Ví dụ về yếu tố quyền lực trong quản lý

BÀI TIỂU LUẬNMÔN HỌC : CHÍNH TRỊ TRONG QUẢN LÝ CÔNG. phân tích sự tác động, ảnh hưởng của yếu tố chính trị đến quản lý công. Lấyví dụ ở Việt Nam.Trước khi phân tích sự tác động, ảnh hưởng của yếu tố chính trị đến quản lýcông, Em xin trình bày một số khái niệm.* Khái niệm Chính trị : Chính trị là một lĩnh vực của đời sống xã hội, thểhiện mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia trong việc giành,giữ, sử dụng hoặc chi phối quyền lực nhà nước.* Khái niệm quản lý công.Quản lý công là hoạt động điều hành, tổ chức thựchiện, kiểm tra, giám sát của các chủ thể khác nhau trong xã hội nhằm đáp ứng tốthơn các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.Trong các yếu tố chính trị tác động ảnh hưởng đến quản lý công có các yếu tốsau :1. Yếu tố quyền lực chính trị.- Trước hết quyền lực chính trị là khả năng của một giai cấp, một liên minhgiai cấp hay một tập đoàn xã hội hướng đến việc giành, giữ, sử dụng hoặc chiphối quyền lực nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể đó.- Ảnh hưởng của quyền lực chính trị đến quản lý công như sau :+ Ảnh hưởng đến các chủ thể hoạt động trong quản lý công.Những chủ thể hoạt động trong bộ máy quản lý công có thể là những cán bộ,công chức làm việc trong bộ máy nhà nước, đó cũng có thể là những tổ chức, cánhân ngoài khu vực nhà nước thực hiện cung ứng dịch vụ công, cùng tham giavào quản lý công. Các chủ thể quản lý công chịu sự điều chỉnh, chi phối bởi cácyếu tố quyền lực chính trị. Bản thân các cán bộ, công chức nhà nước làm việctrong lĩnh vực chính trị, vì vậy, điều tất yếu là họ chịu sự chi phối của đảng, củacác quyết sách chính trị … Với các chủ thể ngoài khu vực nhà nước, tham giavào việc cung ứng dịch vụ công, bản thân họ phải là những người chấp hành1đúng mọi chủ trương của đảng, pháp luật của nhà nước, như vậy họ cũng chịuảnh hưởng bởi các thiết chế chính trị.+ Ảnh hưởng đến việc ban hành các chính sách trong quản lý công.Các chính sách trong quản lý công chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố chínhtrị. Khi đảng đưa ra một quyết sách quan trọng, ảnh hưởng đến quản lý công,đảng luôn luôn phải đánh giá, xem xét và nhìn nhận nhiều chiều, nhất là tầm ảnhhưởng của nó đến sự ổn định về chính trị, xã hội. Do vậy, việc đưa ra các chínhsách lớn về quản lý công luôn được đảng cầm quyền quan tâm. Những quyếtsách này tác động trực tiếp đến nền hành chính nhà nước.+ Ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý công.Hiệu qủa hoạt động quản lý công chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thể chế chính trị.Một nền chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho quản lý công phát triển và ngượclại.+ Ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý công.Mục tiêu của đảng thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ đó chính là cơ sởđể quản lý công xây dựng các quy định, hành lang pháp lý để các cơ quan hànhchính thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ trong các hoạt động của quảnlý công.2. Yếu tố Đảng chính trị và quyết sách của đảng chính trị.Đảng chính trị là một tổ chức chính trị gồm những đại biểu ưu tú của một giaicấp, một tầng lớp hay một nhóm xã hội, cùng thừa nhận một hệ tư tưởng hayquan điểm chính trị, được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định, đại diện cholợi ích giai cấp, tầng lớp hay tập đoàn xã hội ấy, có mục đích và thỏa mãn mụcđích đó bằng cách giành lấy quyền lực nhà nước hoặc tham gia vào việc thực thiquyền lực nhà nước.Đảng chính trị có tác động rất lớn đến quản lý công, nhất là đối với đảng cầmquyền. Ở một số nhà nước hiện nay, dù có xu hướng tách bạch giữa chính trị vàhành chính, tuy nhiên sự tách bạch này chỉ có ý nghĩa tương đối. Nền hành chínhcông – quản lý công không thể tách ra khỏi sự điều chỉnh của đảng cầm quyền.Nếu khẳng định rằng, quản lý công không chịu sự tác động của đảng cầm quyền,thì đó là cách nhìn phiến diện, lệch lạch. Trong bất kỳ bối cảnh nào, đảng cẩm2quyền cũng luôn thể hiện sự lãnh đạo đối với nhà nước và toàn xã hội, trong đócó quản lý công.Quyết sách chính trị với tính chất là những chủ trương, chính sách lớn củađảng cầm quyền cũng có tác động rất lớn đến quản lý công. Một quyết sách phùhợp sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả của quản lý công và ngược lại.3. Yếu tố văn hóa chính trị.- Văn hóa chính trị là tổng hợp những giá trị văn hóa được hình thành, sử dụng và phát triển trong đời sống chính trị.- Văn hóa chính trị góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công.- Văn hóa chính trị góp phần xây dựng nền hành chính vì dân phục vụ.- Văn hóa chính trị góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh.- Văn hóa chính trị góp phần xây dựng đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức.4. Yếu tố đời sống chính trị quốc tế.- Chính trị quốc tế là mối quan hệ, sự tác động, ảnh hưởng qua lại giữa cácquốc gia, khu vực trên cơ sở đường lối, chính sách đối ngoại của từng quốc giavà gắn với lợi ích, chủ quyền của các quốc gia.- Chính trị quốc tế ổn định sẽ góp phần ổn định và phát triển quản lý côngcủa quốc gia.- Tham gia vào đời sống chính trị quốc tế để góp phần nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý công của quốc gia.- Những biến đổi lớn của đời sống chính trị quốc tế quyết định đến việchoạch định chính sách trong quản lý công.LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM Đảng Cộng sản Việt Nam là mộ bộ phận của hệ thống chính trị, Đảng giữ vaitrò lãnh đạo cả hệ thống chính trị, trong đó có nhà nước Cộng hòa xã hội Chủnghĩa Việt Nam. Đảng lãnh đạo nhà nước dưới nhiều hình thức, phương phápkhác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của mỗi lĩnh vực đời sống xã hộihay hoạt động nhà nước mà Đảng quan tâm:3+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về tổ chức nhà nước và hoạtđộng của bộ máy nhà nước, về chủ trương phát triển các mặt của đời sống xãhội.+ Đảng lựa chọn cán bộ để giới thiệu với nhà nước bố trí sắp xếp vào cácchức vụ trong bộ máy nhà nước.+ Đảng thường xuyên theo dõi kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan nhànước hoạt động theo đúng đường lối chủ trương chính sách của mình.+ Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo thông qua các tổ chức cơ sở do Đảng thànhlập trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các đảng viên làm việctrong bộ máy nhà nước.Ví dụ : Trong quá trình lãnh đạo đất nước trước những thách thức của thời kỳmới, Đảng ta đã tổng kết sáng kiến từ thực tiễn của nhân dân, tìm tòi, hoạch địnhđường lối đổi mới, thể hiện qua các mốc sau: Nghị quyết Hội nghị Trung ươnglần thứ 6, khoá IV (tháng 8/1979); Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của BanBí thư về khoán sản phẩm trong nông nghiệp; Quyết định 25/CP ngày 21/1/1981của Chính phủ về đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh; Nghị quyết Hội nghịTrung ương lần thứ 8, khoá V (tháng 6/1985) thừa nhận sản xuất hàng hoá vànhững quy luật của sản xuất hàng hoá; Kết luận của Bộ Chính trị (tháng 9/1986)về 3 quan điểm kinh tế trong tình hình mới. Đại hội VI của Đảng (tháng12/1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, mở ra bước ngoặtquan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ đó nền kinhtế đất nước chuyển sang thể chế kinh tế thị trường, sự vận hành của nền kinh tếchịu tác động đáng kể của những quy luật thị trường như quy luật cung - cầu,quy luật cạnh tranh Điều đó đòi hỏi nhà nước chuyển mạnh từ sự điều hànhbằng mệnh lệnh hành chính sang điều hành bằng những đòn bẩy kinh tế trên tầmvĩ mô như thuế suất, lãi suất, tỷ giá còn các chỉ tiêu kinh tế chỉ mang tính địnhhướng, không nên coi là pháp lệnh như trước đây.Một ví dụ khác về vấn đề yếu tố đời sống chính trị quốc tế tác động đến quảnlý công ở Việt Nam. Do phải tuân thủ những quy định chung và những cam kếtquốc tế nên sự chủ động của nhà nước ta trong việc xây dựng pháp luật về kinhtế phần nào đó bị thu hẹp. Trong hoàn cảnh đó, bộ máy nhà nước luôn phải năm4vững những quy định và cam kết quốc tế, vận dụng sáng tạo trong quá trình xâydựng và thực thi pháp luật để vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, vừa tuân thủ nhữngquy định và cam kết quốc tế;Theo những quy định và cam kết quốc tế về hộinhập nói chung không được sử dụng những biện pháp hành chính mệnh lệnh, phiquan thuế để bảo hộ sản xuất trong nước, vì vậy bộ máy nhà nước phải chuyểnmạnh sang việc sử dụng những biện pháp kinh tế và những rào cản kỹ thuật đểbảo vệ nền sản xuất trong nước và người tiêu dùng; Trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, một phần thể hiện trongnhững vụ tranh chấp thương mại, do đó bộ máy nhà nước có trách nhiệm giúpcác doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, nắm vững những quy định, camkết quốc tế cũng như những thủ đoạn các quốc gia và doanh nghiệp nước ngoàithường sử dụng; cảnh báo sớm, hướng dẫn họ đối phó và khi cần thì đứng ra bảovệ lợi ích chính đáng của họ; Khi nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giớithì phải chịu tác động nhanh, mạnh của những chuyển biến trên thị trường thếgiới, do đó bộ máy nhà nước cần gia tăng mạnh mẽ công tác theo dõi, phân tích,dự báo những diễn biến ấy để có biện pháp đề phòng; Hội nhập kinh tế đặt ranhững vấn đề mới về xã hội (ví dụ sự phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường,những tội phạm xuyên quốc gia truyền thống và phi truyền thống ), về an ninhquốc phòng (nay những mối đe dọa về mặt này mang tính toàn diện liên quan tớimọi lĩnh vực, thâm nhập sâu vào nội địa nước ta và tác động khá nhanh chóng),vì vậy bộ máy nhà nước cần có những sự điều chỉnh cần thiết về phương thứchoạt động để phòng ngừa, ứng phó./.5

Show

       Sử dụng quyền lực một cách hiệu quả là yếu tố then chốt nhất của quản lý. Nhà nghiên cứu Warren Bennis, khi nghiên cứu 5 yếu tố then chốt cho một nhà quản trị hiệu quả đã phỏng vấn 90 người đã từng được các đồng nghiệp bầu là người đứng đầu có ảnh hưởng nhất trong tất cả mọi lĩnh vực của xã hội. Và Bennis đã nhận thấy rằng những người này đều có một đặc điểm chung: họ làm cho người khác cảm thấy có sức mạnh, có quyền lực.

Ví dụ về yếu tố quyền lực trong quản lý
Những người lãnh đạo này có quyền lực bởi họ học được cách xây dựng một nền tảng về quyền lực trong công ty hoặc trong tổ chức của họ. Họ gây được ảnh hưởng bởi vì họ sử dụng sức mạnh của mình để giúp đỡ đồng nghiệp và cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ khó khăn. Để hoàn thành những công việc thông thường thì không cần có một sức mạnh đặc biệt nào ( kỹ năng hoặc tài năng bẩm sinh). Nhưng không thể thực hiện được những công việc thực sự khó khăn mà không có những “mánh khoé”.

Nhiều người cảm thấy rằng quyền lực là một khái niệm hàm chỉ những hoạt động chán ngắt, và thậm chí họ cảm thấy không hứng thú khi bàn luận đến. Nó gợi lên hình ảnh những ông chủ độc đoán, xảo quyệt luôn tìm cách đàn áp cấp dưới. Tuy nhiên, đây chỉ là những cái nhìn hạn hẹp về quyền lực. Quyền lực không nhất thiết phải gắn với sự tấn công, sự quá khích, gắn với sức manh, hoặc sự đàn áp. Quyền lực có thể được xem như là một dấu hiệu vềí sự hiệu quả cá nhân. Đó là khả năng huy động nguồn lực để hoàn thành công việc một cách có hiệu quả. Những người có quyền lực thường tạo nên môi trường xung quanh họ, trong khi những người không có quyền thường bị môi trường xung quanh dẫn dắt. Rollo May, đã cho rằng những người không muốn thực thi quyền lực và ảnh hưởng thì thường phải gặp nhiều điều không vui trong suốt cuộc đời họ.

Ví dụ về yếu tố quyền lực trong quản lý

I.KHÁI NIỆM QUYỀN LỰC:

Quyền lực là một phạm trù xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người. Quyền lực là một phạm trù ghép, được tạo lên từ hai phạm trù “Quyền’’ và “Lực’’.

Quyền là một phạm trù mang tính chất xã hội mà ở đó người ta ý thức ra việc một nhu cầu nào đó của mình phải được thực hiện trong sự thừa nhận của người khác. Quyền chỉ mối quan hệ giữa người với người, con người có được quyền khi nhu cầu của anh ta được người khác thừa nhận. Sự thừa nhận có thể được luật hóa dưới dạng văn bản pháp quy hoặc được xã hội thừa nhận dưới dạng quy phạm đạo đức.

Ví dụ về yếu tố quyền lực trong quản lý

Lực là thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng nhưng nó được thể hiện ra, được bộc lộ ra trong tương tác với cái khác ở khảc năng gây ra sự biến đổi, hoặc giữ cho sự vật không đổi. Lực có trong các sự vật, hiện tượng ở tự nhiên, trong mỗi cá thể con người. Lực mạnh hay yếu phụ thuộc vào quá trình tương tác của sự vật hiện tượng được bộc ra như thế nào. Nói tới lực là nói tới sức mạnh, là khả năng chi phối sự vật, hiện tượng khác, chi phối người khác, hoặc giữ cho bản thân mình không biến đổi trong tương tác với người khác, sự vật khác.

Lãnh đạo và quyền lực luôn đi liền với nhau. Nhà lãnh đạo thông qua quyền lực để thực hiện vai trò lao động của mình. Khi không nắm quyền lực thật sự trong tay nhà lãnh đạo chỉ có vai trò lãnh đạo trên danh nghĩa, hoặc sẽ vấp phải sự chống đối ngầm từ nhiều phía. Chỉ khi có quyền lực thực sự trong tay họ mới có khả năng thuyết phục, ảnh hưởng đến người khác, mới lôi kéo được mọi người đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.

Vậy quyền lực lãnh đạo là khả năng phân bố nguồn lực, ra quyết định và bắt buộc mọi người tuân thủ.

Hay có thể tóm gọn: quyền lực là năng lực của chủ thể trong việc ảnh hưởng tới đối tượng. Quyền lực là khả năng (tiềm năng) gây ảnh hưởng đến người khác, nó nằm trong nhận thức của đối tượng và con người có khả năng tăng hay giảm quyền lực của họ.

Quyền lực có ở mọi cấp bậc trong doanh nghiệp, người càng ở vị trí càng cao càng có quyền lực lớn. Với vai trò là người lãnh đạo doanh nghiệp, nhà lãnh đạo là người có quyền lực cao nhất.

    II. KHÁI NIỆM SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA LÃNH ĐẠO

Ảnh hưởng là toàn bộ các biện pháp do một nhóm người hoặc nhiều cá nhân thực hiện nhằm tạo ra những thay đổi thái độ,hành vi của một hoặc nhiều cá nhân khác.

Thực chất, ảnh hưởng của lãnh đạo là sự tác động từ bên này đến bên khác.

Chủ thể lãnh đạo tác động Đối tượng lãnh đạo

Xuất hiện sự ảnh hưởng của nhà lãnh đạo trong các trường hợp sau:

 Cần sự giúp đỡ của người khác

 Giao việc cho quản lý

 Đòi hỏi người khác phải đạt điều gì đó hoặc hoàn thành nhiệm vụ nào đó

 Cần khởi xướng hoặc muốn tạo ra những thay đổi nhất định trong tổ chức

Ví dụ về yếu tố quyền lực trong quản lý

III.NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC

         Vào những năm 1961 và 1962, ông Stanley Milgram đã thực hiện một cuộc thí nghiệm nổi tiếng tại Đai Học Yale để chứng minh một cách rõ rệt là con người trong một khuôn khổ nào đó không cưỡng lại lệnh của cấp trên mà chỉ biết tuân theo một cách mù quáng không phân biệt phải trái, vì trách nhiệm thành bại đã có một cấp bậc có thẩm quyền gánh chịu hoàn toàn.

Một người rất là bình thường đã được một cơ quan nghiên cứu khoa học mời đến để tham dự một cuộc thí nghiệm, mà kết quả có một tầm quan trọng rất lớn. Đương sự đứng trước một cái máy có thể gây điện giật mỗi lúc một đau đớn hơn cho một thí sinh đã trả lời sai trước một số câu hỏi. Lẽ cố nhiên đây chỉ là một dàn cảnh và thí sinh trả lời sai và kêu la rên rỉ chỉ là một nguời đóng kịch, nhưng người gây điện giật hoàn toàn không biết điều này. Nhà khoa học ra lệnh và người gây giựt điện tuân theo không ngần ngại.Cuộc thí nghiệm này đã được lập lại khắp nơi trên thế giới và kết quả đều giống nhau. Một người công dân hiền hoà, dễ thương có thể hành hạ những người xa lạ mà mình không biết, chỉ vì một “cấp trên” nào đó yêu cầu họ làm như vậy. Cấp trên này là một biểu tượng quyền uy mà người công dân bình thường tin tưởng và ngưỡng mộ và việc làm này củng cố bản năng sinh tồn của đương sự. Đây là mối tương quan giữa quyền lực và sự hiểu biết. Nơi nào có con người, nơi đó có quyền lực. Vậy quyền lực phát sinh từ đâu ?

Quyền lực là một thực tế và cũng là một nhu cầu. Nó là một thực tế vì chúng ta thấy nó ở khắp mọi nơi. Nó hiện diện từ khi con người xuất hiện và trải qua hàng thế kỷ nó luôn hiện diện trong các gia đình, các làng xã, các bộ lạc, các băng đảng, các đảng phái, các công đoàn, các xí nghiệp, các công xưởng, các quốc gia. Từ những nơi này đã phát xuất ra những tay đầu đảng, những cấp chỉ huy, những nhà lãnh đạo, những vị anh hùng. Đó cũng là một nhu cầu, một nhu cầu căn bản của loài người mà không mấy ai chú ý đến, vì nó liên quan mật thiết đến bản năng sinh tồn của con người. Khi môi trường thay đổi và đe dọa mạng sống, những cơ cấu đặc biệt bắt đầu chuyển động nhằm mục đích bảo vệ mạng sống đó. Từ con vi khuẩn cho đến con người những cơ cấu này giống nhau. Đúng trước một hiểm họa, một sinh vật có hai lựa chon : một là trốn chạy hay là phản ứng tự vệ. Với sự tiến hóa, việc trốn chạy nơi con người biến thành thoái lui và việc phản ứng tự vệ biến thành việc xác nhân bản ngã. Lâu ngày những phản ứng này trở thành những vũ khí nhằm bảo tồn trí tuệ, nó được vận dụng để bảo tồn ý kiến, bảo tồn tín điều và nhằm cứu gỡ thể diện trong những cuộc tiếp tân, trong các cuộc hội họp : đó là việc duy trì uy tín và danh giá của cá nhân.

Cá nhân đứng riêng rẽ một mình có toàn quyền quyết định chạy trốn, giả chết, giả ngu, giả dại hoặc tấn công trả đũa. Nhưng trong trường hợp một nhóm hay một tổ chức, tính cách liên lập có khuynh hướng vô hiệu hóa những phản ứng của cá nhân, tất cả mọi người lúc đó nhìn về phía người có uy quyền nhất, hoặc nguời có bản lãnh nhất, tùy theo trường hợp, vì người này có thể chất cao do trí tuệ, do lòng can đảm, do hào khí (charisma), nói tóm lại là nhờ có uy lực. Trong gia đình cũng như trong xã hội, nhằm mục đích bảo vệ khả năng sinh tồn về thể chất cũng như về tinh thần, sự hiện diện của người lãnh đạo, đứng ra gánh vác mọi trách nhiệm là một điều cần thiết, là một nhu cầu, giống như một đứa bé có nhu cầu trông cậy vào bố mẹ

Vậy quyền lực của người lãnh đạo đến từ đâu? Có năm nguồn cơ bản tạo ra quyền lực người lãnh đạo, đó là quyền lực khen thưởng, quyền lực cưỡng ép, quyền lực pháp lý, quyền lực nhân cách và quyền lực chuyên gia.

1. Reward Power – Quyền lực khen thưởng. Phần thưởng – Là kết quả của sự mong đợi được bù đắp.

 Người lãnh đạo khen thưởng để khích lệ nhân viên. Tuy nhiên, nếu dùng sai có thể tạo nên các vấn đề nghiêm trọng về tinh thần làm việc, không kịp thời khen thưởng với người xứng đáng, tặng thưởng nhiều hơn cho người được ưu thích.

 Người lãnh đạo khen thưởng để khích lệ nhân viên. Tuy nhiên, nếu dùng sai có thể tạo nên các vấn đề nghiêm trọng về tinh thần làm việc, không kịp thời khen thưởng với người xứng đáng, tặng thưởng nhiều hơn cho người được ưu thích.

Ví dụ: Tăng lương, Thưởng tiền mặt, Cơ hội đào tạo, hay đơn giản là khen ngợi…

Nếu những người khác hy vọng rằng bạn sẽ thưởng cho họ để làm những gì bạn muốn, xác suất cao là họ sẽ làm điều đó vì phần thưởng.

Hạn chế của loại quyền lực này là bạn không có nhiều phần thưởng như bạn cần. Là trưởng phòng bạn không thể quyết định việc tăng lương; Ngay cả là CEO trong nhiều trường hợp cũng cần sự cho phép của Hội đồng quản trị…

Vì vậy, khi bạn sử dụng hết phần thưởng có sẵn, hoặc khi những phần thưởng không đủ giá trị với người khác, quyền lực của bạn sẽ yếu đi.

Một trong những nhược điểm của việc sử dụng phần thưởng là nếu muốn phần thưởng có tác dụng tạo động lực – chúng cần phải lớn hơn sau mỗi lần. Thậm chí sau đó, nếu phần thưởng được trao thường xuyên, mọi người có thể cảm thấy mãn nguyện (tâm lý nghiễm nhiên) bởi những phần thưởng, vì vậy mà nó mất hiệu quả tạo động lực.

2. Coercive Power – Quyền lực cưỡng bức– Điều này xuất phát từ niềm tin rằng một người có thể bị trừng phạt khi không tuân thủ.

 Ở vị trí cao hơn, người lãnh đạo có quyền ra mệnh lệnh buộc nhân viên phải chấp hành. Lạm dụng quyền này có thể nhanh chóng dẫn để mất uy tín lãnh đạo, tạo tư tưởng chống đối trong nhân viên. 

     Ở vị trí cao hơn, người lãnh đạo có quyền ra mệnh lệnh buộc nhân viên phải chấp hành. Lạm dụng quyền này có thể nhanh chóng dẫn để mất uy tín lãnh đạo, tạo tư tưởng chống đối trong nhân viên. 

Ví dụ: Sa thải, Kỷ luật, Giảm lương, Chỉ trích…

Quyền lực này thường dễ dàng bị lạm dụng. Hơn nữa, nó có thể gây ra hành vi tiêu cực và không hài lòng trong công việc.

Như một phương sách cuối cùng, đôi khi bạn cần phải trừng phạt. Tuy nhiên, sử dụng rộng rãi quyền lực cưỡng chế – hiếm khi thích hợp cho việc thiết lập một đội nhóm hùng mạnh.

Rõ ràng, sử dụng quyền lực cưỡng chế là phong cách nghèo nàn nhất của nhà lãnh đạo. Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, bạn cần những quyền lực mạnh mẽ và đi vào lòng người hơn.

3. Legitimate Power – Quyền lực pháp lý- Xuất phát từ niềm tin rằng một người có vị trí chính thức để tạo ra sự tuân thủ của những người khác.Đây là quyền lực liên quan đến vị trí của người đó. Người quản lý nói chung là người có quyền này vì vị trí của người quản lý cho phép họ có thể áp đặt quyền lực của minh xuống một nhóm người nhất định và nhóm người đó có nghĩa vụ chấp nhận nghe theo.

 

     Quyền lực pháp lý. Đây là quyền lực liên quan đến vị trí của người đó. Người quản lý nói chung là người có quyền này vì vị trí của người quản lý cho phép họ có thể áp đặt quyền lực của minh xuống một nhóm người nhất định và nhóm người đó có nghĩa vụ chấp nhận nghe theo.

Ví dụ như: Tổng thống, Thủ tướng, Giám đốc, Trưởng phòng…

Đây là loại quyền lực được mọi người biết đến nhiều nhất, tuy nhiên, loại quyền lực này không ổn định. Nếu bạn bị mất vị trí, ngay lập tức quyền lực của bạn biến mất.

Ngoài ra, phạm vi của loại quyền lực này bị hạn chế bởi ranh giới của tổ chức. Ví dụ: Giám đốc của một công ty thì chỉ có quyền lực trong công ty đó.

Vì vậy, nếu dùng quyền lực chức danh là cách duy nhất để tạo ảnh hưởng người khác là chưa đủ mạnh. Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, bạn cần nhiều quyền lực hơn thế.

4. Referent Power – Quyền lực nhân cách. Người lãnh đạo có quyền lực cá nhân là người được nhân viên yêu mên và ngưỡng mộ về nhân cách, có ảnh hưởng đối với những người xung quanh. Nhân viên sẽ chủ động thay đổi hành vi chiều theo ý muốn của người lãnh đạo, Khi nhận được các yêu cầu và tín hiệu. Nhân viên vẫn hoàn toàn độc lập với lãnh đạo, họ chỉ thực hiện một tự nguyện và theo bản năng.

Đây kết quả của một người xứng đáng được tôn trọng và yêu quý từ những người khác. Người lãnh đạo có quyền lực cá nhân là người được nhân viên yêu mến và ngưỡng mộ về nhân cách, có ảnh hưởng đối với những người xung quanh. Nhân viên sẽ chủ động thay đổi hành vi chiều theo ý muốn của người lãnh đạo, Khi nhận được các yêu cầu và tín hiệu. Nhân viên vẫn hoàn toàn độc lập với lãnh đạo, họ chỉ thực hiện một tự nguyện và theo bản năng.

Điều này đôi khi được coi là sức thu hút, sự lôi cuốn, ngưỡng mộ, hay sự mê hoặc. Quyền lực giá trị cá nhân đến từ sự yêu mến và tôn trọng một người theo một cách nào đó.

Những người nổi tiếng có sức hút, đó là lý do tại sao họ có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ đến những fan hâm mộ họ. Trong một môi trường làm việc, một người quyến rũ thường làm cho mọi người cảm thấy tốt và yêu mến hơn.

Quyền lực giá trị cá nhân có thể là một trách nhiệm lớn đối với bạn, bởi vì bạn không nhất thiết phải làm bất cứ điều gì để có được nó. Vì vậy, nó có thể bị lạm dụng khá dễ dàng.

Một người nào đó đáng yêu, nhưng lại thiếu tính toàn vẹn và trung thực, có thể làm dụng quyền lực đó để làm tổn thương người khác, cũng như để đạt được lợi ích cá nhân.

Chỉ dựa vào quyền lực giá trị cá nhân sẽ không phải là một chiến lược tốt; Nhưng bạn sẽ rất thành công khi kết hợp nó với sức mạnh của quyền lực chuyên gia.

5. Expertise Power – Quyền lực chuyên gia. Người lãnh đạo có khả năng chuyên gia hướng dẫn cách thực hiện công việc cho cấp dưới. Nhân viên quan sát và tự quyết định họ có thể làm theo như vậy hay không. Năng lực và khả năng chuyên gia là cội nguồn của quyền lực. Người lãnh đạo không có năng lực thực sự sẽ không duy trì được quyền lực.

Người quản lý có càng nhiều những quyền lực này, họ sẽ càng có thể thực hiện một cách hiệu quả công việc lãnh đạo. Đồng thời, chẳng hạn với những nhà quản lý ở cùng một cấp độ, tức là cùng một cấp độ quyền lực pháp lý, thì họ vẫn khác nhau về khả năng sử dụng các nguồn lực còn lại.

Loại quyền lực này dựa trên kỹ năng và kiến thức vượt trội của một người. Người lãnh đạo có khả năng chuyên gia hướng dẫn cách thực hiện công việc cho cấp dưới. Nhân viên quan sát và tự quyết định họ có thể làm theo như vậy hay không. Năng lực và khả năng chuyên gia là cội nguồn của quyền lực. Người lãnh đạo không có năng lực thực sự sẽ không duy trì được quyền lực. Người quản lý có càng nhiều những quyền lực này, họ sẽ càng có thể thực hiện một cách hiệu quả công việc lãnh đạo. Đồng thời, chẳng hạn với những nhà quản lý ở cùng một cấp độ, tức là cùng một cấp độ quyền lực pháp lý, thì họ vẫn khác nhau về khả năng sử dụng các nguồn lực còn lại.

Khi bạn có kiến thức và kỹ năng giúp bạn hiểu tình hình, đề xuất các giải pháp và triển khai tốt hơn những người khác – mọi người sẽ lắng nghe bạn. Khi bạn thể hiện chuyên môn, mọi người sẽ có xu hướng tin tưởng bạn và tôn trọng những gì bạn nói. Là một chuyên gia, ​​ý tưởng của bạn sẽ có giá trị hơn, và những người khác sẽ đi theo bạn trong lĩnh vực đó. Quyền lực chuyên gia không đòi hỏi sức mạnh vị trí, vì vậy bạn có thể sử dụng nó để đi xa hơn. Đây là một trong những cách tốt nhất để nâng cao kỹ năng lãnh đạo của bạn.

IV CÁC YẾU TỐ VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG QUYỀN LỰC

1. Các yếu tố quyền lực:

Có rất nhiều yếu tố tạo nên quyền lực trong tổ chức và gồm các yếu tố sau:

+ Quyền lực vị trí ( do vị trí mang lại):

     Quyền hạn do hệ tổ chức quy định chính thức

 Quyền được kiểm soát tất cả các lĩnh vực của tổ chức

 Quyền được khen thưởng và trừng phạt

 Quyền kiểm soát và phân phối thông tin

 Quyền kiểm soát môi trường làm việc của tổ chức

+ Quyền lực cá nhân:

 Do năng lực kinh nghiệm bản thân

 Do quan hệ giao tiếp và quen biết

 Do uy tín của bản thân và phẩm chất cá nhân.

+ Quyền lực chính trị:

 Quyền kiểm soát quá trình ra quyết định

 Quyền liên kết giữa các cá nhân và các tổ chức khác

 Quyền thể chế hóa các quy định và các quyết định

 Quyền hợp tác, liên minh

2. Các nguyên tác sử dụng quyền lực

Để sử dụng quyền lực có hiệu quả cần chú ý các nguyên tắc sau:

  • Quyền lực thường chứa trong nó sự phủ định phản kháng.
  • Quyền lực chỉ được sử dụng có hiệu quả một khi nó phù hợp với phong cách của người lãnh đạo và mục đích lãnh đạo.
  • Người lãnh đạo càng có nhiều khả năng vận dụng khai thác những nguồn gốc này thì khả năng thành công càng nhiều.
  • Nhận thức về cơ sở quyền lực ảnh hưởng tới việc tăng cường quyền lực cá nhân.
  • Quyền lực bị ảnh hưởng bởi sự khéo léo vận dụng những cơ sở này.
  • Quyền lực không có giới hạn.
  • Quyền lực được thể hiện ở hành động và người lãnh đạo là người hành động.
  • Người có khả năng ảnh hưởng đến người khác, chi phối được nhiều hướng sự việc nhằm đạt kết quả thì người đó sẽ có nhiều người đi theo. Và đó là người lãnh đạo.

V. CHIẾN LƯỢC GÂY ẢNH HƯỞNG NHẰM TẠO QUYỀN LỰC CHO NGƯỜI LÃNH ĐẠO

1. Mục tiêu của việc gây ảnh hưởng

  • Đạt được sự giúp đỡ
  • Giao việc cho người khác
  • Hoàn thành thực hiện nhiệm vụ
  • Tạo ra sự thay đổi

2. Kết quả của việc gây ảnh hưởng

  • Sự tích cực nhiệt tình tham gia: đối tượng đồng ý về những hoạt động yêu cầu của chủ thể, sẵn sàng tham gia một cách tích cực
  • Sự tuân thủ phục tùng: đối tượng thực hiện những yêu cầu của chủ thể song không nhất trí với chủ thể về điều phải làm; thực hiện nhiệm vụ với sự lãnh đạm, thờ ơ hơn là sự tích cực nhiệt tình
  • Sự kháng cự chống lại: đối tượng không thực hiện mà chống lại các yêu cầu của chủ thể biểu hiện là chán nản, buồn rầu, bất mãn trì hoãn, đình công trì hoãn

3. Chiến lược gây ảnh hưởng

Trên thực tế có 7 chiến lược:

  1. Chiến lược thân thiện: gây thiện cảm với người khác để họ có cách nghĩ tốt về ta.
  2. Chiến lược thương lượng: thương lượng giải quyết vấn đề trên cơ sở “ hai bên cùng có lợi”.
  3. Chiến lược đưa ra lý do: Đưa ra các thông tin, chứng cớ,… để bào chữa và thuyết phục ý kiến của mình.
  4. Chiến lược quyết đoán: đưa ra các quyết định táo bạo khi gặp khó khăn.
  5. Chiến lược tham khảo cấp trên: ghi nhận và xin ý kiến cấp dưới.
  6. Chiến lược liên minh: Sử dụng người khác nhằm tạo uy tín cho mình.
  7. Chiến lược trừng phạt: rút bớt đặc quyền, đặc lợi, quyền hạn,… của một số đối tượng trong trường hợp cần thiết.

https://www.slideshare.net/ngonguyenbaongan/lnh-o-15607933

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong

http://aitech.edu.vn/

http://hocvalamsaigon.com

http://vuahocvalam.com

VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG