Ví dụ về phương pháp so sánh chức năng

Nguyên nhân tại sao tên gọi “Luật so sánh” được sử dụng phổ biến hơn các tên gọi còn lại? Mặc dù tồn tại nhiều tên gọi khác nhau bằng các ngôn ngữ khác nhau, nhưng nhìn chung tên gọi của lĩnh vực học thuật này dịch ra tiếng Việt có thể có 3 tên gọi sau: “Luật so sánh”; “Luật học so sánh”; “So sánh luật”. Nội hàm của 3 thuật ngữ này là không hề đồng nhất. Trong 3 tên gọi này thuật ngữ “Luật so sánh” được sử dụng rộng rãi hơn cả vì: Thuật ngữ này được sử dụng sớm hơn thuật ngữ “Luật học so sánh”; đặc biệt ở các quốc gia có nền khoa học pháp lý phát triển như Anh, Mỹ, Pháp. Và tên gọi này diễn tả tương đối chính xác nội hàm, là tên gọi phổ biến nhất và có thể khái quát và nghiên cứu về sự tương đồng và khác biệt giữa các lĩnh vực khác nhau.

  • Hãy trình bày về những quan điểm khác nhau về bản chất của luật so sánh? Anh (Chị) ủng hộ quan điểm nào về bản chất của luật so sánh? Tại sao?  Cuộc tranh luận về bản chất của Luật so sánh trong khoa học xã hội nói chung và trong khoa học pháp lý nói riêng đã gây ra những tranh cãi với những quan điểm khác nhau: Luật so sánh chỉ là một phương pháp so sánh pháp luật Ở quan điểm này nhiều đọc giả cho rằng Luật so sánh là phương pháp nghiên cứu được áp dụng đối với lĩnh vực pháp luật hay chỉ là phương tiện có vai trò quan trọng trong việc giải thích các quy phạm pháp luật của hệ thống pháp luật khác nhau, đồng thời xem xét khả năng có thể làm cho hệ thống pháp luật ở xã hội này thích nghi được ở một xã hội khác hay không.

Luật so sánh là một môn học Quan điểm này cho rằng với tư cách là một môn học, Luật so sánh là đối tượng của việc giảng dạy ở cái trường đại học luật, các khoa luật và các trường đào tạo khác. Quan điểm thứ ba Luật so sánh là ngành khoa học pháp lý Bên cạnh hai quan điểm trên cũng có nhiều học giả cho rằng, Luật so sánh là một ngành khoa học pháp lý độc lập bởi các lập luận sau:  Rất nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn khác đã sử dụng phương pháp so sánh một cách rộng rãi và kết quả là dẫn đến sự ra đời của các khoa học so sánh mới: chính trị so sánh, xã hội học so sánh,...  Luật so sánh có đối tượng nghiên cứu là các hệ thống pháp luật đương đại.  Kết quả của Luật so sánh không chỉ dừng lại ở việc nêu ra các điểm tương đồng và khác biệt của các đối tượng được nghiên cứu mà quan trọng hơn nó nghiên cứu mối liên hệ giữa các hệ thống pháp luật này, giải thích nguồn gốc của sự tương đồng và sự khác biệt nhằm mục đích cải tổ hệ thống pháp luật quốc gia cũng như làm hài hòa và đi đến nhất thể hóa pháp luật của các quốc gia.  Về bản chất của Luật so sánh em ủng hộ quan điểm Luật so sánh là ngành khoa học pháp lý.

Vì nó sẽ nghiên cứu được các vấn đề của Luật so sánh như:  Luật so sánh nghiên cứu ở cả góc độ lý luận lẫn thực tiễn, so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các nguồn gốc hệ thống pháp luật. Nhằm tìm giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật.

 So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt.  Sử dụng điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định, giải thích nguồn gốc của chúng, đánh giá những giải pháp được sử dụng trong các hệ thống pháp luật khác nhau, phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp luật khác hoặc nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của các hệ thống pháp luật.  Xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan đến các nhiệm vụ trên, bao gồm những vấn đề mang tính phương pháp luận liên quan đến việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Mặc dù chưa làm rõ bản chất và chức năng của luật so sánh nhưng phạm vi đối tượng nghiên cứu của Micheal Bogdan đã được mở rộng rất nhiều.  Điểm chung giữa các quan điểm này là:  Thứ nhất, luật so sánh không phải là một ngành luật hay pháp luật thực định.  Thứ hai, so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của luật so sánh.  Thứ ba, luật so sánh không đồng nhất với nghiên cứu pháp luật nước ngoài.  Thứ tư, một trong những nhiệm vụ quan trọng và thú vị nhất của luật so sánh là cố gắng giải thích những điểm tương đồng và khác biệt.

  1. Hãy phân tích các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của luật so sánh?

− Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh vô cùng rộng: Luật so sánh bao giờ cũng nghiên cứu so sánh các vấn đề pháp lý của từ hai hệ thống pháp luật trở lên. Quan điểm của các quốc gia về hệ thống pháp luật không đồng nhất. Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, so sánh pháp luật. − Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh có tính biến đổi không ngừng: Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh biến đổi tùy thuộc vào sự thay đổi, phát triển của kinh tế, của xã hội. Sự phát triển của kinh tế xã hội ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ đặt ra những nhu cầu tìm kiếm nghiên cứu các vấn đề khác nhau. − Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh mang tính hướng ngoại: Trong một công trình nghiên cứu luật so sánh, bao giờ cũng phải có sự xuất hiện của pháp luật nước ngoài. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luật so sánh mang tính hướng ngoại. − Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh không chỉ được nghiên cứu ở góc độ lý luận mà còn được nghiên cứu ở góc độ thực tiễn: Nếu chỉ dừng lại ở góc độ lý luận thì kết quả của công trình nghiên cứu đó sẽ không đạt được tính đúng đắn, không phản ánh đúng bản chất của đối tượng được nghiên cứu do đó sẽ không có khả năng thực thi trên thực tế. − Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự khác biệt của các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới. Đây là bước cơ sở đầu tiên của các hoạt động chủ yếu của Luật so sánh, cũng chính là phạm trù chủ yếu của Luật so sánh. Nhằm giải thích nguồn gốc, đánh giá giải pháp trong các hệ thống pháp luật, phân nhóm các hệ thống pháp luật hoặc tìm ra các vấn đề cốt lõi, cơ bản của hệ thống pháp luật.

dụng phương pháp này, người nghiên cứu sẽ xác định các yếu tố như điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, hệ tư tưởng... trong quá khứ đã tác động như thế nào đến những đối tượng so sánh. Phương pháp này dùng để nghiên cứu các vấn đề thuộc về bản chất, những vấn đề mang tính đặc trưng của các hệ thống pháp luật.  Ưu điểm: Có thể đưa ra dự báo về sự phát triển của pháp luật trong tương lai.  Nhược điểm: Các dữ kiện lịch sử có thể mang tính chủ quan, nên độ chính xác của những nghiên cứu bằng phương pháp này còn mang tính tương đối. ❖ Phương pháp so sánh chức năng: Là phương pháp so sánh các giải pháp được sử dụng trong các xã hội khác nhau để giải quyết cùng vấn đề xã hội hoặc pháp lý tồn tại ở các xã hội đó. Đưa ra kết luận, đánh giá về hiệu quả điều chỉnh của các quy phạm pháp luật.  Ưu điểm: Có thể giải quyết dứt điểm các tiền đề nghiên cứu được đặt ra. Luôn tiến hành so sánh được.  Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí, công sức nghiên cứu, tìm kiếm. ❖ Phương pháp so sánh quy phạm: Là phương pháp so sánh quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, văn bản pháp luật của hệ thống pháp luật này với quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, văn bản pháp luật tương ứng trong hệ thống pháp luật khác. Yếu tố mang tính chất quyết định đối với việc áp dụng phương pháp này là phải tìm được quy phạm, chế định hay văn bản pháp luật tương ứng trong hệ thống pháp luật cần so sánh.  Ưu điểm: Phương pháp này dễ tiến hành đối với việc đặt các quy phạm pháp luật, gọi tên các quy phạm pháp luật ở cạnh nhau. Không đòi hỏi

người nghiên cứu phải có kiến thức tổng hợp sâu rộng về hệ thống pháp luật mà mình nghiên cứu.  Nhược điểm: Trong nhiều trường hợp, các khái niệm và phạm trù pháp luật ở các quốc gia không giống nhau. Có những thuật ngữ có hình thức giống nhau nhưng nội hàm khác nhau. ⮚ Kết luận: Phương pháp so sánh chức năng, quy phạm có mối quan hệ nội tại và thống nhất với nhau. Trong đó, phương pháp so sánh chức năng thường được tiến hành với các quốc gia không cùng dòng họ pháp luật. còn phương pháp so sánh quy phạm thường được áp dụng đối với các quốc gia có cùng dòng họ pháp luật. Trong thực tiễn, hai phương pháp này nên được sử dụng song song và đồng thời để đảm bảo tính chính xác kết quả của công trình nghiên cứu.

  1. Nêu và phân tích khái niệm luật so sánh theo quan điểm của Michael Bogdan? Theo Michael Bogdan thì Luật so sánh bao gồm:  So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt;  Sử dụng những sự tương đồng và khác biệt đã tìm ra nhằm giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật, phân nhóm các hệ thống pháp luật hoặc tìm ra những vấn đề cốt lõi, cơ bản của các hệ thống pháp luật  Xử lý những vấn đề mang tính chất phương pháp nảy sinh trong quá trình so sánh luật, bao gồm cả những vấn đề khi nghiên cứu luật nước ngoài Theo Michael Bogdan thì bộ môn luật so sánh chỉ nghiên cứu những vấn đề chung có ảnh hưởng tới toàn thể hoặc gần như toàn thể hệ thống pháp luật giống như lịch sử pháp luật, xã hội học pháp luật; và thuật ngữ luật so sánh có

thống các khái niệm cũng như giải pháp pháp lý mà pháp luật nước ngoài sử dụng để điều chỉnh mối quan hệ nào đó. Dựa vào kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài để xây dựng các giải pháp cụ thể cho pháp luật nước mình tiếp thu có chọn lọc. Ví dụ: Trong thời đại cách mạng công nghệ 4 các mô hình kinh tế chia sẻ phát triển một cách nhanh chóng trong xã hội Việt Nam riêng và thế giới nói chung, tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được pháp luật Việt Nam điều chỉnh một cách cụ thể nhất là vấn đề về lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ, việc có nên xem người làm việc trong mô hình kinh tế chia sẻ là người lao động hay không vẫn là một câu hỏi, trong khi một số nước trên thế giới đã có những điều chỉnh cho vấn đề này như pháp luật Anh, Pháp (công nhận người lao động), Úc (không công nhận người lao động) thông qua thực tiễn xét xử.

  1. Tại sao các quốc gia đang có xu hướng gia tăng hoạt động hài hòa hóa và nhất thể hóa pháp luật? Luật so sánh hỗ trợ cho 02 hoạt động này như thế nào? − Hài hoà hoá pháp luật là quá trình nhằm giảm đi những khác biệt trong lĩnh vực pháp luật cụ thể giữa các hệ thống pháp luật. − Nhất thể hoá pháp luật là quá trình theo đó các quy phạm mâu thuẫn của các hệ thống pháp luật khác nhau được thay thế bởi các quy phạm pháp luật chung. ⮚ Lý do các quốc gia đang có xu hướng gia tăng hoạt động hài hoá và nhất thể hoá pháp luật vì hiện các quốc gia luôn mở rộng hoạt động của mình tất cả vấn đề về hôn nhân, dân sự, lao động, đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế vì thế cần một nguồn luật chung để thống nhất điều chỉnh, trong tư pháp quốc tế nguồn luật quốc tế các quốc gia chủ yếu hài hoà hoá và nhất

thể hoá pháp luật vấn đề hợp đồng, ví dụ như: CISG 1980, UCP 600, incoterm 2020, ... − Luật so sánh sẽ giúp cho hài hoà pháp luật và nhất thể hoá pháp luật ở chỗ:

  • Xác định được điểm chung của các hệ thống pháp luật.
  • Luật so sánh cung cấp cho các luật quốc gia các kiến thức và kỹ năng quan trọng để tham gia vào quá trình đàm phán.
  • Để hỗ trợ các quốc gia vượt qua rào cản tâm lý khi tiếp cận các quy định áp dụng chung và từ bỏ các quy định pháp luật quốc gia.
  1. Nhận định:
  1. Không có luật so sánh, chỉ có so sánh luật. Nhận định trên là sai. Vì luật so sánh và so sánh luật là hai khái niệm khác nhau. Luật so sánh là khái niệm phổ biến, khái quát tương đối đầy đủ nội hàm của khái niệm như đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, hay sự tác động, ảnh hưởng của luật so sánh lên các đối tượng khác và ngược lại. So sánh luật là khái niệm tuy tương đối giống luật so sánh nhưng chỉ là một khía cạnh, một phương pháp nghiên cứu để tiếp cận pháp luật nước ngoài của khoa học luật so sánh. Vì vậy, không thể coi so sánh luật mới là khái niệm đúng đắn hơn hay so sánh luật là khái niệm có thể thay thế hoàn toàn cho khái niệm luật so sánh. Việc sử dụng khái niệm luật so sánh hay so sánh luật còn phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử, địa lý hay sự ảnh hưởng từ bên ngoài đối với quá trình hình thành hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, mỗi cá nhân.
  2. Tên gọi “Luật so sánh” được sử dụng phổ biến nhất vì đây là tên gọi có nội hàm chính xác nhất.

pháp luật trong nước hoàn toàn có thể trở thành 1 bên trong đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh.

  1. Phương pháp so sánh chức năng là phương pháp áp dụng cho các công trình so sánh ở cấp độ vĩ mô. Nhận định trên là sai. Vì phương pháp so sánh chức năng là phương pháp so sánh dựa trên chức năng điều chỉnh pháp luật đối với các mối quan hệ xã hội, phương pháp so sánh chức năng thường được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của các hệ thống pháp luật đối với các mối quan hệ xã hội cụ thể. Thông thường, phương pháp so sánh được thực hiện ở cấp độ vĩ mô do đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức sâu rộng, tốn nhiều thời gian, chi phí, sức lực. Tuy nhiên, phương pháp so sánh chức năng không thể hiện quy mô, cấp độ so sánh của công trình Luật so sánh. Công trình Luật với phương pháp so sánh chức năng hoàn toàn có thể được thực hiện ở cấp vi mô.
  2. Văn hoá pháp lý của quốc gia tỉ lệ thuận với trình độ lập pháp của quốc gia. Nhận định trên là sai. Văn hóa pháp lý của một quốc gia là sự liên hệ, nhìn nhận, tác động..ủa con người trong quốc gia với hệ thống pháp luật của quốc gia đó. Mức độ văn hóa pháp lý của một quốc gia là sự tổng hợp, cấu thành từ nhiều yếu tố như lịch sử pháp luật, văn hóa, trình độ dân trí, ý thức thượng tôn pháp luật... Văn hóa pháp lý có ảnh hưởng lớn tới quá trình lập pháp của một quốc gia, trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cơ quan lập pháp của mỗi quốc gia sẽ thay đổi hệ thống pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đó, cụ thể trong thời kì chiến tranh, các quy phạm pháp luật

thường chỉ tập trung điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan tới hình sự và quan hệ trong quá trình chiến đấu. Tuy nhiên, không thể nói văn hóa pháp lý của quốc gia có tỉ lệ thuận với trình độ lập pháp của quốc gia. Vì pháp luật của quốc gia thường do các cơ quan lập pháp soạn thảo và ban hành dựa trên nhiều yếu tố trong đó có văn hóa pháp lý, đó là ý chí chủ quan của cơ quan lập pháp tuy dựa trên các yếu tố thực tế nhưng không hoàn toàn đại diện cho nền văn hóa pháp lý của một quốc gia mà còn mang các bản chất khác như bản chất giai cấp, bản chất xã hội của quốc gia đó. Vì vậy, dù văn hóa pháp lý của một quốc gia và trình độ lập pháp dù có sự liên hệ mật thiết và tác động qua lại nhưng không thể nói văn hóa pháp lý luôn luôn tỉ lệ thuận với trình độ lập pháp của quốc gia đó.

II. Câu hỏi trắc nghiệm:

  1. Trong các lập luận chủ yếu bảo vệ quan điểm cho rằng luật so sánh là một ngành khoa học độc lập, lập luận nào dưới đây đóng vai trò quan trọng nhất? a) Luật so sánh sử dụng phương pháp so sánh một cách rộng rãi. b) Luật so sánh bao giờ cũng nghiên cứu, so sánh từ 02 hệ thống pháp luật khác nhau trở lên. c) Luật so sánh không chỉ dừng lại ở mục đích tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng pháp lý được so sánh.  Chọn đáp án c: Luật so sánh không chỉ dừng lại ở mục đích tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng pháp lý được so sánh Giải thích: Luật so sánh không chỉ dừng lại ở mục đích tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của các đối tượng nghiên cứu mà quan trọng hơn nó nghiên cứu mối liên hệ giữa các hệ thống pháp luật này, giải thích nguồn gốc

1, Hãy giải thích tại sao hoạt động so sánh pháp luật không thể tách rời hoạt động nghiên cứu pháp luật nước ngoài? Vì hai lĩnh vực này có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ, trong đó nghiên cứu pháp luật nước ngoài hướng tới tìm kiếm thông tin về các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới còn Luật so sánh có mục đích chính là tìm kiếm các giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện cho các hệ thống pháp luật. Trong đó nghiêm cứu pháp luật nước ngoài cung cấp nguồn nguyên liệu không thể thiếu cho hoạt động so sánh luật và ngược lại Luật so sánh cung cấp các nguyên tắc cần thiết đảm bảo cho việc nghiêm cứu pháp luật nước ngoài được thực hiện khách quan và khoa học. Luật so sánh không phải là mục đích nghiên cứu pháp luật nước ngoài, nhưng nghiên cứu pháp luật nước ngoài đóng vai trò quan trọng là tiền đề cho hoạt động so sánh luật. Thế nên nếu tách nhau sẽ không bổ trợ và tăng tính hiệu quả cho hai hoạt động này.

2, Các loại nguồn thông tin được sử dụng trong hoạt động so sánh pháp luật có mối liên hệ với nhau như thế nào? - Trong hoạt động so sánh pháp luật có hai loại nguồn thông tin đó là: + Thứ nhất: Nguồn thông tin chủ yếu: Là những nguồn chứa đựn những quy phạm pháp luật của hệ thông pháp luật các quốc gia, bao gồm VBPL; Án lệ; Tập quán pháp, Học thuyết pháp lý. + Thứ hai: Nguồn thông tin thứ yếu: Không phải là nguồn luật mà là những công trình khoa học pháp lý, giáo trình, bài viết trên các tạp chí chuyên ngành. - Trên thực tiễn cho thấy rằng, để có được thông tin đầy đủ chính xác nhất về pháp luật nước ngoài thì cần nghiên cứu một cách đầy đủ các loại nguồn thôn tin, cả nguồn thông tin chủ yếu lẫn nguồn thông tin thứ yếu. Như vậy thì nội dung của pháp luật nước ngoài mới được phản ánh một cách đầy đủ và chính xác nhất. Bởi vì nguồn thông tin chủ yếu sẽ phản ánh chân thực về nội dùn của pháp luật nước ngoài, nhưng đôi khi, bằng những rào cản về ngôn ngữ, kiến thức của từng người thì mỗi người sẽ xử lý một nội dung sẽ khác nhau. Vậy nên, lúc này nguồn thông tin thứ yếu sẽ cho chúng ta được những nội dung chi tiết nhất về nội dung của pháp luật nước ngoài từ nguồn chủ yếu, tiếp theo nữa thì nguồn thông tin thứ yếu sẽ cho chúng ta được những cơ sở để lý giải được nguồn gốc của sự tương đồng hay khác biệt của những vấn đề pháp lý. Bởi vì trong nguồn thông tin thứ yếu sẽ thường phân tích, đánh giá, bình luật vê một vấn đề pháp lý nào đó.

3, Việc tuân thủ nguyên tắc khách quan về tư duy có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động nghiên cứu pháp luật nước ngoài. - Pháp luật của một quốc gia phải được giải thích theo đúng bản chất ở chính quốc gia được hình thành để giúp việc nghiên cứu được mạch lạc, dễ hiểu và đúng nghĩa. - Tuyệt đối không sử dụng kiến thức cá nhân, cách thức giải thích pháp luật mà người nghiên cứu đã có về hệ thống pháp luật của quốc gia mình để dùng vào việc giải thích pháp luật nước ngoài vì sẽ gây khó khăn trong nghiên cứu khi các hệ thống pháp luật rất khác biệt để tạo nên sự linh động và đem lại hiệu quả tốt. - Không được áp đặt các định kiến về văn hoá, tôn giáo, đạo đức và pháp luật nước mình lên pháp luật nước ngoài để tránh sự kì thị, nhầm lẫn giữa các nền văn hoá tôn giáo, làm sai lệch kiến thức để giải thích pháp luật nước ngoài.

4, Anh/Chị hãy trình bày những vấn đề cần phải tránh khi nghiên cứu, so sánh pháp luật nước ngoài. Cần tránh những sai lầm trong quá trình nghiên cứu pháp luật nước ngoài: - Sai lầm trong hoạt động thu thập các loại nguồn thông tin: Các nhà nghiên cứu thường sai lầm ở chổ, khi nói về pháp luật nước ngoài nhưng chỉ trích dẫn đến nguồn thông tin thứ yếu. Khi trích dân về pháp luật của một nước thì nguồn đầu tiên phải trích dẫn đấy là nguồn chủ yếu. - Sai lầm trong việc giả định về sự tương đồng hay khác biệt giữa các hiện tượng pháp lý: Trong hoạt động nghiên cứu so sánh thì việc giả định về sự tương đồng hay khác biệt là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, mọi sự giả định về tính tương đồng hay khác biệt về mặt pháp lý cần phải được chứng minh cụ thể trong nội dung của hệ thống pháp luật các nước. - Không khách quan về tư duy khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài: Phải khách quan về mặt tư duy khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài, không được dùng tư duy pháp lý của mình, để áp đặt và nghiên cứu về nội dung của pháp luật nước ngoài

Bước 1: Xác định vấn đề pháp luật cần so sánh và xây dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh.  Vấn đề ở đây là điệu kiện kết hôn.

  • Nam, nữ đủ bao nhiêu tuổi thì được kết hôn.
  • Sự tự nguyên, bình đẳng trong kết hôn được quy định như thế nào.
  • Các điều kiện cấm kết hôn được quy định như thế nào.
  • Vấn đề kết hôn của người đồng tính.  Từ đó, lấy kinh nghiệm thực tiến cho Việt Nam. Bước 2: Lựa chọn hệ thống pháp luật để so sánh. Hệ thống pháp luật được chọn ở đây là pháp luật nước Pháp. Bởi vì, quan hệ hôn nhân là một quan hệ về nhân thân, và có gắn với quan hệ tài sản. Các quan hệ này được điều chỉnh bởi pháp luật về Hôn Nhân Gia Đình và pháp luật Dân sự. Với mục đích là lấy kinh nghiệm thực tiến cho Việt Nam, cho nên cần so sánh với hệ thống pháp luật có nét tương đồng về văn hóa, xã hội, văn hóa pháp luật với Việt Nam. Chúng ta thấy, Bộ Luật Dân Sự Pháp có những nét tương đồng với Bộ Luật Dân Sự của Việt Nam, cho nên rất phù hợp với hoạt động so sánh này. Bước 3: Mô tả các hệ thống pháp luật được lựa chọn hoặc giải pháp pháp luật của hệ thống này về vấn đề đã được lựa chọn để nghiên cứu so sánh. Chúng ta cần tìm hiểu những chế định về điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn của pháp luật Hôn Nhân Gia Đình nước pháp về các vấn đề cần so sánh. Bước 4: Xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật. Trên cơ sở pháp luật của nước Pháp, chúng ta cần tìm ra những nét tương đồng về chế định hôn nhân của Pháp và Việt Nam. Bước 5: Giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật, đồng thời phân tích đánh giá ưu điểm và hạn chế của các giải pháp của các hệ thống pháp luật đã so sánh.
  • Anh (chị) hãy phân tích nội dung nguyên tắc khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài cần phải tôn trọng trật tự phân cấp các nguồn luật trong hệ thống pháp luật của các quốc gia. Cho ví dụ cụ thể.

Nội dung nguyên tắc khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài cần phải tôn trọng trật tự phân cấp các nguồn luật trong hệ thống pháp luật của các quốc gia:

  • Tôn trọng trật tự phân cấp: Phải tôn trọng trật tự phân cấp của nguồn luật, không đánh giá phiến diện, kết hợp lý luận và thực tiễn của loại hình nguồn luật của mỗi nước, đòi hỏi thời gian tìm hiểu và đánh giá.
  • Mỗi một quốc gia có trật tự thang bậc các nguồn các nguồn riêng. VÍ DỤ: Mỗi một hệ thống, một quốc gia khác nhau thì thang bậc nguồn Luật của nó cũng sẽ không giống nhau. Thang bậc nguồn Luật của các nước. Thứ tự ưu tiên trong việc sử dụng Pháp luật của mình.
  • Đối với Pháp Luật Dân luật thì Số 1 là Văn bản quy phạm pháp luật. Rồi đến Án lệ. Rồi đến Tập quán. Rồi đến Học thuyết pháp lý.
  • Trong Thông Luật. Án lệ rồi đến Văn bản QPPL. Rồi đến Tập quán.
  • Trong Pháp luật XHCN thì nó có Văn Bản QPPL, có tập quán, và ở 1 số quốc gia thì có Án lệ.

8 (chị) hãy phân tích nội dung nguyên tắc về giải thích pháp luật nước ngoài khi thực hiện công trình so sánh. Cho ví dụ minh hoạ. Khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài (PLNN) người nghiên cứu không được áp đặt các định kiến về tư tưởng, văn hóa, đạo đức và pháp luật của mình lên PLNN. Ngược lại, PLNN cần được giải thích theo đúng bản chất ở nơi mà nó hình thành. Ngoài ra, PLNN cần phải được giải thích một cách biện chứng đánh giá ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực ở PLNN. Khônh được phép tôn sùng hoặc đề cao một hệ thống pháp lu Ví dụ: Các nước XHCN trước đây ở Đông Âu có đạo luật ban hành về bảo vệ nhãn mác thương mại rất phát triển cho dù không có mục đích thực tiễn vì ở các nước khi đó không có thị trường cạnh tranh. Tuy vậy, các nước XHCN này do phải tuân thủ công ước quốc tế mà họ tham gia nhằm bảo vệ nhãn mác thương mại của chính mình trên thị trường thế giới thì đã ban hành pháp luật về nhãn mác thương mại.