Thuốc ngậm dưới lưỡi tan máu bầm

Thuốc đặt dưới lưỡi không phải là một dạng bào chế mà là một cách dùng. Yêu cầu để đặt được dưới lưỡi là thuốc phải rã ra dưới lưỡi nhanh, không có mùi vị khó chịu, không gây kích ứng niêm mạc miệng và lưỡi.

Thực tế, có loại bào chế riêng như viên chuyên đặt dưới lưỡi (subligual tablets), viên ngậm (oral release tablets) nhưng cũng có loại không có cách bào chế riêng nhưng vẫn đặt được dưới lưỡi, nếu đạt được các yêu cầu trên. Ví dụ: viên nang hay viên dập nifedipin vốn là dạng thuốc uống, nhưng khi cần thiết có thể bẻ viên dập hay tháo bỏ viên nang ra đặt vào dưới lưỡi.

Ưu điểm

Thuốc ngậm dưới lưỡi tan máu bầm

Thứ nhất: dưới lưỡi có hai tĩnh mạch lớn, trong miệng có nhiều mạch máu nhỏ. Đặt thuốc vào dưới lưỡi, thuốc sẽ ngấm vào hai tĩnh mạch lớn, hoặc ngậm thuốc ở miệng thuốc sẽ đi vào các mạch máu nhỏ và có thể cả tĩnh mạch lớn, rồi vào thẳng hệ tuần hoàn mà không bị phá huỷ bởi dịch vị hay enzym trong đường tiêu hoá, không bị gan chuyển hoá như khi uống. Các viên alphachymotrypsin, progesteron, mehtyltestosteron... thường có cách dùng này.

Thứ hai: thuốc đi thẳng vào hệ thống tuần hoàn nên có hiệu quả nhanh, không kém như khi tiêm. Ví dụ: trong cơn tăng huyết áp cấp tính, nếu không hạ cấp thời huyết áp xuống (hoặc trong 1giờ, hoặc trong 24 giờ tuỳ theo cơn cấp) thì các cơ quan đích sẽ bị tổn thương, có thể dẫn tới tử vong. Nhưng nếu dùng viên catopril 50 mg đặt dưới lưỡi, chỉ trong vòng 15 phút huyết áp giảm được 60mmHg. Như vậy bằng cách dùng này, có thể đưa huyết áp từ mức cao nguy hiểm (trên 200mmHg) xuống mức chấp nhận được (150-160 mmHg), tránh được các biến cố. Tương tự, trong bệnh xơ vữa động mạch vành, có lúc máu không đi đến và cung cấp đủ ôxy cho cơ tim, dẫn đến sự thiếu máu cục bộ, gây chứng đau thắt ngực. Đặt viên nitroglycerin vào dưới lưỡi, sẽ làm giãn ngay mạch, thư giãn hệ mạch chủ yếu vùng tĩnh mạch, làm giảm máu trở về tĩnh mạch, kéo theo sự giảm áp suất trong tim và sự tái phân bố luồng mạch vành vào các lớp dưới (nhạy cảm với sự thiếu máu cục bộ) trong tim; mức tiêu thụ oxy của cơ tim do đó giảm đi, lập lại sự cân bằng cung-cầu ôxy, huỷ chứng đau thắt ngực, tránh được các biến cố nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Một số thuốc có tác dụng tại chỗ như viên nystatin dùng chữa nấm miệng, viên metronidazol chữa viêm lợi, viên erythromycin chữa viêm họng... khi dùng không đặt thuốc dưới lưỡi cho thuốc ngấm vào tĩnh mạch lớn, mà chỉ cho thuốc vào miệng (ngậm lại, không nhai, không nuốt) cho thuốc tự rã ra có tác dụng kéo dài tại đó. Nhiều tài liệu không xếp các loại thuốc này vào thuốc đặt dưới lưỡi. Có loại thuốc không thể đặt dưới lưỡi như loại viên giải phóng hoạt chất chậm hay các viên sủi bọt, viên có mùi vị khó chịu, gây kích ứng. Nhiều tài liệu coi chúng là các loại thuốc cấm đặt dưới lưỡi.

Như vậy, trong phạm vi hẹp, nói chính xác, thuốc đặt dưới lưỡi là thuốc dùng đặt vào dưới vòm lưỡi nhằm tránh các tác dụng bất lợi khi dùng uống, nhằm có tác dụng nhanh.

Cách dùng

Co lưỡi lên vòm miệng trên. Đặt thuốc vào dưới, rồi hạ lưỡi xuống. Nếu viên thuốc to, khô, khó rã thì có thể thấm nước trước, hoặc ngậm một ít nước đun sôi để nguội, đợi một lúc viên thuốc ngấm đủ nước (nhưng không bị rã ra) thì nuốt nước đi, rồi cứ để viên thuốc tự rã ra dưới lưỡi. Nếu làm không khéo, làm ẩm thuốc quá nhiều hay ngậm quá nhiều nước, để quá lâu, thuốc bị rã ra khi nuốt sẽ nuốt cả thuốc vào ruột nên không đạt yêu cầu.

DS. Hải Trung


Thuốc Asuta là thuốc kháng viêm được sử dụng trong điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ, ví dụ như trong trường hợp tổn thương mô mềm, chấn thương cấp, khối tụ máu, tan máu bầm, bong gân, nhiễm trùng, phù nề mi mắt, chuột rút, chấn thương do thể thao, dập tím mô,... Vậy thuốc Asuta có tác dụng gì?

Asuta là thuốc gì? Thuốc asuta thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm không steroid. Thuốc có tác dụng trong điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ đối với những trường hợp như:

Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Asuta. Vì vậy, trước khi uống thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thuốc Asuta được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Liều lượng sử dụng thuốc sẽ dựa trên tình trạng bệnh và độ tuổi của người bệnh. Đối với những trường hợp kháng viêm, điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật thì có thể sử dụng thuốc Asuta đường uống với liều lượng từ 4,2mg, ngày uống 3-4 lần. Hoặc ngậm viên ngậm từ 4-6 viên mỗi ngày chia làm nhiều lần để viên nén tan dần dưới lưỡi. Người bệnh có thể sử dụng thuốc cùng hoặc không cùng với thức ăn, trước hoặc sau khi ăn. Tuy nhiên, để giảm tình trạng kích ứng dạ dày bạn có thể sử dụng kèm với thức ăn và cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy, không được nhai hoặc làm vỡ viên thuốc.

Để sử dụng thuốc an toàn hãy uống thuốc Asuta đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Sử dụng thuốc Asuta thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ nó và có thể ngưng dùng thuốc nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào mới xuất hiện hay tình trạng bệnh không thuyên giảm. Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài. Điều này không làm cho tình trạng bệnh của bệnh nhân được tiến triển tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.

Thuốc asuta có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, không có bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào do sử dụng thuốc asuta. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ở liều lượng thường dùng các enzyme không được phát hiện trong máu sau 24-48 giờ. Các tác dụng phụ tạm thời có thể thấy nhưng sẽ biến mất sau khi dừng điều trị hoặc giảm liều như thay đổi màu sắc, mùi hoặc độ rắn của phân. Một số trường hợp đặc biệt có thể bị rối loạn tiêu hoá như nặng bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy và buồn nôn. Với liều cao phản ứng dị ứng nhẹ có thể xảy ra như đỏ da.

Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc asuta mang lại. Khi dùng asuta vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Do vậy, khi có biểu hiện những triệu chứng bất thường, đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những dấu hiệu kèm theo như chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, phát ban,... người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, điều dưỡng để được can thiệp y tế ngay lập tức.

Một số lưu ý khi sử dụng Asuta bao gồm:

  • Thông báo tiền sử dị ứng với Asuta phản ứng quá mẫn với bất kỳ dị ứng nào khác. Asuta có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, thuốc nhuộm hay chất bảo quản.
  • Chống chỉ định dùng Asuta với người bệnh giảm alpha-1 antitrypsin. Những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD đặc biệt là khí phế thũng và bệnh nhân bị hội chứng thận hư là những nhóm đối tượng có nguy cơ giảm alpha-1 antitrypsin.
  • Những bệnh nhân không nên điều trị bằng enzyme bao gồm những người bị rối loạn đông máu có di truyền đó là bệnh ưa chảy máu, những người bị rối loạn đông máu không có yếu tố di truyền, những người vừa trải qua hoặc sắp trải qua phẫu thuật, bệnh nhân sử dụng liệu pháp trị liệu kháng đông, dị ứng với protein, loét dạ dày, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Nếu bạn quên uống một liều thuốc asuta, hãy bổ sung lại trong thời gian càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm bạn nhớ ra gần với thời điểm của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống hoặc tiêm thuốc như lịch trình ban đầu. Không được sử dụng với lượng thuốc nhiều hơn so với phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều asuta hoặc nuốt phải có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, đau bụng, khó thở, ngất đi,...

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc asuta, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc không kê đơn, vitamin, thuốc được kê theo đơn và các sản phẩm thảo dược. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào.

Một số loại thuốc có thể gây tương tác với asuta bao gồm:

  • Acetylcystein
  • Thuốc kháng đông

Bảo quản thuốc asuta với dạng viên nén bao phim ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, tránh ánh sáng và tránh những nơi ẩm ướt. Không bảo quản asuta ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá và tránh xa nguồn nhiệt và ngọn lửa. Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc asuta trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Để thuốc asuta tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình.

Khi thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị hỏng không thể dùng được nữa hãy vứt bỏ và xử lý thuốc đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc asuta vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty môi trường xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc Asuta an toàn để giúp bảo vệ môi trường.

Tóm lại, thuốc asuta là thuốc kháng viêm có tác dụng trong điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ ví dụ như trong trường hợp tổn thương mô mềm, chấn thương cấp, khối tụ máu, tan máu bầm, bong gân, nhiễm trùng, phù nề mi mắt, chuột rút, chấn thương do thể thao, dập tím mô,... Tuy nhiên, Asuta có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc, vì vậy hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để giảm nguy cơ mắc tác dụng không mong muốn và đồng thời làm tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

  • Công dụng thuốc Asuta
  • Công dụng thuốc Padobaby
  • Paracetamol có tác dụng gì?