước giờ đã sắp cao đến eo của vị tín độ kia rồi. Ông ta rất lo lắng, lại tiếp tục âm thầm cầu cứu Phật Tổ.

Ngay lúc này, lại một chiếc thuyền nhỏ nữa lướt qua, người trên thuyền muốn cứu tín đồ đưa đến vị trí an toàn. Song ông ta tiếp tục từ chối, lại còn nói rằng: “Tôi không thích chiếc thuyền này, Phật Tổ sẽ đến cứu tôi.”

Cũng như lúc trước, người lái thuyền chỉ đành bỏ lại tín đồ và đi khỏi.

Lại qua một lúc, mức nước khi này đã dâng cao ngập đến ngực, tín đồ tiếp tục lớn tiếng cầu khẩn Phật Tổ. Nhưng nước lũ dâng không ngừng khiến tín đồ đã bắt đầu ngộp thở.

Đúng vào lúc này, một vị thiền sư chèo thuyền đi qua vội đến cứu tín đồ. Tín đồ được cứu xong còn oán trách vị thiền sư: Tôi đã cầu khấn thành khẩn với Phật Tổ như thế, nhưng Phật Tổ lại không hề tới cứu tôi khi tôi đang gặp nạn.”

Thiền sư thở dài, rồi nói: “Ông đã trách oan Đức Phật rồi. Đức Phật đã từng mấy lần hóa ra thuyền tới cứu ông, nhưng ông lại chê này chê nọ, lần nào cũng từ chối. Xem ra ông và Phật Tổ không có duyên rồi.”

Câu chuyện thứ hai:

Lại có một câu chuyện nữa về chữ “duyên” với Đức Phật như sau:

Có một vị tín đồ nọ đứng trú mưa dưới mái hiên, nhìn thấy một vị thiền sư che ô đi ngang qua liền gọi lớn: “Thiền sư, xin ngài hãy phổ độ chúng sinh đi! Cho tôi đi nhờ một đoạn được không?”

Thiền sư đáp: “Tôi đang đi trong mưa, ông ở dưới mái hiên; dưới mái hiên không mưa, ông không cần tôi phổ độ nữa.”

Tín đồ kia lập tức bước ra khỏi mái hiên, cũng đứng dưới trời mưa và nói: “Giờ tôi cũng đứng ở trong mưa rồi, ông độ giúp tôi được chưa?”

Thiền sư trả lời: “Tôi đang đứng trong trời mưa, ông cũng đứng trong mưa. Tôi không bị mưa xối ướt vì tôi có ô che. Ông bị nước mưa tạt ướt, vì ông không có ô che. Cho nên không phải tôi độ giúp ông, mà là chiếc ô này đã độ tôi. Nếu ông muốn được phổ độ, không cần phải tìm tôi, hãy tự tìm cho mình một chiếc ô đi!”

Suy ngẫm về câu nói “Phật độ người hữu duyên”:

Ở câu chuyện thứ nhất, Đức Phật từ bi vô ngã đã cho thuyền tới cứu, vì tất cả chúng sinh hữu tình đều bình đẳng, chỉ cần có Phật tính, tin vào Phật thì Ngài sẽ tùy vào bản tính bất đồng của mỗi người mà mở ra cánh cửa cứu giúp. Bởi vì điều cốt lõi trong thuyết pháp của Phật Tổ chính là từng bước hướng người ta tới điều thiện.

Còn trong câu chuyện thứ hai, vị thiền sư không bằng lòng chia chung ô, đây chính là đại từ đại bi của thiền sư. Con người nếu muốn được độ giúp, đừng chỉ trông chờ vào người khác, mà hãy tự dựa vào chính mình.

Tự mình có một chiếc ô của mình, như vậy sẽ không bị mưa xối ướt. Tương tự, nếu trong lòng có Phật tính, tự nhiên sẽ không cần phải lo bị bụi phàm trần làm nhơ bẩn.

Đạo Phật dạy rằng: “Phật độ người hữu duyên” chính là đạo lý đó qua hai câu chuyện bên trên. Những người thành tâm kiên chí, chịu học theo những lời Phật dạy sẽ dần thoát ra khỏi bể khổ. Còn nếu không thành tâm, không kiên trì thì vĩnh viễn phải ngụp lặn giữa bể khổ vô biên.

Cho nên cái gọi là “Phật độ”, thực chất chính là việc chúng sinh noi theo lời chỉ dạy của Đức Phật để tự cứu lấy mình, tự lĩnh ngộ, tự độ chính mình mà thôi.

Theo tuvingaynay.com!

Thời gian gần đây, trên MXH xuất hiện ngày càng nhiều tài khoảnfacebookxem bói online miễn phí hoạt động theo kiểuphát trực tiếp (livestream) và rất công khai. Nhiều trang có đến hàng trăm nghìn người theo dõi; mỗi livestream thu hút hàng chục nghìn lượt xem, bình luận, chia sẻ. Về cơ bản, người xem chỉ cần viết vào phần bình luận (comment) họ tên, ngày, tháng, năm sinh, giờ sinh, thậm chí số nhà, số chứng minh thư nhân dân, biển kiểm soát xe... là chủ tài khoản sẽ "xem bói" cho họ. Bằng vài động tác như lật sách, gieo tiền xu, tráo bài tây là "thầy bói" có thể biết từ vận hạn, tình duyên, công danh, tài lộc, đến cả chuyện gia đạo, mồ mả, tâm linh...

Mới tương tác với tài khoản S.T.T có status “tử vi miễn phí cho người hữu duyên” đang có gần 130.000 thành viên, hầu như ngày nào tôi cũng thấy “thầy” chăm chỉ livestream. Với những lời giới thiệu theo chủ đề khoảng nửa ngày trước khi livestream, như: “Hôm nay, tôi xem tử vi miễn phí đường tình duyên”; “Hôm nay, tôi xem tử vi miễn phí đường quan lộc”; “Hôm nay, tôi xem tử vi miễn phí đại vận 10 năm”… chỉ trong vòng 1-2 giờ phát trực tiếp, trang này có hàng nghìn người xem, comment và chia sẻ.

Xem hữu duyên là gì
Xem hữu duyên là gì
Xem hữu duyên là gì
Xem hữu duyên là gì
Xem hữu duyên là gì
Thông báo của một "thầy" trước khi livestream trên mạng xã hội.

Mọi người liên tục comment họ tên, ngày, tháng, năm sinh, giờ sinh và mong được "thầy" gọi tên xem cho. Sau mỗi livestream, "thầy" luôn nhắn nhủ: “Ai muốn xem tử vi trọn đời có tính phí thì inbox cho tôi”. Trong vai người có nhu cầu xem bói, phóng viên đã nhắn tin (inbox) cho chủ nhânfacebooknày và được tư vấn hết sức nhiệt tình. Phí xem riêng là 300.000-500.000 đồng tùy tâm, thanh toán bằng cách chuyển khoản.

Tương tự cách thức như vậy, tài khoản M.Đ với lời quảng cáo “xem bói tạo phúc cho bách gia”, mỗi lần livestream cũng có đến hàng nghìn người theo dõi. Với chất giọng “hai pha”, chủ tài khoản luôn miệng nhắc: “Hoan hỷ like, share giúp cậu nhé để cậu được tạo duyên”. Giữa những lần xem cho các tín chủ, "cậu" cũng tranh thủ giới thiệu vật phẩm phong thủy có sẵn như tượng Phật, nhẫn, vòng có công dụng hóa giải, tăng may mắn để ai có nhu cầu thì đặt mua.

Xem bói online nhưng cảm xúc để lại cũng không khác gì xem bói trực tiếp. Những lời nói nước đôi, lấp lửng, khen chê, tốt xấu đều kết hợp câu nói mang đậm màu sắc tâm linh, huyền bí khiến nhiều người rơi vào khủng hoảng, chỉ tin và làm theo lời "thầy bói", tiến hành cúng bái khắp nơi để giải hạn, giải xui. Xem kỹ lại các livestream khi các "thầy" đang nói về vận hạn của ai, không khó để nhận ra rằng có một nhóm hùa vào bình luận để người xem tin rằng mua các vật phẩm phong thủy sẽ giải được hạn, đem lại may mắn.

Một số người quan niệm xem bói online cho vui và chẳng mất gì, nhưng thực tế, hàng nghìn thông tin cá nhân được công khai và chia sẻ lên các nhóm rất có thể bị đối tượng xấu lợi dụng.Để được xem miễn phí, mọi người phải chia sẻ trên trang cá nhân ở chế độ công khai, trong khi sự lan truyền của những video có nội dung liên quan luôn ở cấp số nhân.Theo TS Nguyễn Thành Nam, chuyên gia tâm lý: Trong đời sống có những vấn đề nằm ngoài sự kiểm soát của con người. Vì thế, không ít người có xu hướng tin vào một đấng siêu nhiên nào đó cùng tâm lý cầu may mắn. Thế nhưng, tin và chia sẻ theo kiểu xem bói online là đã góp phần loan truyền mê tín dị đoan. Việc cung cấp thông tin cá nhân lên MXH cho người khác biết sẽ dễ bị thu thập, sử dụng vào những mục đích không lành mạnh, gây nhiều hệ lụy. Đã có không ít người sau khi comment liên tục nhận những quảng cáo không lành mạnh hoặc bị đối tượng xấu lậpfacebookgiả rồi lừa tiền người quen, bạn bè…

Luật sư Đỗ Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật hợp danh Sự Thật (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: “Bói toán trên MXH là hình thức mê tín dị đoan, là tệ nạn xã hội bị pháp luật cấm, cần lên án và loại bỏ. Điều 8 Luật An ninh mạng quy định: Nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để hoạt động tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, các đối tượng hành nghề bói toán còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 320 Bộ luật Hình sự, bị phạt tù từ 3 đến 10 năm”.

Trong cuộc sống, ai cũng cần có niềm tin, mong muốn điều tốt đẹp. Nhưng niềm tin và mong muốn đó phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn, được xử lý bằng tư duy khoa học và từ sự nỗ lực, cố gắng của chính bản thân mỗi người... chứ không thể "há miệng chờ sung", mong chờ vào sự huyễn hoặc.

KIM DUNG