Tình hình kinh tế và các mâu thuẫn giai cấp xã hội trước cách mạng

Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực.

Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế chủ nghĩa tư bản đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.

Tình hình chính trị, xã hội Pháp;

Trước CM, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Trong khi đó Đẳng cấp thứ ba (gồm tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị) không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.

Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với các Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt. Nên dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.

Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng xã hội Pháp:

Thời kì này, đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô đã ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI.

Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 152 – sgk lịch sử 10

Trước cách mạng, tình hình kinh tế - xã hội Pháp có gì nổi bật?


Về kinh tế:

  • Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp
    • Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
    • Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
  • Công thương nghiệp phát triển
    • Máy  móc  sử dụng ngày  càng  nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)
    • Công nhân đông, sống tập trung
    • Buôn bán mở rộng với nhiều nước.
  • Về chính trị: Xã hội chia thành 3 đẳng cấp
    • Tăng lữ: nắm đặc quyền
    • Quí tộc: kinh tế, chính trị, giáo hội.
    • Đẳng cấp thứ ba: Gồm TS, Nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt.


Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XVIII, trả lời câu hỏi bài 31 lịch sử 10 chi tiết dễ hiểu, tình hình kinh tế pháp trước cách mạng, tình hình xã hội pháp trước cách mạng, tình hình nước pháp trước cách mạng.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Phân tích được tình hình kinh tế và các mâu thuẫn giai cấp , xã hội trước cách mạng

Các câu hỏi tương tự

JavaScript isn't enabled in your browser, so this file can't be opened. Enable and reload.

Câu 1:

Những nét chính về tình hình KT ở Pháp trước khi CM bùng nổ:

Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác thô sơ, năng suất thấp. Mất mùa đói kém thường xuyên xãy ra, đời sống nông dân rất cự khổ. Công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.

Xã hội nước Pháp trước cách mạng :

Pháp là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-I XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba,mâu thuẩn với nhau rất gay gắt

*Vai trò, vị trí của các đẳng cấp:

+ Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế

+ Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản,nông dân, dân nghèo thành thị không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.

+ Mâu thuẩn giữa Đẳng cấp thứ ba với Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc ngày càng gay gắt. Vì vậy dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

- Tình hình kinh tế:

+ Nông nghiệp lạc hậu: Công cụ và phương thức canh tác lạc hậu, kém phát triển, năng suất thấp; nạn mất mùa đói kém thường xuyên diễn ra,...

+ Công thương nghiệp phát triển: Máy móc sử dụng ngày càng nhiều trong các ngành dệt, khai mỏ, luyện kim,... Việc giao lưu buôn bán với bên ngoài được mở rộng.

- Tình hình xã hội: Xã hội Pháp chua làm 3 đẳng cấp:

+ Quý tộc

+ Tăng lữ

+ Đẳng cấp thứ ba (nông dân, tư sản, các tầng lớp khác)

- Mẫu thuẫn xã hội Pháp trở nên gay gắt trong đó mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp lúc này là: đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến)

(Nguồn: trang 152 sgk Lịch Sử 10:)

Đề bài

Trước cách mạng tình hình kinh tế - xã hội Pháp có gì nổi bật?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 151, 152 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Tình hình nước Pháp trước cách mạng:

* Kinh tế:

- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp.

- Nông nghiệp: lạc hậu.

+ Công cụ và phương thức canh tác lạc hậu, kém phát triển, năng suất thấp.

+ Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên diễn ra,...

- Công, thương nghiệp: phát triển.

+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai mỏ, luyện kim,...

+ Việc giao lưu buôn bán với bên ngoài được mở rộng.

* Xã hội:

- Xã hội Pháp chia làm 3 đẳng cấp:

+ Hai đẳng cấp đầu: Tăng lữ, Quý tộc. Chiếm số ít trong cư dân, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi.

+ Đẳng cấp thứ ba: gồm nông dân, tư sản, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, không có quyền lợi về chính trị và lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.

- Mẫu thuẫn xã hội Pháp trở nên gay gắt trong đó mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp lúc này là: đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).

- Nước Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.

Loigiaihay.com