Tiêm phòng bao lâu thì sốt

Trẻ đi tiêm phòng về bị sốt là một trong các phản ứng thường thấy sau khi trẻ tiêm chủng. Vì vậy, không ít bố mẹ xót con luôn tìm kiếm cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng hiệu quả. Bài viết của chuyên gia Hapacol sẽ làm rõ cho bạn nguyên nhân bé bị sốt sau khi tiêm phòng và cách phòng ngừa sau này

Trong vài trường hợp, sau khi được tiêm chủng, bé sẽ có dấu hiệu phát sốt.

Tình trạng này thường khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu. Do đó, lúc này, cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng là mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. 

1. Trẻ tiêm phòng bị sốt và Những tình trạng không mong muốn sau khi tiêm phòng

Vắc xin có thể giúp trẻ xây dựng “hệ thống phòng ngự” kiên cố trước các bệnh lý.

Tuy nhiên, đồng thời, loại thuốc này cũng có khả năng dẫn đến một số tác dụng phụ khó chịu ở trẻ trong vòng 48 giờ đầu kể từ lúc tiêm chủng, chẳng hạn như: 

  • Trẻ tiêm phòng bị sốt hoặc kích ứng
  • Buồn ngủ và ngủ nhiều
  • Khu vực tiêm sưng đỏ, kéo dài khoảng 3 – 4 ngày, thường phát sinh do xuất huyết dưới da

Tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao đại diện cho việc cơ thể đang đối phó với sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh.

Tiêm phòng bao lâu thì sốt

Bố mẹ nên theo dõi, kiểm tra nhiệt độ của bé sau khi tiêm phòng

Trong khi đó, thành phần chính của vắc xin lại là virus. Vì vậy, sau khi tiêm phòng, trẻ có khả năng phát sốt. 

Thực tế, hầu hết trường hợp, cơn sốt sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, nó có thể khiến trẻ vô cùng khó chịu. Lúc này, không ít bố mẹ vì xót con sẽ cố gắng tìm cách hạ sốt và thắc mắc liệu trẻ có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng hay không.

2. Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng

Vấn đề được bố mẹ quan tâm nhiều nhất sau khi trẻ tiêm chủng là thân nhiệt của bé tăng cao.

Tiêm phòng bao lâu thì sốt

Đảm bảo trẻ không có dấu hiệu sốt sau khi tiêm ngừa

Lúc này, tùy vào độ tuổi của bé, bạn có thể áp dụng một số cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng như sau:

Đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi

Rất khó để đảm bảo việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh không bị sốt, vì điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Nếu trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt, tắm hoặc lau người cho bé bằng nước ấm không chỉ góp phần hạ sốt cho trẻ mà còn giúp trẻ giảm đau cơ.

Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên thực hiện biện pháp này trong vòng 5 – 10 phút nhằm tránh tình huống bé bị cảm lạnh.

Sau đó, hãy cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Vải cotton là lựa chọn lý tưởng nhất trong trường hợp này.

Bên cạnh đó, bạn có thể giảm đau hạ sốt cho trẻ sau tiêm phòng bằng thuốc hạ sốt. Lúc này, tình trạng đau cơ và sốt ở trẻ sơ sinh sẽ thuyên giảm khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Tuy nhiên, trước khi cho bé dùng bất kỳ thuốc hạ sốt nào, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước, đặc biệt là khi bé sốt cao sau khi tiêm phòng. Đối với trường hợp sốt nhẹ, việc dùng thuốc là không cần thiết.

Mặt khác, bạn cần lưu ý không để trẻ uống aspirin để hạ sốt, vì loại thuốc này gây tăng nguy cơ phát sinh hội chứng Reye, một vấn đề sức khỏe hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bé. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng đừng quên cung cấp dinh dưỡng cho bé. Cơn sốt sẽ làm tăng nguy cơ mất nước ở trẻ. Do đó, bạn nên khuyến khích bé uống sữa mẹ hoặc sữa dành cho trẻ sơ sinh. 

Sốt cao có nguy cơ là dấu hiệu cơ thể phản ứng nghiêm trọng với vắc xin. Vì vậy, nếu bé sốt cao sau khi tiêm phòng và nếu thân nhiệt của bé vượt mức 38ºC, bạn hãy lập tức liên hệ với bác sĩ để được tư vấn y tế.

Ngoài ra, bạn cũng cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu thấy bé có biểu hiện:

  • Khó thở
  • Sưng cổ họng
  • Nổi mề đay
  • Da xanh xao
  • Biếng ăn, không muốn ăn uống

Đối với trẻ từ 2 – 6 tháng

Khi bước vào giai đoạn 2 – 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch của trẻ đã được củng cố nhiều so với lúc mới sinh.

Vì vậy, bạn có thể cho bé uống paracetamol như một cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng, chỉ cần bé vẫn tỉnh táo và có thể bú sữa mẹ.

Tiêm phòng bao lâu thì sốt

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Bạn sẽ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức, nếu trẻ rơi vào bất kỳ trường hợp nào dưới đây, bao gồm: 

  • Nhiệt độ cơ thể đo tại trực tràng trong khoảng 38ºC và kéo dài quá 24 giờ.
  • Bé cần thay tã ít nhất 6 giờ một lần, dù khối lượng thức ăn bé tiêu thụ ít hơn đáng kể so với trước khi tiêm chủng.
  • Trẻ bị khó thở, dẫn đến tình huống khó ăn và khó ngủ. 
  • Nhịp thở của bé tăng nhanh do sốt cao. Thông thường, trẻ ở độ tuổi này chỉ thở khoảng 40 nhịp trong một phút. 
  • Bé có dấu hiệu thờ ơ, không muốn ăn uống ngay cả khi đã hạ sốt.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Theo bác sĩ, ngoài paracetamol, trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi còn có thể dùng thêm ibuprofen để hạ sốt. Thêm vào đó, bố mẹ hãy áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ giảm nhiệt độ cơ thể cho bé, ví dụ như:

  • Lau người bé bằng nước ấm
  • Cho trẻ uống nhiều nước
  • Để bé nghỉ ngơi nhiều
  • Chườm khăn đã thấm qua nước ấm hoặc mát và vắt khô lên trán trẻ

Mặt khác, nếu trẻ có những dấu hiệu sau, bạn nên mau chóng đưa bé đến bệnh viện, chẳng hạn như: 

  • Tình trạng sốt của bé (khoảng 38ºC) kéo dài 48 giờ hoặc hơn, kể cả khi không có sự hiện diện của các triệu chứng khác như sổ mũi, ho, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
  • Trẻ sốt liên tục trong 3 ngày, kèm theo dấu hiệu tiêu chảy, ho, chảy nước mũi và nôn.
  • Bé bị nghẹt mũi.
  • Cơn sốt đã thuyên giảm nhưng lại tái phát sau đó vài ngày.
  • Trẻ khó thở hoặc nhịp thở nhanh.
  • Bé có dấu hiệu mất nước, ví dụ như tã lâu đầy.
  • Trẻ vẫn còn biểu hiện thờ ơ, đờ đẫn dù đã uống thuốc hạ sốt.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Paracetamol là thuốc hạ sốt phổ biến và hiệu quả đối với mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi cũng như cân nặng của bé mà liều lượng thuốc được sử dụng cũng sẽ khác nhau, bao gồm:

Độ tuổi và cân nặngLiều lượng thuốc nên dùng
1 – 3 tháng tuổi (3 – 5kg)40mg paracetamol
4 – 11 tháng tuổi (5 – 8kg)80mg paracetamol
12 – 23 tháng tuổi (8 – 10kg)120mg paracetamol
2 – 3 tuổi (10 – 16kg)160mg paracetamol
4 – 5 tuổi (16 – 21kg)240mg paracetamol

Trẻ có thể dùng paracetamol với liều lượng 10 – 15mg/kg.

Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý khoảng thời gian giữa hai lần cho trẻ uống thuốc nên là 4 – 6 giờ. Bố mẹ cũng không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước khi chích ngừa, và luôn nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo:

What to do after the shots. https://www.abcdpediatrics.com/resources/what-to-do-after-the-shots/

My Infant Gets a Fever After Shots. https://www.livestrong.com/article/526764-my-infant-gets-a-fever-after-shots/

Vaccine Side Effects/Fever Management. https://www.nwcppediatrics.com/contents/vaccine-side-effectsfever-management.

Trẻ bị sốt nhẹ, đau và sưng sau khi tiêm phòng là phản ứng rất bình thường. Đó là phản ứng sau khi cơ thể tiếp nhận vắc xin như một tác nhân lạ và phản ứng lại.

Chính vì thế, thay vì tìm kiếm mẹo giúp trẻ không sốt sau khi tiêm phòng, ba mẹ cần cập nhật kiến thức về các phản ứng thường gặp của một số loại vắc xin và có cách giảm đau, hạ sốt sau khi tiêm phòng cho trẻ hiệu quả và an toàn, được bộ y tế khuyến cáo.

Đọc thêm:

Những phản ứng thường gặp khi tiêm vắc xin

Phản ứng sau tiêm thường gặp nhất là sốt, đau và sưng nóng quanh vị trí tiêm. Vì đau nên trẻ sẽ quấy khóc và có thể bỏ bú, ăn kém. Tuy nhiên, tình trạng này nếu có cũng chỉ kéo dài 1,2 ngày, ba mẹ không nên quá lo lắng.

1 Lao BCG
  • Tại chỗ tiêm: đau, sưng, nóng
  • Toàn thân: Trẻ sốt nhẹ, quấy khóc, bú kém, thường hết sau một vài ngày
  • Thông thường sau khi tiêm BCG, xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Khoảng 2 tuần xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước nhỏ, sau 2 tuần vết loét tự lành và để lại sẹo khoảng 5mm, điều này chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch.
  • Nếu trong thời gian đó xuất hiện hạch cổ, hạch nách, hạch dưới xương đòn trái, nốt mủ quá to tại chỗ tiêm (đường kính trên 1cm) cần đến cơ sở y tế khám lại ngay.
2 Viêm gan B Có thể là 1 trong 3 tên sau:

Engerix B

Euvax B

Hepavax

  • Tại chỗ tiêm: đau, sưng nhẹ
  • Toàn thân: sốt nhẹ, trẻ quấy khóc.
  • Các triệu chứng thường hết sau vài giờ đến 1 – 2 ngày.
3 Bạch hầu,

Ho gà,

Uốn ván

Bại liệt

Hib,

Viêm gan B

Infanrix Hexa

(6 trong 1)

  • Tại chỗ tiêm: sưng đỏ, đau từ 1 – 3 ngày. Có thể nổi cục cứng sau khoảng 1-3 tuần sẽ tự khỏi
  • Toàn thân: Trẻ có thể sốt, quấy khóc, nôn, tiêu chảy, bú kém.
4 Bạch hầu

Ho gà

Uốn ván

Bại liệt

Hib

Pentaxim

(5 trong 1)

  • Tại chỗ tiêm: nốt quầng đỏ, nốt cứng lớn hơn 2 cm. Các triệu chứng trên thường gặp trong 48 giờ sau khi tiêm và có thể kéo dài 48 – 72 giờ.
  • Toàn thân: trẻ có thể sốt, quấy khóc, tiêu chảy, nôn, chán ăn, buồn ngủ, phát ban
  • Các mũi tiêm sau, trẻ thường có phản ứng sau tiêm mạnh hơn so với những lần tiêm trước do đã có miễn dịch trước đó như sốt nhiều hơn, tại chỗ tiêm có thể đỏ, sưng nhiều hơn hoặc lan ra toàn bộ tay chân bên tiêm, thường tự khỏi trong vòng 3-5 ngày.
5 Bạch hầu

Ho gà

Uốn ván

Bại liệt

Tetraxim

(4 trong 1)

  • Tại chỗ tiêm: đỏ, sưng (có thể hơn 5cm) hoặc lan ra toàn bộ chi bên tiêm. Xảy ra trong vòng 24 – 72 giờ sau khi tiêm vắc xin và tự khỏi trong vòng 3-5 ngày
  • Toàn thân: sốt, tiêu chảy, kém ăn, quấy khóc
6 Bạch hầu

Ho gà

Uốn ván

Adacel
  • Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ
  • Toàn thân: mệt mỏi, đau đầu
7 Bệnh tiêu chảy do Rota virus Có thể là 1 trong 2 tên sau:

Rotarix

Rotateq

  • Toàn thân: rối loạn tiêu hóa và thường tự khỏi sau vài ngày.
  • Nếu đi ngoài phân nước nhiều lần, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước nên khám lại ngay tại cơ sở y tế.
8 Bệnh do phế cầu (viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,viêm tai giữa) Synflorix
  • Tại chỗ tiêm: sưng, đau, đỏ
  • Toàn thân: trẻ có thể sốt trên 38°C, ăn uống kém, bị kích thích, quấy khóc
9 Bệnh cúm Có thể là 1 trong 2 tên sau:

Vaxigrip

Influvac

  • Tại chỗ tiêm: đau, đỏ, sưng
  • Toàn thân: đau đầu, sốt, mệt mỏi
10 Bệnh Sởi

Quai bị

Rubella

MMR II
  • Tại chỗ tiêm: đau tại nơi tiêm trong một thời gian ngắn
  • Toàn thân: sốt, mề đay, phát ban nhẹ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy
11 Thủy đậu Có thể là 1 trong 3 tên sau:

Varivax

Varilrix

Varicella

  • Tại chỗ tiêm: phát ban dạng thủy đậu, đau, đỏ, sưng
  • Toàn thân: sốt

Thận trọng: tránh dùng chế phẩm chứa salicylate (thuốc aspirin hoặc

các chế phẩm bôi, dán giảm đau) trong ít nhất 6 tuần sau tiêm.

12 Viêm não Nhật Bản B Jevax
  • Tại chỗ tiêm: đau sưng, đỏ
  • Toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, sốt
13 Viêm gan A Có thể 1 trong 2 tên sau:

Avaxim

Havax

  • Tại chỗ tiêm: có thể sưng quầng đỏ từ 1-2 ngày
14 Viêm gan A+B Twinrix
  • Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ
  • Toàn thân: đau đầu, khó chịu
15 Viêm màng não do não mô cầu A+C Meningo A+C
  • Tại chỗ tiêm: sưng, đau
  • Toàn thân: sốt nhẹ
16 Viêm màng não do não mô cầu B+C VA-Mengoc-BC
  • Tại chỗ tiêm: sưng đau, có thể tạo cục cứng, sau khoảng 72 giờ sẽ tự khỏi
  • Toàn thân: sốt nhẹ
18 Uốn ván VAT
  • Tại chỗ tiêm: đau, quầng đỏ, nốt cứng hay sưng xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi tiêm và kéo dài trong 1-2 ngày
  • Toàn thân: sốt, khó chịu thoáng qua.

Tiêm phòng bao lâu thì sốt

Tùy theo từng loại vắc xin và cơ địa của từng trẻ, mức độ sốt, sưng, đau của trẻ sẽ khác nhau

Sau khi tiêm, trẻ có thể sốt nhẹ – khoảng 38 độ C – và kéo dài khoảng 1-2 ngày. Trường hợp này, ba mẹ cần lưu ý một số cách giảm đau/hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm:

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn.Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt > 38.5oC, quấy khóc.
  • Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ.
  • Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
  • Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.

Video đề xuất:

Trẻ em và người lớn đều cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thởi khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.

Trong trường hợp trẻ phản ứng nặng sau tiêm như: sốt cao trên 39 độ C kèm co giật, tím tái, khó thở hoặc có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan, ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, tỉ lệ các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm là rất hiếm xảy ra. Ba mẹ không nên quá lo lắng.

Kim Anh