Uống nước chè xanh mỗi ngày có tốt không

Trà xanh được biết đến với nhiều công dụng lên sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, uống nước chè xanh mỗi ngày có tốt không? Cách uống như thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu? Hãy cùng Gymstore tìm đáp án trong bài viết này nhé! 

Uống nước chè xanh mỗi ngày có tốt không

CÁCH UỐNG TRÀ XANH TỐT CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN

Để đạt được những lợi ích sức khỏe tối đa từ trà xanh, điều quan trọng là phải uống trà xanh đúng thời điểm. Các nghiên cứu cho thấy rằng thời gian tốt nhất để uống trà xanh là vào buổi sáng và trước khi tập luyện. 

Hãy thay một cốc cà phê bằng một ly trà xanh để bắt đầu ngày mới. Giống như cà phê, trà xanh cũng chứa một lượng caffeine và L-theanine. Sự kết hợp của hai hoạt chất này có thể giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao sự tỉnh táo, tập trung.

Nếu mục tiêu của bạn là giảm cân, đốt mỡ thì uống trà xanh trước buổi tập là tốt nhất. Một số nghiên cứu cho thấy rằng duy trì thói quen này có thể làm tăng quá trình đốt cháy chất béo trong quá trình tập luyện.

Một số lưu ý khác khi uống trà xanh để có hiệu quả tối ưu:

- Chỉ nên uống khoảng 500ml nước trà xanh hoặc 1-2 ly mỗi ngày. Nếu uống quá nhiều trà xanh sẽ gây hại cho sức khỏe, có thể kể đến như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mất ngủ,... 

- Không nên để trà qua đêm, kể cả có cho vào tủ lạnh.

- Không nên cho đường vào trà: Đường kết hợp với nước trà có thể làm mất chất dinh dưỡng. Có thể dùng mật ong thay đường, và không nên cho thêm bất cứ thứ gì vào trà.

- Tránh uống trà đặc: Để tối đa hóa lợi ích của trà xanh giảm cân, hãy pha trà không quá đặc, ở mức vừa phải.

- Không uống trà với thuốc: Nếu bạn đang uống thuốc, không nên dùng trà làm nước uống cùng với thuốc bởi các chất có trong trà xanh sẽ làm giảm tác dụng của thuốc và làm cơ thể khó hấp thu hơn.

- Không uống trà vào lúc đói: Trà xanh sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, làm mất cảm giác ngon miệng và làm cơ thể kém hấp thu thức ăn. Hơn nữa, nếu uống trà xanh khi dạ dày đang rỗng, chất chát trong trà sẽ làm lạnh tì, vị khi đi vào tạng phế, gây ra cảm giác cồn cào, nôn nao, hoa mắt, chóng mặt.

- Phụ nữ mang thai hạn chế uống nhiều trà: Uống nhiều nước trà đặc sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đồng thời trà xanh chứa chất kích thích, làm tim đập nhanh, có thể gây mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi.

- Không uống trà xanh thay nước lọc: Trà xanh có tác dụng lợi tiểu, nếu uống trà xanh thay nước lọc sẽ dễ gây ra tình trạng mất nước.

- Không nên uống trà xanh sau khi ăn và vào buổi tối. Nhiều loại hợp chất khác nhau trong trà xanh, có thể liên kết với các khoáng chất nhất định có trong thực phẩm và dẫn đến ngăn chặn sự hấp thụ của chúng trong cơ thể. Nếu bạn uống trà xanh ngay sau bữa ăn, sắt, đồng và crom là một số khoáng chất có thể không được cơ thể hấp thụ.

CÁCH PHA TRÀ XANH ĐÚNG CÁCH

- Rửa trà sạch trước khi dùng: Đối với trà tươi, cần rửa sạch lá trà trước khi dùng và tráng sơ trà bằng nước nóng một lần trước khi pha (với cả trà khô và trà tươi).

- Pha trà ở nhiệt độ vừa phải: Nhiệt độ phù hợp để pha trà là khoảng 80 độ C, lưu ý không pha trà với nước mới sôi. Không nên uống trà khi quá nóng, bởi sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, có thể là nguyên nhân của viêm loét dạ dày.

=> Mua ngay thực phẩm bổ sung có chiết xuất trà xanh tại đây: Green Tea Extract 

10 LỢI ÍCH CỦA VIỆC UỐNG TRÀ XANH MỖI NGÀY GIÚP CẢI THIỆN SỨC KHỎE


Uống trà xanh mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

TRÀ XANH CHỨA NHIỀU CHẤT CHỐNG OXY HÓA

Trà xanh không chỉ là một loại nước giải khát giúp cung cấp nước cho cơ thể. Lá trà xanh có chứa rất nhiều các hợp chất lành mạnh tốt cho sức khỏe.

Trà xanh rất giàu polyphenol, là hợp chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe, có nhiều tác dụng có thể kể đến như giảm viêm và giúp chống lại bệnh ung thư. Đồng thời trà xanh còn chứa catechin gọi là epigallocatechin-3-gallate (EGCG). Catechin là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và một số lợi ích sức khỏe khác.

Những chất này có thể làm giảm sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ các tế bào và các cơ quan khỏi tổn thương, hư hại. Hạn chế tác dụng của các gốc tự do trong quá trình lão hóa và nhiều loại bệnh tật.

EGCG là một trong những hợp chất có hoạt tính mạnh nhất trong trà xanh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau của ECGC trong lá trà xanh. Và là chất chính mang lại tác dụng chữa bệnh của nước trà xanh.

CÓ THỂ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE TIM MẠCH

Bệnh tim và đột quỵ, là hai bệnh tim mạch đồng thời là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Các nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể giảm một số yếu tố nguy cơ chính gây ra những bệnh này, bao gồm cải thiện mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol LDL “xấu” trong máu.

Trà xanh cũng làm tăng khả năng chống oxy hóa của máu, giúp bảo vệ các phần tử LDL khỏi quá trình bị oxy hóa, đây là một phần nguyên nhân gây ra bệnh tim. Theo nghiên cứu, những người uống trà xanh có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn tới 31%. 

TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG NÃO

Trà xanh không chỉ có tác dụng giúp bạn tỉnh táo hơn mà còn có thể giúp tăng cường chức năng não nhờ hoạt chất quan trọng là caffein, được biết đến như một chất kích thích. Trà xanh không chứa nhiều caffein như cà phê, nhưng đủ để mang lại hiệu quả mà không gây ra phản ứng phụ như bồn chồn vì cơ thể phải hấp thụ quá nhiều caffein.

Caffein tăng cường chức năng não bằng cách ngăn chặn một chất dẫn truyền thần kinh ức chế được gọi là adenosine. Bằng cách này, nó làm tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh và nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và norepinephrine.

Nghiên cứu đã liên tục chỉ ra rằng caffein có thể cải thiện các khía cạnh khác nhau của chức năng não, bao gồm tâm trạng, thời gian phản ứng và trí nhớ. Tuy nhiên, caffeine không phải là hợp chất có công dụng tăng cường trí não duy nhất trong trà xanh. Trà xanh cũng chứa axit amin L-theanine, có khả năng vượt qua hàng rào máu não.

L-theanine làm tăng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA, có tác dụng chống lo âu. Nó cũng làm tăng dopamine và sản xuất sóng alpha trong não. Các nghiên cứu cho thấy rằng caffein và L-theanine có thể có tác dụng hiệp đồng. Điều này có nghĩa là sự kết hợp của cả hai hợp chất này trong trà xanh có thể có tác dụng lớn trong việc cải thiện chức năng não.

Do chứa L-theanine và một lượng nhỏ caffein, trà xanh vẫn có tác dụng cải thiện chức năng não, duy trì sự tỉnh táo, tập trung nhưng không mang lại tác động quá mạnh mẽ, gây ra phản ứng phụ như bồn chồn, nôn nao như khi uống cà phê.

HỖ TRỢ ĐỐT CHÁY MỠ THỪA VÀ TĂNG HIỆU SUẤT TẬP LUYỆN

Trà xanh nằm trong thành phần của rất nhiều loại Fat Burner, hay còn gọi là Thực phẩm bổ sung hỗ trợ giảm cân, đốt mỡ. Điều này là do, theo nghiên cứu, trà xanh có thể tăng tốc độ đốt cháy chất béo và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Trong một nghiên cứu liên quan với sự tham gia của 10 người đàn ông khỏe mạnh, uống chiết xuất trà xanh làm tăng số lượng calo bị đốt cháy lên 4%. Trong một nghiên cứu khác có mặt của 12 nam giới có sức khỏe tốt, chiết xuất trà xanh làm tăng quá trình oxy hóa chất béo lên 17%, so với những người dùng giả dược.

Caffeine cũng có thể cải thiện hiệu suất tập luyện bằng cách huy động các axit béo từ mô mỡ và chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể sử dụng. Hai nghiên cứu đánh giá riêng biệt đã chỉ ra rằng caffein có thể làm tăng hiệu suất tập luyện lên khoảng 11–12%.

CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG

Tác dụng của trà xanh với sức khỏe răng miệng cũng được nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả nhờ vào một thành phần là catechin. Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy catechin có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Streptococcus mutans là một loại vi khuẩn phổ biến trong miệng gây ra sự hình thành mảng bám và là nguyên nhân hàng đầu gây ra sâu răng và hôi miệng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng catechin trong trà xanh có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn miệng, giúp giảm tình trạng sâu răng và hôi miệng.

CÓ THỂ GIẢM NGUY CƠ UNG THƯ

Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Nguyên nhân của ung thư là do sự phát triển không kiểm soát của các tế bào. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổn thương oxy hóa có thể dẫn đến viêm mãn tính, có thể dẫn đến các bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư. Chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có các hợp chất trong trà xanh có tác dụng trong việc giảm nguy cơ ung thư, cụ thể như sau:

Ung thư vú: Một đánh giá toàn diện về các nghiên cứu quan sát cho thấy những phụ nữ uống nhiều trà xanh nhất có nguy cơ phát triển ung thư vú thấp hơn khoảng 20-30%, một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ.
Ung thư tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu đã quan sát thấy rằng những người nam giới có thói quen uống trà xanh có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tiến triển thấp hơn.
Ung thư đại trực tràng. Một phân tích của 29 nghiên cứu cho thấy rằng những người uống trà xanh có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng thấp hơn khoảng 42%.

GIÚP GIẢM NGUY CƠ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2

Con số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 đang gia tăng trong những thập kỷ gần đây. Đây được con là “đại dịch không lây nhiễm” với mức độ tăng chóng mặt. Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường, theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040.

Bệnh tiểu đường loại 2 liên quan đến việc lượng đường trong máu tăng cao, có thể do kháng insulin hoặc cơ thể không có khả năng sản xuất insulin. Các nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu hiệu quả. 

Một nghiên cứu với sự tham gia của người Nhật cho thấy nhóm những người uống trà xanh nhiều nhất có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn khoảng 42%. Theo đánh giá của 7 nghiên cứu với tổng số 286.701 người, những người uống trà có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 18%.

THÚC ĐẨY GIẢM CÂN

Uống trà xanh có thể thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất trong thời gian ngắn, là một tác động chính trong việc giảm cân. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tác dụng của trà xanh trong việc giảm cân thông qua giảm mỡ trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng.

Một trong số những nghiên cứu này là nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên kéo dài 12 tuần trên 240 người mắc bệnh béo phì. Trong nghiên cứu này, những người trong nhóm uống trà xanh đã giảm đáng kể tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể, trọng lượng cơ thể, số đo vòng eo và mỡ bụng so với những người trong nhóm đối chứng.

BẢO VỆ NÃO KHỎI LÃO HÓA

Theo nhiều nghiên cứu, uống trà xanh không chỉ có thể cải thiện chức năng não trong thời gian ngắn mà còn có thể ngăn ngừa não của bạn khỏi bị lão hóa, cụ thể là các bệnh do thoái hóa não. Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến và là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi.

Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến khác và liên quan đến sự mất đi các tế bào thần kinh sản xuất dopamine trong não. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất catechin trong trà xanh có thể có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ tế bào thần kinh trong ống nghiệm và ở trên mô hình động vật, nói ngắn gọn là có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.

UỐNG TRÀ XANH GIÚP TĂNG TUỔI THỌ

Do một số hợp chất trong trà xanh có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư và bệnh tim, hỗ trợ góp phần làm tăng tuổi thọ. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 40.530 người Nhật trưởng thành trong vòng 11 năm. Những người uống nhiều trà xanh nhất - 5 cốc trở lên mỗi ngày - ít có nguy cơ tử vong hơn trong thời gian nghiên cứu.


• Tử vong do mọi nguyên nhân: thấp hơn 23% ở nữ, 12% ở nam
• Tử vong do bệnh tim: thấp hơn 31% ở phụ nữ, 22% ở nam giới
• Tử vong do đột quỵ: thấp hơn 42% ở phụ nữ, thấp hơn 35% ở nam giới

Một nghiên cứu khác với sự tham gia của 14.001 người Nhật Bản lớn tuổi cho thấy những người uống trà xanh nhiều nhất có nguy cơ tử vong thấp hơn 76% trong thời gian nghiên cứu 6 năm

MỖI NGÀY UỐNG MẤY CỐC TRÀ XANH LÀ TỐT?

Các nghiên cứu khám phá lợi ích của trà xanh sự mâu thuẫn về việc nên uống cụ thể bao nhiêu trà xanh mỗi ngày. Một số nghiên cứu cho thấy lợi ích sức khỏe ở những người uống ít nhất một cốc mỗi ngày, trong khi các nghiên cứu khác cho rằng năm cốc trở lên mỗi ngày là tối ưu.

Trà xanh có thể giúp bạn giảm khả năng mắc một số bệnh. Tuy nhiên, uống trà xanh mỗi ngày bao nhiêu là tốt thì còn phải phụ thuộc vào từng thể loại bệnh.


•    Ung thư miệng: Trong một nghiên cứu quan sát lớn, những phụ nữ uống 3-4 tách trà xanh mỗi ngày ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng nhất.
•    Ung thư tuyến tiền liệt: Một nghiên cứu quan sát lớn cho thấy những người đàn ông uống năm tách trà xanh trở lên mỗi ngày có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn so với những người uống ít hơn một cốc mỗi ngày.
•    Ung thư dạ dày: Một nghiên cứu quan sát khác cho báo cáo tình trạng giảm nguy cơ ung thư dạ dày ở những phụ nữ uống từ 5 tách trà xanh trở lên mỗi ngày.
•    Ung thư vú: Hai nghiên cứu quan sát kết luận rằng giảm tái phát ung thư vú ở những phụ nữ uống nhiều hơn ba tách trà xanh mỗi ngày.
•    Ung thư tuyến tụy: Một nghiên cứu quan sát báo cáo rằng uống 5 tách trà xanh trở lên mỗi ngày có mối liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy.
•    Bệnh tiểu đường: Trong một nghiên cứu quan sát, những người uống sáu ly trà xanh trở lên mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 33% so với những người uống ít hơn một ly mỗi tuần.
•    Bệnh tim: Một phân tích của 9 nghiên cứu cho thấy những người uống 1-3 ly trà xanh hàng ngày có khả năng mắc đau tim và đột quỵ thấp hơn so với những người uống ít hơn một ly.

Từ đó có thể kết luận dựa trên các nghiên cứu trên rằng, tốt nhất nên uống 3-5 ly trà xanh mỗi ngày. Tuy nhiên, tác động của trà xanh có thể khác nhau ở tùy mỗi người. Nhưng một điều mà hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra là những người uống trà xanh có sức khỏe tốt hơn những người không uống trà.

TRÀ XANH CHỨA BAO NHIÊU CAFFEINE

Lượng caffeine trong trà có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nguồn gốc, loại và cách pha chế.

- Giống chè

Trà đen, trà xanh và trà trắng được chế biến từ lá của cùng một loại cây, Camellia sinensis. Điều khác biệt giữa các loại trà này là thời gian thu hoạch và mức độ oxy hóa (lên men) của từng loại.

Lá trà đen bị oxy hóa, trong khi lá trà trắng và trà xanh thì không. Điều này mang lại cho trà đen một hương vị đậm và sắc nét đặc trưng và làm tăng mức độ caffeine khi pha trà đen với nước nóng.

Một tách trà đen trung bình (237 ml) chứa 47 mg caffein nhưng có thể chứa tới 90 mg. Khi so sánh, trà xanh chứa 20–45 mg, trong khi trà trắng cung cấp 6–60 mg mỗi cốc (237 ml).

Trà xanh matcha là một loại trà xanh có chứa caffeine cao khác. Loại trà này thường có dạng bột và cung cấp 35 mg caffeine cho mỗi nửa thìa cà phê (1 gam) khẩu phần. Tương tự, yerba mate, một loại trà truyền thống được sử dụng ở Nam Mỹ, được làm bằng cách ngâm cành và lá của cây Ilex paraguariensi , thường chứa 85 mg caffeine mỗi cốc (237 ml).

Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù trà thảo mộc được bán trên thị trường được quảng cáo là không chứa caffeine, một cốc của loại trà này này vẫn có thể cung cấp tới 12 mg caffeine. Tuy con số không lớn nhưng bạn vẫn nên cân nhắc nếu như mình bị nhạy cảm với caffeine.

- Cách pha chế trà

Phương pháp pha chế ảnh hưởng rất nhiều đến hàm lượng caffeine trong trà. Trà sẽ chứa nhiều caffeine hơn và đậm vị hơn nếu có thời gian pha lâu hơn và pha với nước nóng hơn.

Ví dụ, một cốc Tazo Earl Grey chứa 40 mg caffeine sau 1 phút ngâm trong 177 ml nước được đun nóng đến 90–95 ° C. Lượng caffeine này tăng lên 59 mg sau 3 phút. Khi so sánh, Stash Green Tea chứa 16 mg caffeine sau 1 phút ngâm trong cùng điều kiện. Sau 3 phút ngâm, con số này tăng hơn gấp đôi lên 36 mg.

TRÀ XANH CHỨA ÍT CAFFEINE HƠN CÁC ĐỒ UỐNG CÓ CHỨA CAFFEINE KHÁC    

Lá trà chứa 3,5% caffeine, trong khi hạt cà phê có 1,1–2,2%. Tuy nhiên, quá trình pha cà phê sử dụng nước nóng hơn, giúp chiết xuất nhiều caffeine hơn từ hạt cà phê. Thông thường, bạn cũng sử dụng nhiều hạt cà phê hơn là dùng lá trà để uống. Do đó, 1 tách (237 ml) cà phê pha thường có nhiều caffeine hơn một tách trà.

Lượng caffein trong cà phê khác nhau tùy thuộc vào loại hạt cà phê, cách rang hạt và cách pha cà phê. Thông thường, một tách cà phê 240ml có khoảng 80 đến 100 mg caffeine (vượt xa lượng caffeine trong một tách trà xanh tương đương là 30 đến 50 mg). 

Tuy nhiên lượng cà phê chúng ta thường uống 1 lần là 1 tách, tương đương với khoảng 240ml. Ví dụ, tại Starbucks, đồ uống loại thường là 340ml, loại lớn là 455ml và loại siêu lớn (venti) là 568ml. Nếu bạn muốn tăng cường mức năng lượng nhanh chóng, thì cà phê là một lựa chọn tốt vì nó chứa gấp đôi lượng caffeine so với trà.

Các thức uống khác cũng chứa một lượng đáng kể caffeine. Ví dụ, nước tăng lực thường có khoảng 40 đến 250 mg caffeine cho một khẩu phần 240ml, và nước ngọt chứa khoảng 30 đến 40 mg caffeine trong một khẩu phần 340ml.

TÁC DỤNG PHỤ CỦA TRÀ XANH KHI LẠM DỤNG QUÁ NHIỀU


Không nên lạm dụng trà xanh với lý do uống trà xanh mỗi ngày là tốt.

Caffeine có tác dụng khá nhanh, thường trong vòng 20 phút đến 1 giờ sau khi sử dụng. Nếu bạn nhạy cảm với tác động của caffeine, hãy cân nhắc sử dụng các loại trà có hàm lượng caffeine thấp hơn như trà trắng hoặc trà thảo mộc. Bạn cũng có thể rút ngắn thời gian pha các loại trà có hàm lượng caffeine cao.

ẢNH HƯỞNG CỦA CAFFEINE

Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm gây ra và làm tăng cảm giác lo lắng, cản trở giấc ngủ, gây đau bụng và đau đầu. Sử dụng một lượng lớn caffeine khi đang mang thai thậm chí có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và tăng khả năng sẩy thai.

Dựa trên nghiên cứu hiện tại, tất cả mọi người, bao gồm cả phụ nữ mang thai, không nên sử dụng quá 300 mg caffeine mỗi ngày. Tuy nhiên, một đánh giá dựa trên hơn 400 nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người trưởng thành khỏe mạnh không gặp phải tác dụng phụ khi tiêu thụ tới 400 mg caffeine mỗi ngày.

Lượng caffein trong một ly trà xanh khác nhau tùy thuộc vào lượng trà được sử dụng và thời gian ủ trà. Một nghiên cứu cho thấy hàm lượng caffeine trong trà xanh dao động từ 11-20mg trên 1 gram. Một khẩu phần thường được pha bằng 1 muỗng canh (2 gam) lá trà với 1 cốc (240 ml) nước. Giả sử mỗi ly trà nằm trong khoảng 240 ml, vậy thì trung bình một ly trà xanh chứa khoảng 22–40 mg caffeine.

CATECHIN TRONG TRÀ XANH CÓ THỂ LÀM GIẢM SỰ HẤP THU SẮT

Các catechin trong trà xanh có thể làm giảm khả năng cơ thể hấp thụ sắt từ thực phẩm. Trên thực tế, tiêu thụ catechin với số lượng lớn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vì thế, những người có nguy cơ thiếu sắt hay thiếu máu không nên uống trà xanh giữa các bữa ăn và sau khi ăn 1 giờ mới nên uống trà.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt, những người bị chảy máu trong hoặc đang chạy thận đều có nguy cơ thiếu sắt cao hơn bình thường. Các catechin trong trà xanh cũng có thể gây giảm hấp thu một số loại thuốc và làm giảm hiệu quả của chúng.

Một số nghiên cứu kết luận rằng rằng trà xanh có thể ức chế hiệu quả của một số loại thuốc tim và thuốc huyết áp. Uống trà xanh cũng có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc điều trị các rối loạn về cảm xúc như lo âu và trầm cảm.

=> Mua ngay thực phẩm bổ sung có chiết xuất trà xanh tại đây: Green Tea Extract 

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin được Gymstore tham khảo và tổng hợp về việc uống trà xanh có tốt không, cũng như cách uống trà xanh mỗi ngày sao cho đảm bảo sức khỏe và mang lại nhiều giá trị. Hy vọng rằng bạn đã có câu trả lời phù hợp với bản thân!

Những người nào không nên uống nước chè xanh?

Tuy nhiên, có những người tuyệt đối không nên uống trà..
Người bị thiếu máu, sốt. ... .
Phụ nữ có thai và cho con bú ... .
Trẻ em dưới 3 tuổi. ... .
Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp. ... .
Người bị táo bón. ... .
Người bị bệnh gan, sỏi đường tiết niệu. ... .
Người bị loét dạ dày, táo bón. ... .
Người suy nhược thần kinh và mất ngủ.

Uống nước chè xanh có ảnh hưởng gì không?

Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp giảm cân, tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật... Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng trà xanh thì vô tình biến lợi thành hại. Tiêu thụ trà quá mức thể dẫn đến mất nước và thiếu sắt. Trà chứa chất chống oxy hóa được gọi là tannin.

Ai ko nên uống trà xanh?

Uống trà xanh đúng cách rất tốt với những người mắc bệnh tim vì nó làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Hoạt chất ở trong trà xanh có thể kìm hãm vi khuẩn phát triển nên thảo dược này được dùng nhiều trong thành phần của kem đánh răng. Uống trà xanh sẽ giúp phòng ngừa sâu răng và hôi miệng.

Uống trà xanh mỗi ngày bao nhiêu là đủ?

Việc uống bao nhiêu tách trà xanh/ ngày đúng một câu hỏi lớn và nên đề cập tới. Theo Tiến sĩ Zuo Feng Zhang, một nhà nghiên cứu dịch tễ học tại UCLA (Đại học Maryland) đề nghị mỗi người bình thường hàng ngày chỉ nên uống từ 2-3 tách trà (cốc trà) sẽ nhận được những lợi ích cho sức khỏe.