Vịt ta là vịt gì

Để hiểu hơn về Các giống vịt ở việt nam được viết khách quan và đầy đủ nhất, bạn hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây của chúng tôi, nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết này nhé!

Có thể bạn quan tâm

  • 3 cách làm cá viên chiên sạch ngon, giòn ngon mê ly | VinID
  • Tổng hợp các bài tập vai nhanh to: Vai trước, vai sau & vai giữa
  • Tử vi hôm nay 22/3/2022 của 12 cung hoàng đạo – Báo Kinh tế đô thị
  • Bật mí cách nấu Lẩu Dê thuốc bắc Siêu Bổ Dưỡng – CET
  • Bạn có biết chi phí phẫu thuật hội chứng ống cổ tay bao nhiêu tiền?

1. Vịt xiêm

Vịt xiêm là tên gọi của người miền Nam, còn ở miền Bắc người ta thường quen gọi chúng là ngan. Đây là một giống vịt dễ nuôi, có tốc độ lớn nhanh, nên giúp những người chăn nuôi có kinh tế ổn định.

Vịt xiêm thường có lông màu đen, phần cổ và đầu có lông màu trắng, trọng lượng trung bình sau khi nuôi 3 tháng là 1.8 – 2.2kg con mái và từ 3 – 3.5kg con đực.

Vịt ta là vịt gì

2. Vịt cỏ, vịt tàu

Vịt cỏ và vịt tàu là một giống vịt địa phương, đều có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, vịt cỏ thường được nuôi nhiều ở khu vực miền bắc, nổi tiếng hiện nay là giống vịt cỏ Vân Đình. Còn vịt tàu được nuôi nhiều ở khu vực miền nam.

Vịt cỏ, vịt tàu thường có trọng lượng trung bình khoảng 1.4 – 1.6kg và có nhiều màu lông khác nhau như màu cánh sẻ, xám đá, xám hồng, trắng,…

Hai loại vịt này đều có chất lượng thịt rất thơm ngon và ít mỡ nên được nhiều người yêu thích.

Xem thêm: 9 Nguyên nhân khiến máy may bị rối chỉ dưới và cách khắc phục cần biết

Vịt ta là vịt gì

3. Vịt Bầu Bến

Vịt bầu bến là một giống vịt nội, được đánh giá cao là cho chất lượng thịt rất thơm ngon.

Vịt có màu lông chủ yếu là màu cánh sẻ, ngoài ra còn có các màu khác như màu xám, lang trắng đen và đen, trắng tuyền. Vịt bầu bến thường có trọng lượng trung bình từ 2 – 2.5kg.

Vịt ta là vịt gì

4. Vịt Bầu Quỳ

Vịt Bầu Quỳ là một giống vịt nổi tiếng và là đặc sản của đồng bào dân tộc Thái, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Vịt có trọng lượng trung bình từ 2 – 2.5kg và thường có lông màu cánh sẻ, xám, đen và trắng tuyền.

Sở dĩ giống vịt này nổi tiếng là vì thịt vịt Bầu Quỳ chắc, hơi dai dai chứ không nhũn và thịt có mùi thơm chứ không hôi như các giống vịt khác. Hơn nữa, thịt của giống vịt này còn ngọt nhờ hàm lượng axit amin glutamic cao.

Vịt ta là vịt gì

5. Vịt siêu thịt Super meat

Xem thêm: Cách đăng ký 3G/4G MobiFone 90K tháng ngày 2GB, 4GB

Vịt siêu thịt Super meat là một giống vịt có nguồn gốc từ Anh, có nhiều nơi gọi giống vịt này là vịt bơ hay vịt súp bơ. Vịt thường có lông màu trắng và có trọng lượng trung bình từ 3 – 3.5kg (70 ngày tuổi).

Giống như tên gọi của loại vịt này, vịt siêu thịt Super meat có năng suất cho thịt gấp 3 lần so với vịt cỏ và mặc dù chất lượng thịt của loại vịt này thơm ngon nhưng lại không ngon bằng vịt cỏ.

Vịt ta là vịt gì

6. Vịt Hòa Lan

Vịt Hòa Lan là một giống vịt ngoại nhập từ Châu Âu, thường có màu nâu nhạt kèm vệt xanh biếc ở cổ và cánh.

Giống vịt này có trọng lượng trung bình khoảng 2.5kg con trống và con mái nặng khoảng 1.8kg. Và đặc biệt, vịt Hòa Lan được đánh giá là một trong những giống vịt thịt ngon nhất hiện nay.

Vịt ta là vịt gì

7. Vịt anh đào

Xem thêm: 100 Những câu giao tiếp tiếng Hàn hàng ngày thông dụng nhất

Vịt Anh Đào cũng là một giống vịt ngoại nhập, được hãng Cherry Valley Farms Ltd lai tạo nên nó còn có tên gọi khác là vịt Cherry Valley.

Vịt Anh Đào có ngoại hình lớn, lông màu trắng tuyền, chất thịt thơm ngon và cho khối lượng thịt nhiều hơn hẳn so với vịt cỏ hay vịt bầu bến.

Vịt ta là vịt gì

8. Vịt đốm

Vịt đốm là giống vịt được đồng bào dân tộc ít người nuôi, phổ biến nhất là ở tỉnh Lạng Sơn.

Giống vịt đốm thường có lông màu cánh sẻ, kích thước trung bình, trọng lượng từ 2 – 2.3kg/ con và thịt của giống vịt này cũng rất thơm ngon.

Vịt ta là vịt gì

Vậy là Trung Tâm Bảo Hành đã cung cấp cho bạn về các loại vịt thịt ngon phổ biến ở Việt Nam rồi. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin bổ ích nhé.

Vịt cỏ (hay còn gọi là vịt đàn, vịt Tàu, vịt đồng, vịt chạy đồng) là giống vịt nhà có nguồn gốc ở Việt Nam, đây là một trong những giống vịt được nuôi phổ biến rộng rãi ở vùng nông thôn Việt Nam. Chúng có nguồn gốc từ vịt trời, qua quá trình thuần hóa tự nhiên tạo thành giống vịt cỏ thích nghi với đời sống chăn thả. Do không có tác động chọn lọc, nên giống vịt này đang bị pha tạp nhiều. Vịt cỏ có tập tính theo đàn, di chuyển nhanh, tìm kiếm mồi giỏi, chịu đựng kham khổ, chống đỡ bệnh tật tốt, thuận lợi cho việc chăn thả trên đồng bãi. Chúng cũng là một trong những biểu tượng của làng quê Việt, nhất là quen thuộc ở những vùng sông nước.

Đặc điểm nhận biết

Vịt có lông màu vàng, có con màu xanh, màu cà cuống có chấm đen, có con đen nhạt. Vì bị pha tạp nhiều nên có nhiều màu lông khác nhau. Vịt có đầu thanh, mắt sáng, linh lợi, mỏ dẹt, khỏe và dài, mỏ thường có màu vàng, có con mỏ màu xanh cà cuống lấm chấm đen, có con màu tro. Cổ dài, mình thon nhỏ, ngực lép. Chân hơi dài so với thân, chân thường màu vàng, có con màu nâu, một số con màu đen (những con này toàn thân có màu da xám). Những con màu lông khác thì có da trằng hơi vàng. Dáng đi nhanh nhẹn, kiếm mồi giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao.

Khối lượng mới nở 42 g/con. Lúc trưởng thành con trống nặng 1,6 kg, con mái nặng 1,5 kg/con. Vịt Cỏ có khối lượng thấp, tỉ lệ thân thịt khoảng 50%, tỉ lệ xương 15-16% ở vịt đã chéo cánh. Trọng lượng giết thịt lúc 75 ngày tuổi chỉ đạt 950 – 1100 gr/con. Trọng lượng vịt bỏ nội tạng đầu, chân chiếm 70% so với trọng lượng sống, trọng lượng thịt đùi là 15,2% và trọng lượng thịt ức là 8,8%. Con vịt cỏ nặng chỉ chừng 1,2 - 1,4 kg, thịt có thơm ngon

Thịt vịt cỏ (hay còn gọi là Vịt Tàu), thịt ít mỡ,khi chín thịt có màu hồng nhạt, thịt thơm và béo ăn với nước mắm gừng chua chua ngọt ngọt mang lại cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác và ngon miệng. Vịt cỏ là món đặc sản, nhất là vịt cỏ Vân Đình, hiện nay dòng vịt Vân Đình đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vịt Cỏ không có khả năng tích luỹ mỡ nhiều, khó béo nên Người ta không vỗ béo, ngoài ra, do vịt nhút nhát, hiếu động, thực quản mỏng khi nhồi béo dễ vỡ, vì thế không nhồi béo và vỗ béo vịt cỏ.

Màu lông

Một chuồng nuôi vịt ở Miền Nam
Vịt Cỏ có lông không thuần nhất, Một số lớn vịt có màu nâu xen lẫn màu nhạt gọi vịt "cà cuống". Một số lông màu trắng đục hoặc trắng pha đen, xám. Do màu lông không thuần nhất nên ở miền nam vịt Cỏ được người nuôi chia làm nhiều loại khác nhau:

Loại có màu lông trắng tuyền được gọi là vịt Tầu Cò (Cỏ) (miền Nam)

Lông trắng pha màu đen hay xám gọi là vịt Tầu Nổ (hay vịt Huế)

Vịt có lông xám có vằn như cà cuống gọi là vịt Tầu Rằn

Lông xám có khoang trắng gọi là vịt Tầu (tàu) Phèn, màu đen (tàu ô), có loại màu lông đen khoang cổ trắng, ngực trắng (vịt tàu khoang)…

Vịt công nghiệp

Vịt công nghiệp (hay còn gọi là vịt Super Meat hay vịt Super M, vịt CV) là giống vịt siêu thịt chuyên thịt do do hảng Cherry Valley của nước Anh tạo ra từ năm 1976 và được mang về Việt Nam vào cuối những năm 1990. Đây là giống vịt có năng suất thuộc loại cao. Hiện nay, nhà nước Việt Nam đã công nhận giống vịt siêu thịt này là một giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh, lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, áp dụng đối với một số dòng vịt này như Vịt CV (Super M, vịt CV super M2 và M2 (i), Super-M3), giống vịt chuyên thịt M14.

Đặc điểm

Đây là một giống vịt dễ nuôi, ăn tạp, khả năng tận dụng thức ăn cao, lớn rất nhanh, chất lượng thịt ngon, nuôi khoảng 45-50 ngày tuổi có thể đạt trọng lượng 3-3,5 kg/con, khả năng chống chịu bệnh khá tốt, tỷ lệ sống cao và có giá trị kinh tế, vịt có ngoại hình đẹp, chân vàng, lông trắng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Ngoại hình

Là giống vịt chuyên thịt có năng suất cao, ngoại hình của vịt đặc trưng cho giống cao sản hướng thịt. Vịt có màu sắc lông trắng, mỏ và chân có màu vàng nhạt hay vàng chanh, thân dài, ngực nở, ngực sâu, rộng, chân cao, đùi phát triển, đầu và cổ to, dài, mỏ dài và rộng. Từ đỉnh đầu xuống mỏ gần như là một đường thẳng. Dáng đứng gần song song với mặt đất. Vịt con lông bông và mịn, mắt sáng, to, lanh lợi, chân bóng mượt, nhanh nhẹn khỏe mạnh. Không chọn con bị dị tật, quá bé hoặc quá to so với trung bình của con giống như hở rốn, yếu, khèo chân, nặng bụng bết lông.

Vịt trống 4,1 kg, vịt mái 3,45 kg. Con đực trưởng thành nặng 4,7 kg/1con. Con mái nặng 3,7 kg/1con, dòng cao sản nuôi 42 ngày tuổi đạt 2,8 kg/con và 60 ngày tuổi đạt 3 kg/con. Chi phí thức ăn 2,2 - 2,6 kg cho lkg tăng trọng. Vịt nuôi chạy đồng đạt 2,8 - 3,0 kg thức ăn lúc 70 – 75 ngày nuôi. Chi phí thức ăn thêm cho lkg tăng trọng l,2 - l,5 kg Vịt trống và mái có đặc điểm sinh trưởng khác nhau, nên nhu cầu về dinh dưỡng cũng khác nhau. Mức ăn hàng ngày của vịt trống cao hơn vịt mái từ 5 - 10%. Vịt bố mẹ có tuổi đẻ ở tuần thứ 25, năng suất trứng 180-220 quả/mái/67 tuần tuổi. Nuôi thương phẩm 8 tuần tuổi đạt 3-3,4 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,6-2,8 kg tăng trọng. Khối lượng giết thịt lúc 56 ngày tuổi trong điều kiện nuôi thâm canh đạt 3,4 kg/con, nuôi chạy đồng lúc 70 ngày tuổi đạt 3,3 kg/con. Tỷ lệ thịt xẻ 73 %, tỷ lệ nạc 27,3 %, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg thịt hơi 2,7 kg.

Tập tính

Vịt ham kiếm mồi, tìm mồi kỹ và chạy đồng rất tốt. Vịt thích nghi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Có thể nuôi nhốt, chăn thả dưới nước hoặc nuôi trên cạn. Vịt thương phẩm nuôi nhốt 56 ngày tuổi, hoặc nuôi nhốt kết hợp chăn thả 70 ngày tuổi trọng lượng đạt 2,8 - 3,4 kg/con. Vịt nuôi lấy thịt ở phương thức thâm canh (nuôi nhốt tại chổ và thức ăn hỗn hợp). Vịt siêu thịt 6 tháng tuổi bắt đầu rớt hột, khối lượng trứng lớn:80 – 85g/hột, tỷ lệ trứng có phôi là 90 – 95% và tỷ lệ ấp nở trứng có phôi là 78 – 85%. Sau 10 tháng đẻ bầy vịt vẫn giữ tỷ lệ đẻ là 60-70% thì đó là bầy vịt đẻ tốt. Đối với vịt siêu thịt bố mẹ chỉ nêm khai thác khả năng đẻ trứng của vịt trong 10 tháng đẻ kể từ khi đàn vịt đẻ được 5% là tốt nhất. Nếu để vịt đẻ tiếp thì hiệu quả kinh tế thấp vì tỷ lệ đẻ lúc này thường sụt xuống còn 50-55% và tiếp tục giảm.