Vì sao nhà nguyễn lại chọn huế làm kinh đô

Hồng Nhung   -   Chủ nhật, 13/09/2020 11:00 (GMT+7)

Sau khi thống nhất đất nước, Vua Gia Long nghĩ đến việc xây dựng đô thành. Vua cho rằng thiên hạ đã định, muốn mở rộng đô thành để làm nơi bốn phương chầu hội, bèn đến xã Kim Long, phía đông đến xã Thanh Hà, xem khắp hình thế các nơi.

Vì sao nhà nguyễn lại chọn huế làm kinh đô
Vạc đồng thời Nguyễn trong Hoàng Thành, Huế. Ảnh: Thái Hoàng

Đích thân nhà vua cùng đại thần Nguyễn Văn Yến khảo sát thực địa, hoạch định mô hình kiến trúc và mặt bằng xây dựng. Sách Đại Nam thực lục chép, năm Gia Long thứ 2 (1803), vua sai giám thành là Nguyễn Văn Yến ra bốn mặt ngoài đô thành cũ Phú Xuân đo cắm để mở rộng thêm. Vua đích thân định cách thức xây thành, giao cho Bộ Lễ chọn ngày lành tế trời đất, cáo việc khởi công, phái các quân mở đường sá, làm đất cát, sai Phạm Văn Nhân, Lê Chất và Nguyễn Văn Khiêm trông coi công việc. Quân nhân mỗi tháng cấp tiền 1 quan, gạo 1 phương.

1. Mặt bằng kinh thành được mở rộng hơn hẳn Đô thành Phú Xuân vào cuối thời các chúa Nguyễn và thời Tây Sơn. Khi quy hoạch, thấy mặt bằng Kinh thành mở vào địa phận tám xã Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại, vua đã cho đền bù thỏa đáng cho dân. Nơi có ruộng đất bị mở vào thì theo giá văn tự trả tiền lại, nhà cửa mỗi hộ được cấp 3 quan, uynh mộ thì mỗi ngôi 2 quan, còn nhân dân được miễn dịch. Lại thấy rằng một xã Phú Xuân, ruộng đất gần hết, dời dân xã ấy sang xã Vạn Xuân, cấp ruộng công đất công cho ở (đất công 3 khoảnh, ruộng công hơn 30 mẫu), lại cho vay tiền 1.000 quan để giúp việc chuyển dời.

Năm Gia Long thứ 4 (1805), vua cho khởi công xây đắp kinh thành. Suốt bốn mặt thành dài 2.487 trượng 4 thước 7 tấc, suốt bốn mặt hào dài 2.503 trượng, 4 thước 7 tấc; có 10 cửa, mặt trước là cửa Thể Nguyên, cửa Quảng Đức, cửa Chính Nam, cửa Đông Nam, bên tả là cửa Chính Đông, cửa Đông Bắc, bên hữu là cửa Chính Tây, cửa Tây Nam, phía sau là cửa Chính Bắc, cửa Tây Bắc; ở góc đông bắc đắp đài Thái Bình, thành (của đài) mở một cửa gọi là cửa Thái Bình, cửa đài gọi là cửa Trường Định; thân thành đài dài suốt 246 trượng 7 thước 4 tấc. Kỳ đài cao 4 trượng, 4 thước. Cửa Thể Nguyên sau đổi làm cửa Thể Nhân, cửa Thái Bình sau đổi làm cửa Trấn Bình.

Về nhân công phục vụ việc xây dựng kinh thành, biền binh ở Kinh và ở Thanh Nghệ, Bắc Thành, quân và dân Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định được huy động làm việc.

Trong Châu bản triều Nguyễn có văn bản năm Gia Long thứ 4 cho biết, thông tin về việc huy động nhân công ở Quảng Bình: Phụng chỉ xây đắp Kinh thành, giao cho dân binh 2.388 người, hạn đến ngày 20.4 có mặt tại Kinh, điểm danh khởi công.

Về việc định lương gạo cấp phát, không kể quân hay dân, cho mỗi người mỗi tháng lãnh tiền 1 quan 5, gạo 1 phương 15 bát.

Vua thấy công việc nặng nhọc, nghĩ giữ cho dân đỡ mệt, hạ lệnh mỗi ngày buổi sáng làm đến giờ Ngọ thì nghỉ, buổi chiều làm đến giờ Dậu thì thôi, ai đau ốm thì cấp thuốc thang điều trị.

2. Ban đầu thành được đắp bằng đất, gỗ ván bọc mặt ngoài. Năm Gia Long thứ 17 (1818), vua cho xây gạch Kinh thành. Vua sai Hoàng Công Lý, Trương Phúc Đặng, Nguyễn Đức Sĩ, trông coi công việc. Làm 24 đài ở trên thành, phía trước là các đài Nam Minh, Nam Hưng, Nam Thắng, Nam Chính, Nam Xương, Nam Hanh, ở bên tả là các đài Đông Thái, Đông Trương, Đông Hoa (nay là Đông Gia), Đông Phụ, Đông Vĩnh, Đông Bình, phía sau là các đài Bắc Cung (nay là Bắc Định), Bắc Hòa, Bắc Thanh, Bắc Trung, Bắc Thuận, Bắc Điện, bên hữu là các đài Tây Thành, Tây Tuy, Tây Tĩnh, Tây Dực, Tây An, Tây Trinh.

Vua cũng nghiêm trị những ai lợi dụng trong quá trình xây thành biển thủ vật liệu hay phù lạm gian dối, dụ rằng: “Việc xây thành là quan trọng lớn lao, của công tiêu tốn rất nhiều. Phàm tất cả vật liệu, cần phải thực chi, thực dùng, ai dám thông đồng phù lạm gian dối, tổn hại việc xây thành, người phạm không kể số tang vật nhiều hay ít, đều theo quân luật trị tội nặng”.

Khi việc xây dựng Kinh thành còn dang dở thì Vua Gia Long lâm bệnh, băng hà. Vua Minh Mệnh nối ngôi, tiếp tục cho xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục lớn nhỏ trong ngoài Kinh thành.

Vua bảo bầy tôi rằng: Trước Tiên đế có bảo trẫm: “Việc xây đắp Kinh thành không khỏi nhọc dân phí của, nếu có chỗ nào chưa xong, thì nhân đấy mà làm xong đi”.

Bản Tấu của Thị vệ năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đề cập: Chánh đội trưởng Thị Nội Đoàn Văn Dương và đội trưởng Phạm Văn Trường tâu: Tuân Chỉ, chọn lấy 65 lính đắp mặt tả Kinh thành, xin chuẩn cấp tiền lương chi dùng. Vua Minh Mệnh phê trên văn bản: Chuẩn cấp mỗi tháng tiền 65 quan gạo, bắt đầu từ tháng 3.

Một văn bản khác vào năm Minh Mệnh thứ 10 (1829), Lê Văn Đức phụng chỉ: Cầu Thanh Long ở mặt trái Kinh thành cần dùng đá xây lát mới bền vững lâu dài. Truyền tính toán phái binh lính lần lượt vận chuyển đá khối để thợ đá đẽo gọt đúng cách thức và đủ cho toàn bộ nhu cầu. Đợi đến sang năm chọn ngày lành sẽ xây lát. Lại truyền cho vũ khố tính toán công trình tăng thêm thợ đá để đủ cho công việc. Văn bản đã được Vua Minh Mệnh phê duyệt.

3. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tu sửa lại Kỳ đài ở Kinh thành. Trên đài đường rãnh nước, bốn bên xung quanh chỗ nào thấm nước nứt vỡ thì tu bổ lại, hai bên bậc cửa xây thêm lan can, mặt nền tầng trên thì lát gạch vuông).

Các đợt thi công phần lớn diễn ra vào mùa nắng, nhưng có khi tạm hoãn do nhà vua thấy thời tiết nóng nực, làm cho binh lính mệt nhọc. Vua dụ rằng: “Mặt trước Kinh thành từ tháng 3 đến nay sửa chữa vẫn chưa xong. Nhân nghĩ việc thành trì chỉ cốt lấy vững bền, không cần chóng xong, cho nên có lệnh răn bảo chớ làm vội, để đỡ khó nhọc. Từ sang mùa hạ đến nay, khí nắng nồng nực, tuy công tác có trình hạn không đến nỗi mệt nhọc, nhưng lòng trẫm nghĩ đến binh lính chưa từng phút quên trong giây phút, há nỡ sai khiến lâu ngày không cho nghỉ vai ư? Vậy công trình mặt sau thành tạm chờ sang xuân sẽ làm”.

Đến năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), công việc xây đắp Kinh thành đã xong. Vua bảo Nội các rằng: “Kinh sư là nơi khởi đầu giáo hoá mà Kinh thành lại càng quan trọng lắm. Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta, sau khi bình định được cả nước, sửa sang gây dựng, quy mô rộng mở, ta kính nối nghiệp trước để chí noi theo. Ta nghĩ đi nghĩ lại mãi: Có khó nhọc một lần mới được nhàn rỗi lâu, bèn để ý xếp đặt mưu tính lần lượt, đem hết thảy công trình xây dựng Kinh thành, đều sửa sang xây đắp lại cho thêm mới. Từ tiền công đến vật liệu trước sau đã chi đến hơn trăm nghìn vạn. Số tiền tiêu ấy thực không hạn lượng được. Nay toàn cục đã xong, công việc đã hoàn thành cả, thành trì bền vững, truyền lại hàng ức muôn năm, lòng Trẫm thực rất vui mừng. Sau đó, Vua ban thưởng cho các biền binh.

4. Công cuộc xây dựng Kinh thành dưới hai triều vua đầu triều Nguyễn là Gia Long và Minh Mệnh về cơ bản đã hoàn thành. Trong 27 năm kể từ khi khởi công (1805) đến khi hoàn thiện (1832), có năm làm, có năm nghỉ, có năm sửa đắp chỗ sụt lở do lũ lụt.

Các đời vua tiếp theo từ Thiệu Trị đến Bảo Đại, thành còn được tu bổ, gia cố nhiều lần, cũng như xây dựng thêm những công trình mới trong và ngoài Kinh thành.

Bản Tấu của Đề đốc kinh thành vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) có nội dung đề cập việc tu sửa Kinh thành như sau: Hôm nay, nha thần đã đi xem xét khắp 4 phía thành, thấy đều chắc chắn. Chỉ có thân thành ở phía trong trước đài Trấn Bình bị nghiêng và phía trái dài 13 trượng, rộng từ 4 tấc đến trên dưới 5 phân. Thần đã sức cho binh lính vệ 1 dinh Kỳ Vũ đóng cọc để giữ.

Trải qua thời gian hàng trăm năm, cùng sự tàn phá của chiến tranh nhưng đến nay, Kinh thành Huế gần như vẫn giữ nguyên được diện mạo với giá trị trên nhiều phương diện. Cũng chính vì thế, tòa thành được nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Tài liệu tham khảo:

1. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, H.2002, tr.552.

2. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, H.2002, tr.630.

3. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản Gia Long, tập 1, tờ 117.

4. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, H.2002, tr.630.

5. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, H.2002, tr.966.

6. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, H.2002, tr.985.

7. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản Minh Mệnh, tập 1, tờ 188.

8. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản Minh Mệnh, tập 29, tờ 236.

9. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 2, NXB Giáo dục, H.2007, tr.141.

10. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 3, NXB Giáo dục, H.2007, tr. 316.

11. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản Thiệu Trị, tập 18, tờ 297.

Nhiều người cho rằng Kinh Thành Huế xưa không xứng đáng là một Kinh Đô của cả đất nước bởi nhiều yếu tố về vị trí địa lý, phong thủy, thời tiết...Vậy chúng ta thử tìm hiểu thực hư của điều này là như thế nào nhé.

Vì sao nhà nguyễn lại chọn huế làm kinh đô
Hình chụp toàn cảnh Ngọ Môn, cửa chính của kinh thành Huế. 

 1. Chọn nơi làm kinh đô:

Việc chọn kinh đô trước giờ luôn được coi là 1 việc làm vô cùng quan trọng, nó có thể quyết định tới vận mệnh của đất nước, qua đó ta cũng có thể 1 phần nào đánh giá tầm nhìn xa trông rộng của vị vua đó như thế nào?. 

Dưới đây là 1 số điển hình tiêu biểu của việc dời đô. 

- Đinh Bộ Lĩnh : Việc chọn kinh đô tại Hoa Lư :

~ Hoa lư là nơi núi non trùng điệp, núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa hơn nữa là biển cả,...Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa. Hơn nữa, Hoa Lư là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh. 

- Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La sau đổi thành Thăng Long :

~ Với tầm nhìn của ông , sau khi ổn định triều chính , ông đã đưa ra 1 quyết định táo bạo đó là ban "Chiếu dời đô " ra Đại La sau đổi thành Thăng Long. 

~ Bằng cái nhìn sáng suốt của mình , ông nhận ra rằng : đất Hoa Lư trong mấy mươi năm , với địa thế núi non hiểm trở , đã giúp nhà Đinh , Tiền Lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược nhưng nay nhận thấy rằng đất nước đã thái bình, vùng đất này không còn phù hợp. Sau đó bày tỏ ý kiến của mình về việc dời đô đầy thuyết phục bằng các lí lẽ khác nhau: Đại La là vùng đất " ở vào nơi trung tâm của khu vực đất trời , được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam,  Bắc, Đông,  Tây, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Mảnh đất này rộng và bằng phẳng , cao mà thoáng, người dân khỏi phải chịu cảnh lụt lội, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. "

~ Nhà vua không tự ý chuyển dời, mà còn hỏi lại ý kiến các đại thần :"các khanh nghĩ thế nào " Qua 1 câu nói Lý Công Uẩn không chỉ có cách nhìn xa trông rộng, đầy sự sáng suốt mà còn là 1 người vừa có tài vừa có đức không ỷ mình là vua mà bắt quyền thần tuân chỉ, ông còn muốn tôn trọng quyền dân chủ của tất cả mọi người. Đúng thế vậy sau khi trên dưới đều cho là thuận,  Lý Công Uẩn liền dời đô ra Đại La sau đổi thành Thăng Long , mở ra kỷ nguyên hưng vượng cho đất nước và triều đại nhà Lý tồn tại tới 219 năm. 

Sở dĩ mình phải nói tới 2 luận điểm trên để cho mọi người thấy rằng rời đô trước giờ luôn là 1 việc vô cùng quan trọng nó không chỉ mang theo 1 tầng ý nghĩa là nơi đất an cư lập nghiệp mà nó còn mang tầm quan trọng hơn thế nữa được ví giống như " sân khấu " chính trị vậy, qua đó mọi người thấy rằng các vùng đất được quyết định dời đô đến thường là các vị vua luôn chú trọng tới địa hình, địa thế , núi non ... Hoặc trong đó có thể liên quan tới 1 chút về phong thủy. 

Từ trước cho tới giờ , vua Gia Long luôn là 1 vị vua gây tranh cãi, mang tiếng là "cõng rắn về cắn gà nhà" , nhưng trong bài viết này mình sẽ không bàn luận về vua Gia Long tốt hay xấu gì hết, chủ yếu trong bài viết mình sẽ nói về kinh thành Huế , nếu dưới này có ý gì chưa được chính xác mong mọi người góp ý :

2. Đôi nét về vua Gia Long 

 Đầu tiên xin khác quát sơ lược về vua Gia Long, như mọi người đã biết sau khi vua Quang Trung mất , nhà Tây Sơn dần dần bị sụp đổ do người kế vị còn nhỏ không đủ khả năng lãnh đạo, dẫn đến thất bại khi Nguyễn Ánh giành lại chính quyền. 

  Nhà Nguyễn được thành lập sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là vua Gia Long vào năm 1802.

  Sau khi lên ngôi, ông bắt tay vào việc chọn nơi để làm kinh đô cho sau này. 

3. Kinh thành Huế - dưới góc nhìn thường. 

 Sau khi lên ngôi, vua Gia Long chọn Huế làm kinh đô, tuy thế đơn giản không phải tìm về chốn cũ mà còn là cuộc đấu trí giữa địa lý - chính trị, quân sự, kinh tế, vô cùng phức tạp , nó không chỉ mang theo ý nghĩa vận mệnh của vương triều mà còn là triển vọng hay gọi dễ hiểu đó là sự lâu dài của lãnh thổ Việt Nam vừa mới được thống nhất. 

Vì sao nhà nguyễn lại chọn huế làm kinh đô
Hình chụp toàn cảnh Tử Cấm Thành Huế nhìn từ trên cao bởi drone

 Vào ngày 9/5/1804, vua Gia Long cho xây dựng vòng trong thành (vòng trong của Đại Nội) với tổng chu vi 4 cạnh là 307 trượng, 3 thước 4 tấc (1. 229m) , thành bằng gạch cao 9 thược 2 tấc (3m68) và 1 thước 2 tấc (Om72) - theo Võ Liêm, sau đó công việc được tiếp tục qua nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng nếu để ý thì ta thấy rằng toàn cục kinh thành Huế quay mặt về hướng Đông Nam, thay vì hướng chính là Nam như các vị vua chúa thường chọn theo hướng thuật phong thủy để xây cung điện . 

 Nhà Nguyễn vẫn chọn Huế làm kinh đô cho triều đại mới vì nhiều lý do: về mặt lịch sử khi trước đó 9 đời chúa Nguyễn đã chọn đất Phú Xuân làm kinh đô, về địa thế Huế nằm ở trung tâm lãnh thổ Việt Nam thống nhất khi ấy, cũng như về chính trị khi ông lo ngại dân chúng phía Bắc còn thương tiếc triều Lê.

  Khi chọn Huế làm kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng dạng kinh đô có tính phòng thủ: xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa biển Thuận An. 

Các công trình trên được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Huế, kết hợp với kiểu mẫu bố trí từ Trung Quốc và kỹ thuật quân sự, xây tường thành theo lối Vauban từ các nước phương Tây đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc địa lý phong thủy phương Đông. 

Việc xây dựng này kéo dài suốt từ triều Gia Long tới triều vua Minh Mạng (kéo dài suốt từ 1802 tới tận 1917) với một loạt các công trình phục vụ cho công việc triều đình, sinh hoạt, tín ngưỡng giải trí của vua quan . 

 Ngoài kinh thành còn có các công trình phục vụ giáo dục như Văn Miếu, Võ Miếu, Quốc Tử Giám, Trường Thi...; ngoại giao như Thượng Bạc Viện và giải trí như Hổ Quyền.

 Cũng trong khoảng thời gian này, Huế đã tự hình thành cho mình một phong cách xây dựng lăng tẩm riêng theo phong cách triết học có sự chi phối của phong thủy địa lý, kết hợp phong cách nhà vườn Huế với phong cách cung đình Huế như ở các khu lăng tẩm tiêu biểu của vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức và Đồng Khánh. Ngoài các công trình trên, giai đoạn này cũng là giai đoạn nhiều chùa quán, đền miếu được xây dựng trùng tu với bốn ngôi quốc tự Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế, Thánh Duyên và quốc quán Linh Hựu cùng với nhiều chùa chiền đền miếu nhỏ khác. Việc này đã hình thành thiền kinh của Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ 19, giai đoạn này hàng loạt các công trình phủ đệ được xây dựng mà lúc đỉnh cao có đến 85 phủ . 

 Vòng thành có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn; thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).

Thành có 10 cửa chính gồm:

~Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).

~Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).

~Cửa Chính Tây

~Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).

~Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long).

~Cửa Quảng Đức.

~Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông).

~Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa).

~Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).

~Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)

Vì sao nhà nguyễn lại chọn huế làm kinh đô
Sơ đồ kinh thành Huế với các công trình quan trọng và các cổng thành xung quanh

Vì sao nhà nguyễn lại chọn huế làm kinh đô
Các công trình quan trọng nhất của Đại Nội Huế nằm ở trục thần đạo trung tâm, bắt đầu từ cổng Ngọ Môn kéo dài đến điện Kiến Trung sau cùng

Vì sao nhà nguyễn lại chọn huế làm kinh đô
So sánh cổng thành Huế xưa và nay

Vì sao nhà nguyễn lại chọn huế làm kinh đô
Vị trí của Huế nằm ở trung tâm của Việt Nam

4. "Sân khấu " chính trị 

Sau chiến thắng , việc chọn đóng đô ở Huế được coi là 1 cách nhìn "tối ưu" của nhà Nguyễn, tuy nhiên Huế chỉ thích hợp làm thủ phủ của 1 vùng hơn là làm kinh đô của 1 đất nước. 

Vì sao lại nói Huế thích hợp làm thủ phủ hơn là làm kinh đô ? 

~ Huế là kinh đô cũ của dòng họ , nơi Nguyễn Ánh có chỗ dựa cũng như cơ sở hành chính . Tuy nhiên khi lãnh thổ kéo dài ra hơn 2000 km về phía Bắc , Nam thì kinh đô này lộ ra 2 yếu điểm quan trọng. 

#1 Huế có khung cảnh đẹp tự nhiên nhưng vị trí lại chật hẹp, cô lập . Vùng đất này nằm ở trung tâm của 1 dải đồng bằng nhỏ hẹp rất khó để huy động 1 nguồn lực lớn khi rơi vào tình trạng nguy cấp. Việc Nguyễn Hoàng các chúa Nguyễn loay hoay trong nhiều thập kỉ mới tìm được đất đặt sự cai trị lâu dài là ở Phú Xuân , đó chính là 1 phép thử địa lý phức tạp. Nếu Huế không may rơi vào tình trạng nguy cấp  thì cửa Thuận An sẽ bị cô lập và chuyện này đã từng xảy ra như vậy vào các năm : 1883,1885,1968,và 1975.

#2 Dù rằng trên thế giới có các trung tâm chính trị quy mô nhỏ và vẫn điều hành được đất nước.   Nhưng điều này không dành cho Huế, vì triều đình không chỉ làm chức năng hành chính đơn thuần mà còn gắn liền với khả năng điều hành trược tiếp hệ thống kinh tế, quân sự tại hạ lưu sông Mekong và châu thổ Sông Hồng nên nếu xảy ra bất cứ biến động nào thì đều sẽ để lại hậu quả . 

Thêm nữa, Huế và các vùng lân cận không không tự sản xuất đủ lương thực , không đủ nguồn lính dự trữ ... Nên từ thời đó các chúa Nguyễn và kinh đô Huế gần như bị lệ thuộc về lương thực , thuế khóa vào Thuận Quảng, Gia Định, tiếp theo đó trở ngại lớn nhất khi dịch chuyển các nguồn lực lúa gạo , quân lính , tiền đúc, kim loại , đá xây dựng, gỗ lớn,... Giữa Gia Định , Huế và Hà Nội . Việc cung cấp và dịch chuyển trong nửa đầu thế kỉ XIX , là không đơn giản chút nào, vì phần lớn được vận chuyển bằng thuyền từ Nam Kỳ ra Bắc Kỳ , chỉ riêng việc vận chuyển và tiền đồng đảm bảo nguồn dự trữ, lương cho binh lính , quan lại, cứu đói và phục vụ các chiến dịch quân sự dưới thời nhà Nguyễn đã là gánh nặng đối với xã hội và nền chính trị bấy giờ, tạo ra sự kìm hãm sự phát triển thương mại  tự do. 

Trong lúc này , nhà Nguyễn chỉ có thể lựa chọn bằng cách dung hòa và cố gắng tạo thế cân bằng. 

Thay lời Kết:  Một số vua Nguyễn ý thức về phần nào về tác động của vị trí địa lý Huế , tuy nhiên  rõ ràng là họ  không có lựa chọn nào khác tối ưu. 

Giống như Quang Trung, Nguyễn Ánh từng có ý tưởng đóng đô tại Nghệ An. Tuy nhiên, lựa chọn này dường như đơn thuần mang ý nghĩa khoảng cách địa lý nhiều hơn là các tính toán kỹ lưỡng về địa chính trị và quyền lực vùng. Con trai ông, vua Minh Mạng sau đó đã cảnh báo con cháu một cách nghiêm khắc rằng không bao giờ được phép dời đô về Nghệ An hay ra Bắc . 

Một trong những ảnh hưởng dễ nhận thấy từ vị trí địa lý của Huế chính là sự lúng túng trong việc điều quân, tổ chức lực lượng tiến hành các chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Việt Nam và sau đó là cuộc chiến tranh chống Pháp xâm lược. 

Trong đó ít nhiều gì cũng có lỗi của vua chúa Nguyễn trong sự thất bại, dẫn đến vào ngày 6/6/1884: sau khi kí hòa ước Giáp Thân , Đại Nam thành thuộc địa của Pháp.