Trọng chính sách đối ngoại từ năm 1991 đến năm 2000 nước Nga không chú trọng

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

69 điểm

Phương Lan

Chính sách đối ngoại vủa Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 vừa ngả về phương Tây, vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước A. Châu Phi B. trong nhóm G7 C. khu vực Mĩ Latinh

D. châu Á

Tổng hợp câu trả lời (3)

Đáp án D: Châu Á Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991-2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước Châu Á.

Đáp án D: Châu Á Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991-2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước Châu Á.

Đáp án D Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế; mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN…)

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3-1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Trong 10 năm qua, miền Bắc đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới" để nhấn mạnh những thành tựu của miền Bắc trong A. 10 năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ. B. 10 năm đầu sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công . C. 10 năm đầu xây dựng sau ngày giải phóng miền Nam 1975. D. tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc 1930-1945.
  • Việt Nam từ khi gia nhập Liên hợp quốc đã có những đóng góp vào việc A. xây dựng mối quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực B. trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 - 2009 C. có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc D. thực hiện chống tham nhũng, tham gia chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em, tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc
  • Hậu quả cơ bản của cuộc khủng hoảng kinh tế 1919-1933 tác động đến xã hội nước ta là A. Đời sống của tất cả giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam rất cực khổ B. Lạm phát phi mã, đời sống nhân dân điêu đứng C. Mâu thuẫn xã hội giữa thực dân Pháp với nhân dân diễn ra sâu sắc D. Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm
  • Thắng lợi nào quyết định tới thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ? A. Chiến dịch Tây Bắc thu đông 1952 B. Chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1954 C. Chiến dịch Trung Lào 1953 D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
  • Trong đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), yếu tố bất ngờ nhất khiến cho địch choáng váng là A. Tiến công vào Bộ tham mưu quân đội Sài Gòn B. Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh, 4 đô thị lớn C. Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất D. Tiến công vào các vị trí đầu não của địch tại Sài Gòn
  • Sự ra đời của hai tổ chức nào đã dánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới? A. Mĩ đưa ra học thuyết Truman và sự thành lập khối SEV. B. Sự ra đời của NATO và Tổ chức hiệp ước Vacsava C. Sự ra đời của NATO và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). D. Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan và Tổ chức hiệp ước Vacsava
  • Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) chứng tỏ điều gì? A. Đường lối đổi mới của đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp. B. Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội. C. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp. D. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế.
  • Cho các sự kiện 1. Trung Quốc phòng tàu”Thần Châu 5” cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian. 2. Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông cùng nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất. 3. Mĩ phóng tàu Apôlô đưa Amstrong đặt chân lên Mặt Trăng. Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian về các nước có tàu và nhà du hành vũ trụ bay vào không gian A. 1,2,3. B. 2,3,1 C. 2,1,3 D. 3,1,2.
  • Để độc chiếm thị trường Đông Dương, Pháp đánh thuế rất nặng vào hàng hóa của các nước nào khi nhập vào thị trường Đông Dương? A. Hàng hóa của Ấn Độ B. Hàng hóa củaTrung Quốc, Nhật Bản. C. Hàng hóa của Thái Lan, Xin-ga-po. D. Hàng hóa của Triều Tiên, Mông cổ.
  • Mục đích của Mĩ-Diệm khi xây dựng “ấp chiến lược” ở miền Nam Việt Nam là A. Để cải tạo nông thôn, phục vụ chính sách mị dân B. Để bình định miền Nam Việt Nam C. Để bóc lột nhân lực, vật lực ở nông thôn D. Để tịch thu ruộng đất của nông dân

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Tóm tắt mục III. Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000

III. Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000

Bản đồ Liên bang Nga

1. Khái quát:

- Từ sau năm 1991, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

- Trong thập kỉ 90, dưới chính quyền Tổng thống Enxin, tình hình Liên bang Nga chìm đắm trong khó khăn và khủng hoảng.

2. Về kinh tế

Từ năm 1996, nền kinh tế Nga dần dần phục hồi, năm 1997 đạt tăng trưởng kinh tế 0,5%, năm 2000 là 9%.

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên bang Nga giai đoạn 1990 - 2005

3. Về chính trị

- Hiến pháp 1993, quy định Liên bang Nga theo chế độ Tổng thống Liên bang.

- Từ năm 1992 – 1999, Tổng thống Enxin, nước Nga đứng trước hai thử thách lớn:

+ Tình trạng không ổn định về chính trị, tranh chấp giữa các đảng phái.

+ Những cuộc xung đột sắc tộc (Trecxia…).

- Từ năm 2000, V. Putin làm Tổng thống, nhà nước pháp quyền được củng cố, tình hình xã hội ổn định; nhưng vẫn đứng trước thử thách lớn: xu hướng li khai và nạn khủng bố,...

4. Về đối ngoại

- Một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế.

- Mặt khác, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, … )

- Từ năm 2000, chính quyền của Tổng thống V. Putin đã đưa Liên bang Nga dần thoát khỏi khó khăn và khủng hoảng, kinh tế hồi phục và phát triển; chính trị, xã hội ổn định và địa vị quốc tế được nâng cao để trở lại vị thế một cường quốc Âu - Á.

5. Mở rộng: Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga phản ánh xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay.

- Từ năm 1994, Liên bang Nga bên cạnh chú trọng quan hệ với các nước phương Tây còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.

- Điều này quy định bởi tác động của xu thế toàn cầu hóa với bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

=> Mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng được mở rộng, thắt chặt đã khiến Nga cần điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với xu thế chung của thế giới được hình thành từ những năm 80 của thế kỉ XX.

ND chính

- Khái quát chung về Liên Bang Nga.

- Tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của Liên Bảng Nga.

- Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga phản ánh xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay.

Sơ đồ tư duy Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000

Trọng chính sách đối ngoại từ năm 1991 đến năm 2000 nước Nga không chú trọng

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay