Theo em vì sao khi bản nhỏ nghĩ về cha mẹ Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

                                    Vũ Quần Phương

Theo em vì sao khi bản nhỏ nghĩ về cha mẹ Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay
Minh họa sưu tầm

LỜI BÌNH

Vũ Quần Phương là nhà thơ, nhà phê bình văn học hàng đầu trên văn đàn, được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. Trong số các sáng tác viết cho thiếu nhi của ông, bài “Nói với em” được nhiều người yêu thích và thuộc nằm lòng. Bài thơ là lời tâm sự, nhắn nhủ các bạn đọc nhỏ tuổi hãy biết lắng nghe, nhìn nhận, suy nghĩ về cuộc sống quanh ta để từ đó biết sống đẹp, có tình có nghĩa.

Dùng thể thơ bảy chữ, ngôn từ thuần Việt gần gũi, tác giả đã gửi gắm bao yêu thương trìu mến tới các em nhỏ. Bài gồm ba khổ thơ, mỗi khổ đều mở đầu bằng cụm từ có ý nghĩa giả định “Nếu nhắm mắt…sẽ được…”, (riêng khổ cuối có khác là “đã”). Nhiều người đều biết đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của con người. Tâm tính con người ra sao thường biểu hiện qua đôi mắt. Đây là cơ quan thị giác giúp mỗi cá nhân quan sát xung quanh. Tuy nhiên cuộc sống hiện tại thường xô bồ, tất bật dễ khiến con người cuốn theo vòng xoáy của nó mà quên đi trách nhiệm bản thân. Là người ông của các em nhỏ, điều đầu tiên tác giả muốn nói với em là: “Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió/ Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay/ Nghe lích chích chim sâu trong lá/ Chim chìa vôi vừa hót vừa bay”. Khi nhắm mắt lại, tập trung lắng nghe thanh âm trong khu vườn thân thuộc, ta sẽ cảm nhận được tiếng chim trong đám lá “lích chích” đang kiếm sâu để vừa được no mồi vừa bảo vệ cho cây trồng. Bên cạnh đó ta còn nghe được cả tiếng chim chìa vôi lảnh lót bởi thói quen của loại chim này là “vừa hót vừa bay”. Những tiếng chim đáng yêu đó chính là âm thanh đáng yêu của thiên nhiên, của cuộc sống tặng cho con người. Ai nghe được chim hót, tâm hồn như được thanh lọc, được xả stress, sẽ cảm thấy thật sự hạnh phúc, cuộc đời đáng yêu biết bao. Không dừng lại ở đó, nhà thơ còn “nói với em” những điều thú vị hơn nữa: “Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện/ Sẽ được nhìn thấy các bà tiên/ Thấy chú bé đi hài bảy dặm/ Qủa thị thơm cô Tấm rất hiền”. Trẻ thơ vốn giàu tưởng tượng và mơ ước, rất thích nghe truyện cổ tích. Người bà thường kể cho các bé nghe bao câu chuyện thần tiên ly kỳ hấp dẫn. Truyện cổ tích nào nước nào cũng thường có các yếu tố kỳ ảo: Tiên, Bụt, các nhân vật “nhỏ bé”, thiếu hụt về về hình thể như chú bé tý hon, Sọ Dừa hay “nhỏ bé” về thân phận như cô Tấm, nhưng phẩm chất của họ thật kỳ tài, cao đẹp bởi họ là kết tinh tài năng và ước vọng của người lao động. Một khi biết lắng nghe và tưởng tượng, các em nhỏ sẽ thấy thế giới này tuyệt diệu và cuộc sống đáng quý, đẹp đẽ vô cùng. Chưa hết, những câu thơ cuối, tác giả tiếp tục “nói với em” những điều gần gũi, thiết thân hơn nữa: “Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ/ Đã nuôi em khôn lớn từng ngày”. Đây là lời khuyên chân tình các em nhỏ cũng như mỗi chúng ta, hãy biết nghĩ đến cha mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục mình khôn lớn; người không chỉ “bồng bế” mà còn từng trải qua biết bao “vất vả” để nuôi ta được lớn khôn như ngày hôm nay. “Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay” là lời nhắn “em” biết yêu thương, hiếu kính cha mẹ bằng cách ứng xử và các hành động cụ thể hằng ngày. Bài thơ sử dụng từ láy (lích chích, bồng bế, vất vả) và hình ảnh gợi cảm kỳ thú, đã khơi gợi, truyền tới chúng ta tình yêu cuộc sống, biết sống cao đẹp, hiếu nghĩa, thủy chung.

Với giá trị thẩm mỹ và nhân văn cao đẹp, bài thơ tiếp tục khơi nguồn cảm hứng để các nhạc sỹ Vũ Hoàng và Phan Bá Chức phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nhạc phẩm này được đông đảo thính giả mọi lứa tuổi, nhất là các em nhỏ vô cùng yêu mến.

THÁI DŨNG

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích chích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay. 

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền 

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

Con người ta ngoại trừ khi ngủ, thường nhắm mắt trong một số trường hợp: hoặc vì sợ hãi, xúc động, hoặc vì e lệ... Ấy là những trường hợp nhắm mắt đột ngột bởi tác động ngoại cảnh. Còn những trường hợp chủ động nhắm mắt như nhân vật nhỏ của bài thơ, thì cả ba trường hợp ấy, sự nhắm mắt mỗi lần đều có một ý nghĩa khác nhau.

Trường hợp thứ nhất:

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay

Ấy là nhắm mắt để cảm nghe. Bao giờ cũng vậy, khi ta khép bớt một giác quan lại, thì giác quan kia sẽ làm việc mạnh hơn, có tính tập trung hơn. Nó như việc ta khép bớt cửa phòng, để âm thanh bên trong đừng bị phân tán. Và vì nhắm mắt để cảm nghe nên em bé trong bài thơ có thể nghe được những tiếng chim ẩn chìm sâu lắng nhất. Hơn thế, còn phát hiện ra được tiếng "con chìa vôi vừa hót vừa bay". Khi mắt đã nhường cho sự dõi theo của tai, người ta có thể dễ dàng cảm nhận được điều kì diệu ấy thôi.

Trường hợp thứ hai:

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên

Đây là nhắm mắt để tưởng tượng, để hình dung. Điều này hay xảy đến với các cô cậu giàu mơ mộng, lại đang được bà kể cho nghe những câu chuyện cổ tích li kỳ. Nếu biết lặng im nghe bà kể, các em sẽ bắt gặp rất nhiều, rất nhiều những nhân vật huyền thoại đẹp đẽ kì diệu vô cùng, cả về con người và tâm tính.

Trường hợp thứ ba:

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày

Ấy là nhắm mắt để nghĩ về lẽ đời. Có lẽ ở một lứa tuổi nào đó mới có đặc điểm này. Công lao nuôi nấng vất vả của bố mẹ, có nhiều người chỉ nghĩ đến, mà khi chết, thấy mình chưa làm gì đền đáp được, còn chẳng nhắm mắt nổi, huống hồ đây lại là nhắm mắt mà nghĩ ngợi. Tác giả đã phải dùng một động tác mạnh, xốc dậy cảm xúc:

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.

Thật là: "Lạ thay sức mạnh của tâm hồn". Chỉ có con người mới có những cái "mở mắt" bừng thức như thế này, kiểu thế này.

Đây là bài thơ có âm điệu ngọt ngào, như một lời ru thuở ấu thơ. Bài thơ vừa có chỗ viết cho các em bé, lại có chỗ là để dành cho các em lớn hơn, đã biết phân tích, ngẫm ngợi, nghĩ suy về lẽ đời, về gia đình. Bài thơ vừa đem đến những hứng cảm về thẩm mỹ lại vừa có ý nghĩa giáo dục. Các em nhỏ đọc, thuộc, thấm đẫm trong hồn cái ngọt ngào chan chứa của bài thơ, và đến một ngày nào, chợt giật mình bừng thức bởi những ý tưởng của nhà thơ ở những câu thơ cuối. Bài thơ sẽ có cách đi, cách đến từng bước trong tâm hồn và trong trí tuệ của các em như thế...

Mạnh Hiền (chọn và bình)

“Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay” là lời nhắn “em” biết yêu thương, hiếu kính cha mẹ bằng cách ứng xử và các hành động cụ thể hằng ngày. Bài thơ sử dụng từ láy (lích chích, bồng bế, vất vả) và hình ảnh gợi cảm kỳ thú, đã khơi gợi, truyền tới chúng ta tình yêu cuộc sống, biết sống cao đẹp, hiếu nghĩa, thủy chung
 

Câu 1. xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên?

→ Thể thơ: Thơ thất ngôn (7 chữ)

→ PTBĐ: Biểu cảm (kết hợp tự sự)

Câu 2. tìm những hình ảnh được gợi ra khi em bé nhắm mắt ở khổ thơ thứ 2.

→ Những hình ảnh gợi ra khi em bé nhắm mắt là:

+ Tiếng chim hay

+ Chim sâu trong lá

+ Chim chìa vôi

+ Các bà tiên

+ Chú bé đi hài 7 dặm

+ Quả thị, cô Tấm

+ Những công lao, vất vả, những nhọc nhằn mà cha mẹ đã gánh vác trên vai, để nuôi lớn con nên người.

Câu 3. Điều gì khiến cho em bé trong văn bản phải "nhắm mắt" rồi, lại mở ra ngay" ? Qua đó, em hiểu gì về nhân vật này?

→ em bé trong văn bản "nhắm mắt" rồi lại "mở ra ngay" vì

+ Em đã thấy được tình thương bao la mà cha mẹ dành cho con cái

+ Em biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ đã nuôi lớn em thành người

+ Em nhận thấy trách nhiệm lớn lao của con cái đối với cha mẹ của mình

→ Nhân vật em bé trong văn bản là một người con hiếu thảo, luôn yêu thương cha mẹ và ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Là một đứa trẻ trong sáng, thuần khiết, dễ thương dễ mến.

Câu 4. thế nào là phương châm về lượng? những cách nói sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?

Phương châm về lượng:

→ Số lượng nội dung không thừa, không thiếu vừa đủ nghĩa giúp người khác hiểu vấn đề mà mình trình bày.

→ Lời nói đưa ra phải có đủ thông tin, phân tích và lập luận chuẩn xác.

→ Nội dung dài, ngắn không quan trọng nhưng cần phải đầy đủ nội dung cần truyền đạt.

a.    Việc xưa xem xét

       Chứng cứ còn ghi

→ Phương châm về Chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay khôg có bằng chứng xác thực.

b.   trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

→ Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề

$\text{#Zero.}$