Trồng phương pháp tạo giống mới bằng ưu thế lai

Sinh Học Lớp 12 – Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Nguồn vật liệu chọn giống 

  • Biến dị tổ hợp
  • Đột biến
  • ADN tái tổ hợp

Cơ chế tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp: 

  • Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau
  • Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau
  • Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn
  • Những tổ hợp gen mong muốn sẽ cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để ” các dòng thuần

Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vựơt trội so với các dạng bố mẹ

  • Có nhiều giả thuyết giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai, trong đó giả thuyết siêu trội được nhiều người thừa nhận. Giả thuyết này cho rằng “ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử”
  • Theo giả thuyết siêu trội: ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với các dạng bố mẹ.
  • Khi cho con lai có ưu thế lai cao tự thụ phấn thì ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ do các gen trở về trạng thái đồng hợp tử

Tạo dòng thuần : cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ

Lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm các tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất

Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế (không làm giống)

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều thời gian và công sức
  • Khó duy trì
  • Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ

Câu 1: Kết quả nào sau đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết?

A. Hiện tượng thoái hóa giống

B. Tạo ra dòng thuần

C. Tạo ra ưu thế lai

D. Tỉ lệ đồng hợp tăng tỉ lệ dị hợp giảm

Câu 2: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là

A. Các biến dị tổ hợp

B. Các biến dị đột biến

C. Các ADN tái tổ hợp

D. Các biến dị di truyền

Câu 3: Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là

A. Biến dị tổ hợp

B. Đột biến gen

C. Đột biến NST

D. Biến dị đột biến

Câu 4: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì

A. Kết hợp các đặc điểm di truyền của bố mẹ

B. Các cơ thể lai luôn ở trạng thái dị hợp

C. Biểu hiện các tính trạng tốt của bố

D. Biểu hiện các tính trạng tốt của mẹ

Đáp án:

1. C

2. D

3. A

4. B

Link bài:

https://hochay.com/sinh-hoc-lop12/tong-hop-ly-thuyet-mon-sinh-hoc-lop-12-hochay-850.html

#sinhhoc12 #sinhhoclop12 #lythuyetsinhhoc12 #lythuyetsinhhoclop12 #tracnghiemsinhhoc12 #sinhhocnanghoc12 #onthisinhhoc #hochay

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

Bài 35: Ưu thế lai – Các phương pháp tạo ưu thế lai. Phương pháp tạo ưu thế lai ờ cây trồng Phương pháp tạo ưu thẻ lai ở vật nuôi

1.Phương pháp tạo ưu thế lai ờ cây trồng

Để tạo ưu thế lai ờ thực vật, chù yếu người ta dùng phương pháp lai khác dònq : tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở ngô, đã tạo được nhiều giốne ngô lai (Fị) có năng suất cao hơn từ 25 – 30% so với các giông naô tốt nhất đang được sử dụng trong sản xuất (xem bài 37).

Phương pháp lai khác dòng cũng được áp dụng thành côna ở lúa đê tạo ra các giống lúa lai Fj cho năns suất tăng từ 20 – 40% so với các giống lúa thuần tốt nhất, thành tựu này được đánh aiá là một trong những phát minh lởn nhất của thế ki XX.

Người ta dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới. Đây là nhữne tổ hợp lai eiừa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài.

Ví dụ : Giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ họp lai giữa giống lúa DT10 với giống lúa Omg80, có khả năng cho năng suất cao cùa DT10 và cho chất lượng oạo cao của OM80.

2. Phương pháp tạo ưu thẻ lai ở vật nuôi

Quảng cáo

Đê tạo ưu thế lai ờ vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế. Trong phép lai này, neuời ta cho giao phôi siừa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nỏ làm giống.

Phổ biến ờ nước ta hiện nay là dùna con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sàn thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu. chăn nuôi của siống mẹ và cỏ sức tăng sản cùa giống bổ.

Ví dụ : Lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái X Đại bạch có sức sống cao lợn con mới đẻ đã nặng từ 0.7 đến 0,8 kg. tăng trọnơ nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 – 100 kg), tỉ lệ thịt nạc cao hơn.

Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kich thích nhiều trứng cùng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế đối với bò và lợn có nhiều thuận lợi.

Phương pháp tạo ưu thế lai ờ cây trồng Phương pháp tạo ưu thẻ lai ở vật nuôi

1. Phương pháp tạo ưu thế lai ờ cây trồng

Để tạo ưu thế lai ở thực vật, chủ yếu người ta dùng phương pháp lai khác dònq: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở ngô, đã tạo được nhiều giống ngô lai (F1) có năng suất cao hơn từ 25 - 30% so với các giống ngô tốt nhất đang được sử dụng trong sản xuất (xem bài 37).

Phương pháp lai khác dòng cũng được áp dụng thành công ở lúa để tạo ra các giống lúa lai F1 cho năng suất tăng từ 20 - 40% so với các giống lúa thuần tốt nhất, thành tựu này được đánh giá là một trong những phát minh lởn nhất của thế kỉ XX.

Người ta dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới. Đây là những tổ hợp lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài.

Ví dụ: Giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với giống lúa Omg80, có khả năng cho năng suất cao của DT10 và cho chất lượng gạo cao của OM80.

2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi

Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế. Trong phép lai này, người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nỏ làm giống.

Phổ biến ở nước ta hiện nay là dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi của giống mẹ và có sức tăng sản cùa giống bổ.

Ví dụ: Lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái X Đại bạch có sức sống cao, lợn con mới đẻ đã nặng từ 0,7 đến 0,8 kg, tăng trọng nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 - 100 kg), tỉ lệ thịt nạc cao hơn.

Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kích thích nhiều trứng cùng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế đối với bò và lợn có nhiều thuận lợi.

Sơ đồ tư duy Ưu thế lai:

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI

1. Khái niệm ưu thế lai

Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.

Đặc điểm của ưu thế lai

- Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ

- Ưu thế lai cao nhất thể hiện ở lai khác dòng.

2. Cơ sở di truyền

* Giả thuyết về cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai: Giả thuyết siêu trội

Kiểu gen dị hợp có sức sống, sức sinh trưởng phát triển ưu thế hơn hẳn dạng đồng hợp trội và đồng hợp lặn. Có thể tóm tắt giả thuyết này như sau: AA < Aa > aa.

*Giải thích hiện tượng ưu thế lai bằng thuyết siêu trội  

+ Mỗi alen của một gen thực hiện chức năng riêng của mình; ở trạng thái dị hợp thì chức năng của cả 2 gen đều được biểu hiện.  

+ Mỗi alen của gen có khả  năng tổng hợp riêng ở những môi trường khác nhau, do vậy kiểu gen dị hợp có mức phản ứng rộng hơn.  

+ Cả 2 alen ở trạng thái đồng hợp sẽ tạo ra số lượng một chất nhất định quá ít hoặc quá nhiều còn ở trạng thái dị hợp tạo ra lượng tối ưu về chất này.  

+ Qua lai giống, người ta thấy con lai sinh ra một chất mà không thấy ở cả bố và mẹ thuần chủng, do đó cơ thể mang gen dị hợp được chất này kích thích phát triển.

3. Phương pháp tạo ưu thế lai

Bước 1: Tạo dòng thuần chủng bằng cách cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua 5 – 7 thế hệ.

Bước 2: Cho các dòng thuần chủng lai với nhau:

Tùy theo mục đích người ta sử dụng các phép lai:

+ Lai khác dòng đơn: cho hai dòng thuần chủng lai với nhau thu được F1

Dòng thuần A x Dòng thuần B →  Con lai F1

+ Lai khác dòng kép: cho lai nhiều dòng thuần chủng khác nhau và cho con lai của chúng lai với nhau thu được đời con

Dòng thuần A x Dòng thuần B →  Con lai C

Dòng thuần D x Dòng thuần E → Con lai F

Cho con lai C x Con lai F → Con lai G

Bước 3: Chọn các tổ hợp có ưu thế lai mong muốn

4. Phương pháp duy trì ưu thế lai

- Ở thực vật: Cho lai sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính

- Ở động vật: Sử dụng lai luân phiên: cho con đực con lai ngược lại với cái mẹ hoặc đực đời bố lai với cái ở đời con

5. Ứng dụng của ưu thế lai:

- Là phép lai giữa hai dòng thuần chủng khác nhau rồi dùng con lai F1 làm mục đích kinh tế (để làm sản phẩm) không làm giống.

 Loigiaihay.com