Việt Nam có bao nhiêu hạt cát

(Dân trí) - Trái đất có vô vàn điều thú vị và không ít trong số đó vẫn còn đang chờ được con người khám phá. Dưới đây là những sự thật về Trái đất mà có thể bạn chưa từng biết.

Nếu bạn khoan một đường hầm thẳng xuyên qua Trái đất, bạn sẽ mất khoảng 42 phút để đi từ bên này sang bên kia Trái đất.

 

Việt Nam có bao nhiêu hạt cát


 

Nữ hoàng Anh là người sở hữu hợp pháp 1/6 bề mặt Trái đất.

 

Nhìn Trái đất từ mặt Trăng cũng phải trải qua các tuần trăng (giai đoạn).

 

Ánh sáng xuyên từ mặt Trời tới Trái đất mất khoảng 8 phút 20 giây.

 

Số lượng sinh vật sống có trong 1 thìa cà phê đất còn nhiều hơn số lượng người sống trên Trái đất!

 

1/3 bề mặt Trái đất chứa một phần hay toàn bộ sa mạc.

 

Trước khi cây cối hiện diện khắp nơi, thì Trái đất đã bị bao phủ bởi những cây nấm khổng lồ.

 

Dải ngân hà của chúng ta có thể chứa ít nhất 2 tỷ hành tinh giống Trái đất.

 

Có khoảng 7500.000.000.000.000.000 hạt cát trên Trái đất.

 

Việt Nam có bao nhiêu hạt cát

 

Lõi của Trái đất nóng như ở mặt Trời.

 

Ánh sáng rọi vào Trái đất khoảng 100 lần mỗi giây hay 8.6 triệu lần mỗi ngày.

 

Ít nhất từ thời kỳ của Pythagoras (một nhà triết học người Hy Lạp) vào khoảng 500 năm trước công nguyên, không có một ai tin rằng Trái đất là hình phẳng.

 

Mỗi giây, mặt Trời gửi tới Trái đất số lượng hạt neutrino (một trong số các hạt sơ cấp, cơ bản cấu thành vật chất) nhiếu hơn gấp 10 lần so với số lượng người trên Trái đất.

 

Trái đất là nơi duy nhất trong hệ mặt Trời mà nước có thể tồn tại được dưới 3 dạng khác nhau: Thể rắn, thể lỏng và thể hơi.

Triển lãm “Vượt qua những hạt cát của thời gian” giới thiệu những đóng góp của Ba Lan trong lĩnh vực bảo vệ các di sản thế giới, cũng như hoạt động khám phá và nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia khảo cổ học và bảo tồn di tích của Ba Lan trên khắp thế giới, gồm: Sudan, Ai Cập, Syria, Campuchia, Peru, Bolivia, Chile, Ecuador, Tanzania, Mỹ và Việt Nam.

Từ năm 1981, sau khi UNESCO phát động cuộc vận động quốc tế nhằm bảo vệ các di tích tại Việt Nam, Ba Lan đã lập tức hưởng ứng với việc thành lập Phái bộ Bảo tồn Di sản Ba Lan - Việt Nam.

Ông Piotr Harasimowic, Trưởng Văn phòng đầu tư và xúc tiến thương mại Ba Lan tại TPHCM, đại diện Đại sứ quán Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam, cho biết, Ba Lan là một trong những quốc gia có nền khoa học kỹ thuật và công nghệ bảo tồn, trùng tu di tích tiên tiến không chỉ ở châu Âu mà còn trên thế giới. Từ cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1990, các nhà bảo tồn di sản và khảo cổ học Ba Lan đã hoàn thành hàng trăm dự án bảo tồn di sản ở nhiều quy mô khác nhau tại hơn 30 quốc gia. Ông Piotr Harasimowic mong rằng, thông qua triển lãm “Vượt qua những hạt cát của thời gian”, những thành tựu của các chuyên gia Ba Lan trong lĩnh vực bảo tồn di tích và khảo cổ học sẽ được biết đến và tham khảo nhiều hơn.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng Võ Hoàng Duy cũng cho rằng, triển lãm này sẽ cung cấp thêm thông tin cho công chúng về những thành tựu đáng ngưỡng mộ của các chuyên gia Ba Lan trong lĩnh vực bảo tồn di sản và khảo cổ học; đồng thời, góp phần xây dựng mối quan hệ hữu nghị bền vững Việt Nam - Ba Lan ngày càng tốt đẹp.

Đối với bất kỳ dân tộc nào, bất kỳ đất nước nào, lời phát ngôn “hợp lòng dân” của người đứng đầu, người lãnh đạo bao giờ cũng là một liều thuốc trấn an, tạo động lực vững tâm, vững tin của cộng đồng, tạo được sự đồng thuận cao của mọi thành phần trong xã hội trước những khó khăn, thách thức của vận nước, trước những biến cố của thời khắc lịch sử.


Tàu Trung Quốc ngang ngược cản trở, tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam, không cho lại gần giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam - Ảnh: Hoàng Sơn

Người dân trong nước đang sục sôi, căm giận trước hành động phi pháp của nước láng giềng Trung Quốc trên biển Đông. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam là một điều không thể chấp nhận được, dư luận trong và ngoài nước đang cực lực lên án, phê phán hành vi sai trái đó.

Cảm ơn Thủ tướng, lời khẳng định rõ ràng của ông trước các câu hỏi của phóng viên quốc tế vào ngày 21.5 tại Manila, Philippines đã tạo nên sự phấn chấn, nhất trí cao trong nhân dân cả nước, muôn người quyết một chí hướng ra biển Đông, chung sức, chung lòng đẩy lùi giàn khoan trái phép kia ra khỏi bờ cõi giang sơn.

Thủ tướng nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở đảm bảo độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó. Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”.

Trong cuộc sống, tính vị tha, lòng nhẫn nhịn, bao dung luôn giúp cho mọi người, mọi xã hội, mọi dân tộc sống tốt với nhau hơn, thương yêu, tôn trọng nhau hơn. Nhưng có những nguyên tắc bất di bất dịch không thể đem sự nhẫn nhịn ra làm phương kế, đối sách được. Đó chính là độc lập, tự do của một đất nước, đó chính là chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của một quốc gia.

Trên thế giới, có đất nước nào nhiều nghĩa trang liệt sĩ hơn Việt Nam, có đất nước nào thấm thía nỗi đau chiến tranh hơn Việt Nam, có đất nước nào hiểu được giá trị chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc hơn Việt Nam…?

Phát ngôn của Thủ tướng khiến người viết nhớ lại một câu chuyện dân gian đã được đọc từ thời thơ ấu, nội dung khái quát  là:

“Có một đoàn du khách cập bến đến thăm một vương quốc xinh đẹp. Vị vua của xứ sở đó đích thân ra tiếp đón đoàn du khách một cách trọng thị. Ngài cho người dẫn đoàn du khách đi thăm danh lam thắng cảnh khắp mọi nơi trong vương quốc, thết đãi những món ngon vật lạ, đối nhân xử thế vẹn toàn, chân tình, tử tế. Ai ai trong đoàn khách cũng thầm khen ngợi, mến phục.

Đoàn khách khi về nước còn được nhà vùa biếu tặng biết bao nhiêu là vật phẩm để làm quà. Thế nhưng, trước khi mọi người lên tàu rời bến, nhà vua nghiêm khắc đề nghị họ tháo giày, chùi giày, rửa chân thật sạch. Những vị khách vô cùng ngạc nhiên, thắc mắc.

Nhà vua nở nụ cười nhân hậu, từ tồn đáp lời:

- Chúng tôi không bao giờ để mất một hạt cát nhỏ nào, đó là những hạt cát thiêng liêng, mỗi hạt cát này tạo nên hình hài của đất nước chúng tôi, các bạn ạ.

Mọi người trong đoàn ồ lên, hiểu ra vấn đề và vô cùng xúc động”.

Vâng, trong mọi phương án chọn lựa thì cái nguyên tắc bất di bất dịch “tổ quốc là trên hết” phải lấy làm đầu, không có cái gì quý hơn sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền thiêng liêng của đất nước.

Vâng, thông điệp của Thủ tướng có khác nào thông điệp của vị vua trong câu chuyện dân gian ở trên “chúng tôi không bao giờ để mất một hạt cát nhỏ nào, đó là những hạt cát thiêng liêng”.