Trò chơi hình thành biểu tượng toán cho trẻ năm 2024

Những trò chơi toán học cho trẻ mầm non ba mẹ nên biết

Nghỉ hè, bé không thể đến trường nhưng ba mẹ vẫn có thể giúp bé học tập, giải trí với những trò chơi ở nhà. Dưới đây, trường mầm non An Hưng xin chia sẻ một số trò chơi toán học cho trẻ mầm non có thể giúp bé phát triển tư duy, học tập tại nhà hiệu quả. Ba mẹ tham khảo nhé.

Trò chơi hình thành biểu tượng toán cho trẻ năm 2024

1. Trò chơi toán cho trẻ mầm non: Tìm số

Chuẩn bị: 1 tờ giấy, ghi các số từ 1-20 (hoặc hơn tùy theo mức độ nhận biết của trẻ đến số bao nhiêu) theo thứ tự ngẫu nhiên trên giấy, bỏ qua một vài số cũng được, không cần phải ghi liên tục.

Cách chơi:

Ba mẹ đọc bất kỳ một số trong khoảng đã ghi, yêu cầu bé đọc to và đánh dấu số đó, nếu số đó có mặt trên tờ giấy mà các bé cầm.

Bé đánh dấu số càng nhanh, càng đúng thì càng tốt. Ba mẹ có thể quy định thời gian xem trong thời gian đó bé đánh dấu được bao nhiêu, càng nhiều chứng tỏ khả năng phản xạ, nhanh nhạy của bé rất cao.

Trò chơi thật đơn giản và luật chơi dễ hiểu như vậy nhưng vừa giúp các bé nhớ mặt số mà với các bé lại là một trò chơi thật thú vị, rèn luyện khả năng phản xả, tinh mắtả. Ba mẹ hãy áp dụng chơi cùng con ở nhà nhé.

2. Trò chơi toán học cho trẻ mầm non: Học toán bằng trái cây

Đây là trò chơi toán học rất thú vị, vừa giúp bé giải trí, vừa học toán, lại vừa giúp bé nhận biết các loại quả và thích ăn hoa quả hơn. Trò chơi phù hợp cho các bé từ 4 tuổi trở lên đã biết làm phép tính toán.

Chuẩn bị: Ba mẹ chỉ cần đặt hoa quả như táo, lê, mận, nho,.. trên bàn, đặt thêm những biểu tượng dấu cộng "+" hoặc dấu trừ "-", dấu bằng "=" ở phía cuối.

Cách chơi: Ba mẹ yêu cầu bé lấy số hoa quả đúng nhất đặt vào sau dấu bằng.

Mỗi câu trả lời đúng bé sẽ được một trái cây làm phần thưởng. Chơi đến khi bé tập luyện thành thạo cũng như hết số trái cây làm phần thưởng.

Ba nên đa dạng lượng trái cây để các bé thực hành hàng ngày đa dạng và không bị nhàm chán, có thể thay bằng kẹo cũng có hiệu quả tương tự.

3. Trò chơi toán học cho trẻ mầm non: Trò chơi cua cắp

Chuẩn bị: 10 viên sỏi hoặc hạt đậu, hạt lạc đều được

Cách chơi: Oẳn tù tì cùng trẻ để xác định người đi trước. Trẻ chơi trước bốc 10 viên sỏi lên rồi thả xuống đất. Sau đó, đan 10 ngón tay vào nhau nắm lại, chỉ để hai ngón duỗi thẳng ra làm càng cua. Trẻ lần lượt dùng hai ngón tay cắp từng viên sỏi nhưng không được chạm viên sỏi khác. Cắp sao cho hết viên sỏi thì thắng. Trẻ cắp rồi đếm số sỏi mình cắp được.

Nếu khi đang cắp viên sỏi mà chạm tay vào người khác sẽ phải nhường cho người kế tiếp đi. Ai là người cắp được nhiều nhất là người chiến thắng.

Trò chơi toán học cho trẻ mầm non này giúp rèn luyện kĩ năng phân loại, đếm, so sánh số lượng và sự khéo léo của các ngón tay. Trò chơi toán học này thật đơn giản mà cũng thật thú vị, ba mẹ hãy thử chơi cùng con nhé.

4. Trò chơi toán học cho trẻ mầm non: Hãy làm lại như cũ

Chuẩn bị: Chậu hoa cúc, hoa hồng, hoa vạn thọ, hoa mai và mô hình có ngôi nhà.

Cách chơi:

Ba mẹ cho trẻ quan sát mô hình và nói tên các loài hoa trong mô hình. Sau đó ba mẹ lại yêu cầu trẻ đặt các loại hoa ở vị trí trước, sau, phải, trái của ngôi nhà (ngôi nhà ở giữa).

Khi chơi, trẻ nhắm mắt lại, mẹ thay đổi vị trí các chậu hoa, trẻ mở mắt phải nói được cái gì đã thay đổi, thay đổi như thế nào? Rồi yêu cầu con xếp lại vị trí các chậu hoa như cũ.

Trò chơi toán học nhỏ nhưng giúp trẻ rèn luyện được khả năng ghi nhớ nhanh, phản xạ tốt với màu sắc và vị trí không gian, rất tốt cho việc học toán sau này.

5. Trò chơi toán học cho trẻ mầm non: Chơi chuyền thẻ

Chơi chuyền là trò chơi dân gian rất hấp dẫn với các bé gái. Rèn luyện sự khéo léo cho con gái, ba mẹ có thể dạy con chơi trò này. Các bé từ hơn 3 tuổi là có thể học chơi được rồi. Nếu là lần đầu bé biết đền trò chơi này, thì ba mẹ hãy hướng dẫn từ từ cho bé hiểu nhé.

Chuẩn bị: 10 que tính dài bằng cái đũa, quả bóng nhỏ (bóng bàn).

Cách chơi: Bắt đầu chơi, bé rải các que xuống đất cùng lúc đó tung quả bóng lên không trung. Cứ mỗi lần tung bong là một lần bé nhặt một que. Lượt chơi kết thúc khi quả bóng và que rơi xuống đất. Cuối cùng, cho trẻ đếm số que bắt được.

Đây là cách chơi chuyền đơn giản với những bé tập chơi và mục đích để bé tập đếm số mà không thấy bị nhàm chán. Khi bé chơi tốt rồi thì mẹ hãy dạy bé những bài chơi chuyền phức tạp hơn nếu muốn. Trò chơi rất thú vị giúp rèn luyện sự khéo của đôi tay, mắt.

Nếu bé thấy nhàm chán với những cách học toán thông thường thì ba mẹ hãy “đổi gió” với những trò chơi toán học cho trẻ mầm non này nhé. Chúc ba mẹ và các bé có kỳ nghỉ vui vẻ, bổ ích.