Tp hcm giãn cách thêm 1 tháng

Đây là lần đầu tiên ông Phan Văn Mãi chủ trì họp báo trên cương vị Chủ tịch UBND TP HCM, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố.

Buổi họp báo bắt đầu lúc 16h, trong bối cảnh TP HCM chỉ còn hai ngày nữa sẽ hết đợt giãn cách xã hội kéo dài 30 ngày (15/8-15/9). Hiện thành phố ghi nhận hơn 298.000 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư và trải qua 105 ngày giãn cách với nhiều cấp độ khác nhau, trong đó có 22 ngày siết chặt với nguyên tắc “ai ở đâu yên đó”.

Theo ông Mãi, mục tiêu của Nghị quyết 86 ngày 15/9 TP HCM kiểm soát được dịch bệnh. Thời gian qua, thành phố đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng so tiêu chí Bộ Y tế đề ra thì thành phố còn một số nội dung chưa đạt được. Vì vậy, để đảm bảo việc chống dịch của thành phố bền vững hơn, từng bước nới lỏng, phục hồi các hoạt động kinh tế tế – xã hội làm sao cho hài hòa giữa phòng dịch và đảm bảo các hoạt động thiết yếu của đời sống xã hội.

“Thành phố quyết định tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên toàn địa bàn theo Chỉ thị 16 thêm một thời gian nữa, dự kiến đến cuối tháng 9”, ông Mãi nói và cho biết một số địa bàn có kết quả kiểm soát dịch tốt như Cần Giờ, Củ Chi, quận 7, Phú Nhuận, Nhà Bè, 5, 11 có thể áp dụng Chỉ thị 16- hay15+ để đảm bảm kết quả chống dịch bền vừng và để thành phố có sự chuẩn bị cần thiết thêm nữa cho giai đoạn phục hồi mở cửa sau giai đoạn dich bệnh.

Ông Mãi cho biết thời gian qua TP HCM đạt được một số kết quả tích cực trong phòng chống dịch, giúp việc kiểm soát dịch tốt hơn.

Đầu tiên là công tác giãn cách khi tỷ lệ vùng đỏ được thu hẹp, mở rộng vùng xanh. Đến nay theo thống kê có 53% tổ dân phố là vùng xanh. Tỷ lệ các ca dương tính giảm rõ rệt qua các đợt xét nghiệm 1, 2, 3 và tỷ lệ vùng xanh còn tăng. Quận 7, Cần Giờ, Củ Chi đã đạt được một số kết quả tích cực, cơ bản kiểm soát được dịch. Các địa phương Phú Nhuận, Nhà Bè, quận 5, 11 đạt được kết quả rõ rệt, dự kiến 15/9 sẽ công bố một số kết quả tích cực.

Tiếp nữa, công tác quản lý thu dung, điều trị có những bước tiến đáng kể, phù hợp với diễn biến dịch phức tạp của thành phố. F0 được cận thuốc, hỗ trợ y tế kịp thời. Sự giúp đỡ của các tổ quân y giúp quản lý F0 hiệu quả. Tất cả điều này giúp số ca cấp cứu, tử vong giảm đi.

Về công tác tiêm vacccine, đến giờ này có 6,5 triệu người mũi 1, chiếm trên 90% dân số 18 tuổi trở lên, 1,3 triệu tiêm mũi 2, đạt 19%. Việc phủ vaccine là điều kiện quan trọng giúp TP HCM khôi phục lại cuộc sống mới, mở rộng hoạt động kinh tế sau này.

Tp hcm giãn cách thêm 1 tháng

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi (thứ hai từ trái sang) chủ trì họp báo chiều 13/9 cùng các ông: Lê Hải Bình, Phó ban Tuyên giáo Trung ương;
Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo TP HCM; Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM.

Trước đó, tại hội nghị Thành ủy TP HCM mở rộng chiều 11/9, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nói có thể thành phố không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát dịch trước ngày 15/9 theo Nghị quyết 86. Do đó, TP HCM phải “xin thêm một thời gian nữa”, có thể tới hết tháng 9 để hoàn thành. Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố được giao thảo luận để có văn bản sớm xin ý kiến của Chính phủ.

Về lý do TP HCM cần thêm hai tuần để kiểm soát Covid-19, lãnh đạo Thành ủy thành phố cho rằng đây quãng thời gian quan trọng và phù hợp với quy luật của dịch bệnh. Theo đó, TP HCM đang ghi nhận hơn 100.000 F0 cần quản lý, điều trị. Sau hai tuần, số F0 trên có thể được kéo giảm, đồng nghĩa việc thành phố hạn chế, ngăn chặn được nguồn lây lan.

Ngoài ra, thành phố đang có tốc độ, tỷ lệ người dân được tiêm vaccine Covid-19 ở mức cao. Sau hai tuần, kháng thể của người được tiêm chủng sẽ được nâng lên, tạo những hiệu quả về mặt dịch tễ. “Với hai lý do vừa phân tích, cộng với các biện pháp khác nhằm ổn định tình hình, tăng cường, nâng cao chất lượng điều trị, chắc chắn thành phố sẽ có kết quả khả quan hơn bây giờ”, ông Nên nói.

Nghị quyết 86 của Chính phủ ban hành ngày 10/8 đặt mục tiêu TP HCM kiểm soát được dịch trước 15/9.

Tp hcm giãn cách thêm 1 tháng

Ông Phan Văn Mãi trả lời báo chí sau khi được HĐND TP HCM bầu làm Chủ tịch UBND TP HCM, trưa 24/8.

Hôm 10/9, TP HCM đã lấy ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp về Kế hoạch phòng chống Covid-19 và phục hồi kinh tế của TP HCM sau ngày 15/9. Theo đó, TP HCM dự kiến áp dụng “thẻ xanh, thẻ vàng Covid” để kiểm soát mức độ tham gia hoạt động xã hội của người dân.

Kế hoạch phục hồi kinh tế của TP HCM dự kiến gồm 3 giai đoạn: từ ngày 16/9 đến 31/10; 31/10 đến 15/1/2022 và sau sau 15/1/2022.

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê đánh giá, sau một tuần thực hiện tăng cường giãn cách, việc giãn cách xã hội đã được thực hiện nghiêm ngặt hơn, có chuyển biến hơn. Đó là kết quả bước đầu, cho thấy người dân đã nâng dần ý thức trong phòng chống dịch.

Tp hcm giãn cách thêm 1 tháng

Phó Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải thông tin tại buổi họp báo

Chiều 28-8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Chủ trì buổi họp báo có các đồng chí: Lê Hải Bình, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Phạm Đức Hải, Phó Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM.

TPHCM đề xuất cấp thêm 56.500 tấn gạo

Thông tin về tình hình sau 6 ngày tăng cường giãn cách, Phó Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải cho biết, UBND TPHCM vừa có văn bản đề xuất Bộ Tài chính và Tổng cục Dự trữ Nhà nước tiếp tục cấp cho TPHCM 56.500 tấn gạo. Trước đó, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ TPHCM 71.000 tấn gạo và TPHCM đang nhận giai đoạn 1 là 14.500 tấn. Bây giờ, TPHCM tiếp tục đề nghị hỗ trợ thêm gạo.

Về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn, đồng chí Phạm Đức Hải cho biết, tính đến 18 giờ ngày 27-8, TPHCM có 194.596 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố, đang điều trị 38.559 người.

Trong ngày 28-8, có hơn 2.236 bệnh nhân xuất viện; như vậy tổng số người xuất viện từ ngày 1-1-2021 đến nay là 99.955 người. Trong ngày có 287 ca tử vong, tính từ ngày 1-1-2021 đến nay là 8.097 người tử vong. Về xét nghiệm, từ giờ 18 giờ ngày 26-8 đến 18 giờ ngày 27-8, TPHCM lấy gần 433.183 mẫu xét nghiệm, tốc độ đang ngày càng tăng.

Về vaccine, tổng mũi vaccine triển khai tiêm là hơn 5,8 triệu liều, tăng hơn 65.000 mũi so với ngày 26-8. Về an sinh, trong 24 giờ qua, TPHCM tập trung 83 người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng; đến nay tập trung 660 người. Trong khi đó, trong ngày vừa qua đã tiếp nhận 14 người nghiện ma túy vào cơ sở xã hội; lũy kế từ 11-7 đến nay, đã tập trung được 186 người.

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), bình oxy là một trong những vật tư mà các trạm y tế lưu động bắt buộc phải có trong chiến dịch chăm sóc F0 tại nhà. Mỗi trạm y tế có ít nhất hai bình oxy lớn và 3 bình oxy nhỏ. Đây là số lượng tối thiểu của 1 trạm y tế lưu động.

Bình oxy lớn sẽ đặt tại trạm còn bình oxy nhỏ sẽ được chở đến tận nhà cho các F0 khi có vấn đề về sức khỏe cần phải thở oxy hoặc Sp02 tụt. Ngoài ra, những trường hợp cần thở oxy nhưng không thể tới trạm được thì sẽ có nhân viên y tế của trạm y tế lưu động mang đến tận nhà. 

Đề xuất cho 25.000 shipper hoạt động trở lại

Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng Phòng Tham mưu Công an TPHCM, đối với nhân viên vận chuyển gas lưu thông ở các khu dân cư, Thượng tá Lê Mạnh Hà thừa nhận, vừa qua việc cấp giấy ở các đơn vị chưa kịp thời dẫn đến ảnh hưởng người dân trong quá trình sinh hoạt và cung cấp hàng hóa thiết yếu. Để khắc phục, Công an TPHCM đặt ra quy định kiểm soát lưu thông. Cụ thể, đối với người chở bình gas từ 12kg trở lên, nếu có giấy giao hàng gas, có nơi nhận và có khai báo y tế thì được phép di chuyển để giải quyết nhu cầu tức thời cho người dân.

“Trong ngày 28-8, Công an TPHCM sẽ ban hành hướng dẫn và từ ngày 29-8 sẽ thực hiện”, Thượng tá Lê Mạnh Hà thông tin.

Tp hcm giãn cách thêm 1 tháng

Lực lượng chức năng ra quân kiểm tra, xử lý người ra đường không cần thiết. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Trả lời về phản ánh việc khai báo y tế khi qua các chốt mất nhiều thời gian và có nguy cơ ùn ứ, Thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết, Công an TPHCM sẽ triển khai rộng rãi việc khai báo y tế bằng phần mềm quản lý công dân vùng dịch tại các chốt kiểm soát để phục vụ kiểm tra, giám sát di biến động và việc sử dụng các giấy đi đường.

“Lưu lượng giao thông chỉ bằng 10% so với ngày thường nên nếu có ùn ứ cũng không đáng ngại. Để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện công vụ, với xe chở nhân viên của cơ quan, doanh nghiệp nếu không có QR code thì chỉ cần 1 người trên xe có giấy đi đường, xe sẽ được lưu hành. Điều này giúp cho việc một số cơ quan khi tác nghiệp đòi hỏi cần có một kíp, thì giờ đây, trên xe chỉ cần một người có giấy đi đường và khai báo QR code là được”, Thượng tá Lê Mạnh Hà thông tin và lưu ý, những người di chuyển trên xe phải cùng một cơ quan đơn vị nhằm tạo điều kiện cho cơ quan, đơn vị và phải đảm bảo giãn cách. Xe 12 chỗ trở lên thì chở không quá 1/2 số lượng người ngồi trên xe.

Trao đổi về đề xuất cho 25.000 shipper hoạt động trở lại, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM thông tin, Sở có đề xuất này nhưng đến nay chưa có trả lời của UBND TPHCM. Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, cơ sở để các cơ quan có đề xuất này là vì đội ngũ shipper có lợi thế rất lớn trong ứng dụng công nghệ để vận chuyển, cung ứng hàng hóa.

Shipper cũng có năng lực trong điều phối, tiếp nhận thông tin và giao nhận hàng hóa. Đội ngũ này thời gian qua đã tiêm vaccine. Họ cũng có app theo dõi lộ trình. Vì vậy, việc quản lý, giám sát đội ngũ này sẽ đơn giản và thuận lợi hơn rất nhiều.

“Họ có nghiệp vụ, được hướng dẫn kỹ năng giao nhận hàng hóa, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch. Và đặc biệt, họ rất thông thuộc đường sá, ngõ ngách. Vì thế, nếu khai thác, sử dụng đội ngũ này trong việc vận chuyển hàng hóa thì sẽ giảm tải rất nhiều cho các cơ quan, đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ này”, ông Nguyễn Nguyên Phương đánh giá và khẳng định đó là cơ sở để Sở Công thương tham mưu cho UBND TPHCM. Khi có chủ trương chính thức, Sở sẽ thông tin tiếp.