Tháng 2 của năm nhuận có bao nhiêu ngày

GĐXH - Năm 2023 là năm Quý Mão. Trung Quốc và Hàn Quốc đều gọi đây là năm Thỏ, nhưng ở Việt Nam lại là năm Mèo. Tuy cùng nằm trong vùng văn hóa chữ Hán, song giữa Hàn Quốc và Việt Nam lại có sự khác nhau.

Năm nhuận là gì? Vì sao có năm nhuận?

Tháng 2 của năm nhuận có bao nhiêu ngày

Có 4 trung khí quan trọng nhất trong năm là Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí. (Ảnh: Thiên văn học Việt Nam)

Năm có 366 ngày trong Dương lịch và 13 tháng theo âm lịch theo chu kỳ 4 năm lặp lại một lần được gọi là năm nhuận.

Trái đất mất 365 ngày và 6 giờ để quay một vòng quanh mặt trời, năm bình thường thì chỉ mất 365 ngày và thừa 6 giờ nên chu kỳ 4 năm sẽ thừa đến 24 giờ, đều này là nguyên nhân hình thành năm nhuận Dương lịch.

Còn đối với năm âm lịch, do sự chênh lệch với năm dương lịch quá nhiều, để một năm âm lịch được vừa tròn một tuần trăng, vừa không lệch với thời tiết của 4 mùa thì cứ mỗi 3 năm âm lịch người ta phải thêm 1 tháng vào để cân bằng lại.

Tuy nhiên do năm dương lịch vẫn còn quá nhanh so với âm lịch nên cứ 19 năm người ta lại có một lần cách 2 năm thêm 1 tháng nhuần.

Tính năm nhuận dương lịch

Tháng 2 của năm nhuận có bao nhiêu ngày

Cứ 4 năm thì sẽ có 1 tháng 2 chỉ có 29 ngày, những năm này sẽ được gọi là năm nhuận dương lịch. Năm nhuận dương lịch là năm chia hết cho 4 và những năm tròn thế kỷ buộc phải chia hết cho 400.

Do năm 2020 đã là năm nhuận dương lịch cho nên năm 2023 không phải là năm nhuận dương lịch nữa cho nên tháng 2/2023 chỉ có 28 ngày.

Tính năm nhuận âm lịch

Người ta lấy năm dương lịch muốn tính chia cho 19, nếu chia hết hoặc có 1 số dư trong số những số sau: 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó sẽ có 1 tháng nhuận.

Ví dụ: Muốn biết năm âm lịch 2023 có nhuận không chúng ta làm phép chia, lấy 2023:19= 106 dư 9, do đó năm 2023 là năm nhuận theo âm lịch.

Vì sao năm 2023 có hai tháng 2 âm lịch?

Tháng 2 của năm nhuận có bao nhiêu ngày

Nếu trong năm có nhiều tháng Âm lịch không chứa trung khí thì ta lấy tháng đầu tiên không có trung khí sau Đông chí làm tháng nhuận.

Sau 3 năm tính theo Âm lịch sẽ có một tháng dư. Tháng dư được thêm vào năm nhuận được gọi là tháng nhuận, để năm Âm lịch và Dương lịch không sai nhau nhiều.

Không giống như cách tính năm nhuận theo Dương lịch (lịch Gregory), năm nhuận tính theo Âm lịch có cách tính tương đối phức tạp, nhất là phần tính tháng nhuận.

Đối với cách tính của lịch âm, theo tính toán của người xưa, cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận. Như vậy sẽ dư ra 7 tháng nhuận, được đặt vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.

Về cách tính tháng nhuận Âm lịch - tức là tháng được lặp lại để năm nhuận có 13 tháng. Theo các chuyên gia, tháng nào không có trung khí thì tháng đó có thể dùng làm tháng nhuận. Nếu trong năm có nhiều tháng Âm lịch không chứa trung khí thì chúng ta lấy tháng đầu tiên không có trung khí sau Đông chí làm tháng nhuận. Tháng Giêng và tháng Chạp là ngoại lệ, không bao giờ nhuận.

Do năm nay tháng 2 Âm lịch thỏa mãn các điều kiện trên, nên theo quy ước được lặp lại làm tháng nhuận.

Ngày nhuận hay còn được gọi là ngày nhuần, theo lịch dương thì năm mà tháng 2 có 29 ngày thì ngày 29 tháng 2 được gọi là ngày nhuận.

2. Tại sao lại có ngày nhuận? Tại sao năm nhuận có 366 ngày?

Theo dương lịch thì một năm sẽ có 365 ngày và 12 tháng. Tháng 2 chỉ có 28 ngày. Sau 4 năm tháng 2 này sẽ xuất hiện thêm 1 ngày. Nghĩa là tháng 2 sẽ có đến 29 ngày và ngày này được gọi là ngày nhuận. Lý do có ngày nhuận có thể được hiểu như sau:

 

Tháng 2 của năm nhuận có bao nhiêu ngày

Để giải thích điều này, chúng ta phải quay về xét vòng quay của Trái đất quanh Mặt trời. Mọi người chắc hẳn đều biết rằng Trái đất mất 365 ngày để đi hết 1 vòng quanh Mặt trời. Nhưng trên thực tế thì 1 vòng đó có thời gian chính xác là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tức 365.25 ngày.

Chính phần dư ra 0.25 ngày đó đã nảy sinh nhu cầu cần phải có 1 năm nhuận. Người ta vẫn xét cho 1 năm có 365 ngày, song cứ 4 năm thì số 0.25 ngày dư ra kia tích lại thành 1 ngày, và ngày đó chính là ngày nhuận.

Tham khảo : Những mẫu nhà biệt thự đẹp năm 2020

Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày. Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, điều đó giải thích tại sao năm nhuận có 366 ngày. Nhuận ngày dương lịch được tính vào tháng 2. Ngày dư ra mỗi 4 năm 1 lần đó được tính vào tháng 2, từ 28 ngày, tháng 2 có thêm 1 ngày nhuận là ngày 29/2.

3. Cách tính ngày, tháng, năm nhuận như thế nào?

3.1 Năm nhuận tính theo dương lịch

Tháng 2 của năm nhuận có bao nhiêu ngày

Để xác định năm nhuận theo dương lịch, cũng chính là năm có ngày nhuận 29/2, bạn chỉ cần lấy số biểu của năm đó chia cho 4, nếu kết quả là chia hết thì đó chính là năm nhuận có ngày nhuận 29/2 theo dương lịch, khác với những năm bình thường khi mà tháng 2 chỉ có 28 ngày.

Ví dụ:

* Năm 2020 : 4 = 505 dư 0. Vậy năm 2020 là trở thành năm nhuận dương lịch và có thêm một ngày 29 tháng 02.

* Tuy nhiên, với những năm tròn thế kỉ, tức số biểu của năm là 2 số 0 ở cuối thì phải lấy 2 số đầu của số biểu năm đem chia 4. Năm nào chia hết thì sẽ là năm có ngày nhuận 29/2. Hoặc cũng có thể lấy số năm đó, chia hết cho 400, nếu chia hết cho 400 thì đó là năm nhuận.

3.2 Năm nhuận tính theo âm lịch

Tháng 2 của năm nhuận có bao nhiêu ngày

Theo nguyên lý hoạt động của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt trời thì mồng một âm là ngày mà Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời theo thứ tự nằm thẳng hàng, Mặt trăng quay nửa tối về phía Trái đất, thời điểm này gọi là thời điểm không trăng, hay còn gọi là thời điểm Sóc.

Tại sao có ngày nhuận? Bởi do có Năm nhuận âm tính theo nguyên lý hoạt động của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt trời
Lịch âm lịch sẽ tính liên tiếp các thời điểm thẳng hàng hay thời điểm Sóc. Nếu hai thời điểm Sóc kế tiếp cách nhau 29 ngày thì tháng đó thiếu, còn cách nhau 30 ngày thì là tháng đủ. Lịch này sẽ bị lệch gần 11 ngày so với dương lịch. Dồn 3 năm lại thì dôi ra 33 ngày, cho nên qua 3 năm phải nhuận 1 tháng. Dồn tiếp 2 năm nữa là được 25 ngày là gần được nhuận 1 tháng. Tính bình quân trong 19 năm thì có 7 tháng nhuận.

Tháng 2 của năm nhuận có bao nhiêu ngày

Do đó cách tính năm nhuận theo lịch âm, được quy ước như sau:

Lấy số năm chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0; 3; 6; 9 hoặc 11; 14; 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.

Ví dụ:

*  2014 là năm nhuận âm lịch (thêm một tháng) vì 2014 chia hết cho 19 số dư là 0.

*  2017 là năm nhuận âm lịch vì 2017 chia cho 19 dư 3.

*  2019 không phải năm nhuận âm lịch vì 2019 chia cho 19 dư 5.

*  2020 là năm nhuận âm lịch vì 2020 chia cho 19 dư 6.

4. Năm nhuận có ảnh hưởng tới đời sống hay không?

Tháng 2 của năm nhuận có bao nhiêu ngày

Năm nhuận có ảnh hưởng một phần thời gian đến cuộc sống như sau:

  • Nếu xét về ngày nhuận 29/2, dư thêm 1 ngày, và 4 năm mới có 1 lần thì những người sinh nhật vào ngày 29/2, sẽ tổ chức sinh nhật 4 năm 1 lần.
  • Với việc sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, vào những năm nhuận, không thể tuân theo lịch âm như năm thường. Do năm nhuận kéo dài thêm một tháng âm, tuy nhiên tháng nhuận mỗi năm khác nhau, do đó phải căn cứ vào tháng nhuận của năm nhuận đó để có kế hoạch canh tác và sản xuất cho khoa học. Cần có sự cân đối với lịch dương, nếu không dễ gặp điều kiện thời tiết xấu, thiên tai, mất mùa.
  • Năm nhuận có ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công xây dựng công trình, thiết kế nội thất và hoàn thiện mặt tiền của nhiều gia đình. Chủ đầu tư nên căn cứ theo mùa, theo điều kiện thời tiết trong năm nhuận, tháng nhuận mà có kế hoạch chuẩn bị cho tốt và tránh mất thời gian.

Tháng 2 của năm nhuận có bao nhiêu ngày

Như vậy, qua bài viết ngắn trên đây, các bạn đã biết được ngày nhuận là gì, tạo sao có ngày nhuận? Tháng nhuận và năm nhuận được tính như thế nào?