Tính chất nào sau đây không phải Tính chất hóa học chúng của axit

Các gốc axit vô cơ thường gặp là: Cl-, SO42-, NO3-, PO43- . . .

Số lượng nguyên tử hiđrô khác nhau ở mỗi loại axit và phụ thuộc vào hóa trị của các gốc axit là bao nhiêu.

Phân loại axit có nhiều cách, các bạn có thể xem thêm bài các loại hợp chất vô cơ để có thêm thông tin hữu ích.

Một số loại axit thường gặp:

- Axit vô cơ: HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4 . . .

- Axit hữu có: Axit formic, Axit axetic, Axit stearic, Axit lactic . . .

I - Tính chất vật lý của axit

Hầu hết axit đều tồn tại ở trạng thái lỏng, một vài ở trạng thái rắn và hầu như chúng ta hiếm gặp ở trạng thái khí. Khi axit tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch điện li và có khả năng dẫn điện.

Axit có pH luôn nhỏ hơn 7 và pH càng nhỏ thì tính chất hóa học của axit càng mạnh. Axit có tính ăn mòn, khi tiếp xúc trực tiếp với da sẽ làm đau rát khó chịu.

Tính chất nào sau đây không phải Tính chất hóa học chúng của axit

II - Tính chất hóa học của axit

1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị

Trên thực tế, chúng ta thường gặp chất chỉ thị để nhận biết ra dung dịch đó có tính axit hay không là quỳ tím. Khi dung dịch có tính axit nó sẽ làm cho quỳ tìm chuyển từ màu tím thành màu đỏ. Khi màu đỏ càng đậm thì tính axit càng mạnh và ngược lại nếu quỳ tìm chỉ chuyển màu đỏ nhạt thì tính axit sẽ yếu.

Một vài ví dụ học sinh cần lưu ý đó chính là dung dịch axit cacbonic có công thức hóa học là H2CO3 đây là một axit yếu, dễ bay hơi và bị axit mạnh hơn đẩy ra khỏi muối. Khi sử dụng quỳ tìm thì dung dịch axit cacbonic chỉ làm quỳ tìm chuyển thành màu hồng.

Một số loại axit mạnh sẽ làm quỳ tìm chuyển thành màu đỏ như HCl, H2SO4, HNO3 . . .
Đây là một trong những tính chất hóa học của axit cơ bản nhất nên học sinh cần ghi nhớ để phân biệt, nhận biết và giải các dạng bài tập nhận biết hay thuốc thử nhé các em.

2. Axit tác dụng với kim loại

Trong những phương trình phản ứng liên quan tới axit chúng ta đều rút ra được nhận xét là kim loại sẽ đẩy hidro ra khói gốc muối và sẽ tạo thành một muối khác nên khi chúng ta cho kim loại tác dụng với axit sẽ thu được dung dịch muối và khí hidro. Một trong những vấn đề ở đây nữa là những kim loại nào có thể đẩy hidro ra khỏi gốc axit ? Câu hỏi trên nếu được giải đáp hợp lý giúp các bạn ghi nhớ thì sẽ đem lại cho các bạn một lượng kiến thức hóa học không lồ. Muốn biết được kim loại nào có thể đẩy được hidro ra khỏi gốc axit thì chúng ta phải nhớ rõ được dãy hoạt động hóa học của kim loại. Hãy cùng quan sát bảng dưới đây

Tính chất nào sau đây không phải Tính chất hóa học chúng của axit

Bảng dãy hoạt động của kim loại có chiều xếp từ trái qua phải, chất ion ở bên trên cùng chỉ số ion hóa và đơn chất ở bên dưới. Quan sát dãy hoạt động hóa học trên của kim loại chúng ta có nhận xét như sau: - Kim loại tan mạnh trong nước: K, Ba, Ca, Na - Kim loại trung bình, không tan trong nước: Mg, Al, Fe, Sn, Pb, Cu . . . - Kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học có thể đẩy hidro ra khỏi axit.

- Kim loại không tan trong nước(tính từ Mg về sau) thì kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi muối.

3. Axit tác dụng với bazơ

Axit tác dụng với Bazơ tạo thành muối và nước. Hầu hết bazơ đều bị axit hòa tan tạo thành dung dịch với một số dung dịch có màu sắc đặc trưng như dung dịch muối đồng có màu xanh lam . . .. Ngoài cách gọi này ra, ngoài ta còn gọi đây là một phản ứng trung hòa. Ví dụ: Cu(OH)2 + H2SO4 = CuSO4 + H2O Fe(OH)2 + H2SO4 = FeSO4 + H2O

Fe(OH)3 + HCl = FeCl3 + H2O

4. Axit tác dụng với ôxít bazơ.

Một số ôxít bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Ví dụ: Fe2O3 + H2SO4 = Fe2(SO4)3 + H2O

Al2O3 + HCl = AlCl3 + H2O

5. Axit tác dụng với muối.

Axit tác dụng với muối là một trong nhiều phản ứng hóa học mà chúng ta sẽ thường xuyên gặp sau này. Để giải quyết được vấn đề này chúng ta cần nhớ được tính chất của muối và axit phản ứng được với muối khi nào.
Điều kiện để axit tác dụng với muối:
Muối tham gia là muối tan, axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit mới sinh ra.
Chất tạo thành phải thỏa mãn 1 trong các yếu tố sau đây: Kết tủa - Bay hơi - Điện ly yếu

Ví dụ minh họa:
1. BaCl2 + H2SO4 
→ BaSO4 + HCl Ở đây muối sinh ra ta thấy là BaSO4 là muối không tan trong axit mới sinh ra là HCl nên thỏa mãn điều kiện trên. 2. Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Trong phản ứng trên chúng ta thấy được axit mới sinh ra là một axit không bền bị phân hủy thành CO2 và H2O nên cũng thỏa mãn điều kiện trên.

II - Axit mạnh và axit yếu.

1. Thế nào là axit mạnh ?

Axit mạnh là axit có nguyên tử hiđro linh động. Nguyên tử hidro càng linh động thì axit đó càng mạnh.

Đối với các axit có oxi của một nguyên tố tạo nên thì axit nào càng nhiều oxi thì axit đó càng mạnh. Ví dụ: HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4 Đối với axit của nguyên tố tạo nên axit đó trong cùng một chu kì thì tính phi kim của nguyên tố nào mạnh thì tính axit của nguyên tố đó tạo nên axit đó càng mạnh. Ví dụ: H3PO4 < H2SO4 < HClO4

Như vậy, ở trên chúng ta đã điểm qua một vài đặc điểm để nhận biết axit mạnh, axit yếu. Thông tin trên còn chưa được đầy đủ về axit mạnh, axit yếu nên chúng tôi sẽ còn được bổ sung thêm tại các bài viết khác nữa.

2. Thế nào là axit yếu ?

Axit yếu là những hợp chất có hidro kém linh hoạt hơn hoặc cũng có thể nói khi hòa tan vào nước khả năng phân li ra ion H+ thấp hơn so với axit mạnh. Một số axit yếu trong chương trình hóa học cơ sở học sinh cần nhớ đó là H2S, H2CO3 . . .

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9: Tính chất hóa học của axit có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 17 trang gồm 39 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Hóa 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Tính chất hóa học của axit có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học 9 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 17 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 39 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Tính chất hóa học của axit có đáp án – Hóa học lớp 9:

Tính chất nào sau đây không phải Tính chất hóa học chúng của axit

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC LỚP 9

Bài 3: Tính chất hóa học của axit

Bài 1: Axit H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây:

A. Al

B. Fe

C. Mg

D. Ag

Lời giải

Kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa học của kim loại không tác dụng được với H2SO4 loãng.

Ag đứng sau H => Không phản ứng

Đáp án: D

Bài 2: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch axit H2SO4 loãng?

A. Fe

B. Al

C.  Cu

D.  Na

Lời giải

Fe, Al, Na tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng

Cu không tác dụng với dd axit H2SO4 loãng

Đáp án: C

Bài 3: Dãy gồm các oxit tác dụng được với nước tạo thành dung dịch axit là:

A. CO, CO2, SO2

B. P2O5, NO, SO2

C. P2O5, SO2, CO2

D. NO, SO2, CO

Lời giải

A sai do CO không tác dụng với nước

B sai do NO không tác dụng với nước

C đúng

D sai do NO và CO không tác dụng với nước

Đáp án: C

Bài 4: Chất nào sau đây tác dụng với axit HCl tạo kết tủa trắng?

A. Ba(OH)2

B. Ca(NO3)2

C. AgNO3

D. MgSO4

Lời giải

Chất kết tủa có chứa gốc Cl là AgCl và PbCl2

Chất tạo kết tủa trắng với HCl là AgNO3

PTHH:  AgNO3 + HCl → AgCl↓trắng + HNO3

Đáp án: C

Bài 5: Nhóm chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng:

A. ZnO,  BaCl2

B. CuO, BaCl2

C. BaCl2,  Ba(NO3)2

D. Ba(OH)2, ZnO

Lời giải

A ZnSO4 tan không có kết tủa

B CuSO4 cũng tan

D ZnSO4 tan

C kết tủa BaSO4 màu trắng

Đáp án: C

Bài 6: Tính chất hóa học nào không phải của axit?

A. Tác dụng với kim loại.

B. Tác dụng với muối.

C. Tác dụng với oxit axit.

D. Tác dụng với oxit bazơ.

Lời giải

Tính chất hóa học không phải của axit là: Tác dụng với oxit axit.     

Axit không phản ứng với oxit axit

Đáp án: C

Bài 7: Chất nào sau đây tác dụng với Fe ở nhiệt độ thường tạo ra khí hiđro là

A. O2

B. HCl

C. CO2

D. H2O

Lời giải

Axit tác dụng với kim loại tạo muối và giải phóng khí hiđro

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Đáp án: B

Bài 8: Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch Axit H2SO4  loãng ?

A. ZnSO4

B. Na2SO3

C. CuSO4

D. MgSO3

Lời giải

A. Thỏa mãn: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑

B,D loại vì không phải muối sunfat

C. Loại vì Cu không phản ứng với dd H2SO4

Đáp án: A

Bài 9: Hiện tượng quan sát được khi cho mẩu magie vào ống nghiệm chứa axit HCl dư là:  

A. Mẩu Mg tan dần, không có bọt khí thoát ra

B. Mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được không màu   

C.  Mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được có màu xanh lam

D.  Không xảy ra hiện tượng gì

Lời giải

Khi cho mẩu magie vào ống nghiệm chứa axit HCl dư mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được không màu : Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Dung dịch MgCl2 thu được không có màu

Đáp án: B

Bài 10: Các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Mg, Zn, Ag, Cu

B. Mg, Zn, Fe, Cu

C. Zn, Fe, Al, Mg

D. Al, Cu, Fe, Ag

Lời giải

Các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: Zn, Fe, Al, Mg.

Axit không tác dụng với Cu, Ag và Au.

Đáp án: C

Bài 11: Dãy các chất có thể tác dụng với dung dịch HCl là:

A. Na, FeO, CuO

B. FeO, CuO, CO2

C.  Fe, FeO, CO2

D. Na, FeO, CO2

Lời giải

Dãy các chất có thể tác dụng với dung dịch HCl là Na, FeO, CuO 

B, C, D sai do có CO2 không tác dụng với HCl

Đáp án: A

Bài 12: Dung dịch A tác dụng với CuO tạo ra dung dịch có màu xanh lam. A là

A. NaOH

B. Na2CO3

C. H2SO4

D. Ca(OH)2

Lời giải

CuO là oxit bazơ => tan trong dung dịch axit H2SO4 tạo muối CuSO4 có màu xanh lam

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Đáp án: C

Bài 13: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:

A. Bari oxit và axit sunfuric loãng

B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng

C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng

D. Bari clorua và axit sunfuric loãng

Lời giải

PTHH: BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + H2O + CO2↑

Đáp án: C

Bài 14: Nhóm oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch HCl là

A. Na2O, SO3, CO2

B. K2O, P2O5, CaO

C. BaO, Al2O3, Na2O

D. CaO, BaO, K2O

Lời giải

Loại A vì SO3, CO2 không phản ứng với dung dịch HCl

Loại B vì P2O5 không phản ứng với dung dịch HCl

Loại C vì Al2O3 không tan trong nước

Đáp án: D

Bài 15: Axit HCl tác dụng được với oxit nào trong các oxit sau: Na2O; BaO; CuO; MgO; SO2; P2O5

A. Na2O; BaO; CuO; P2O5

B. BaO; CuO; MgO; SO2

C. Na2O; BaO; CuO; MgO 

D. Na2O; BaO; MgO ;P2O5

Lời giải

Na2O; BaO; CuO; MgO là các oxit bazo nên pư với axit=> muối và nước

Đáp án: C

Bài giảng Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit