Tại sao phải giáo dục phạm trù lương tâm cho học sinh

Đề Thi Việt - Diễn đàn tài liệu học tập lớp nhất Việt Nam

Trang chủ Diễn đàn > Tài Liệu Học Tập > Phổ thông Trung học > Tài liệu học tập lớp 10 > Môn Giáo Dục Công Dân lớp 10 >

Lượt xem: 1,736

(Bạn phải Đăng nhập hoặc Đăng ký để trả lời bài viết.)

Đề Thi Việt - Diễn đàn tài liệu học tập lớp nhất Việt Nam

Trang chủ Diễn đàn > Tài Liệu Học Tập > Phổ thông Trung học > Tài liệu học tập lớp 10 > Môn Giáo Dục Công Dân lớp 10 >

Trong cuộc sống mỗi khi làm bất cứ việc gì đó bản thân chúng ta hay có suy nghĩ không thẹn với lòng, làm việc mà lương tâm không cắn rứt. Vậy lương tâm là gì? Lương tâm có quan trọng hay không? Hãy đi tìm hiểu để có câu trả lời qua bài viết.

Có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau đưa ra về câu hỏi lương tâm là gì. Đây là vấn đề khá trừu tượng để được quy định thành định nghĩa chung cho nhân loại không hề dễ.

Theo quan niệm duy tâm mà Hêghen cho rằng lương tâm là sản phẩm của tinh thần khách quan. Ông là người đầu tiên đặt vấn đề về nội dung khách quan của lương tâm. Theo Hegel, tiêu chuẩn của lương tâm phụ thuộc vào đạo đức của những xã hội khác nhau, còn hình thức của nó phụ thuộc vào các cá nhân khác nhau. Hai cái đó có thể ăn khớp hoặc mâu thuẫn với nhau.

Theo các nhà duy vật thế kỷ 17-18 lại khẳng định lương tâm là một phạm trù đạo đức học, là yếu tố quan trọng cấu thành đạo đức và chú ý đến vai trò của lương tâm trong đời sống đạo đức. Đặc biệt Spinoza và Lock và nhấn mạnh cần phải giáo dục lương tâm. Tuy nhiên chưa có quan niệm nào lý giải đúng bản chất của lương tâm

Hiện nay theo cách hiểu tại sách giáo khoa Giáo dục công dân có giải thích về lương tâm như sau: Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điểu chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong các mối quan hệ với người khác và xã hội.

Lương tâm có thể hiểu là là loại ý thức đặc trưng – ý thức đạo đức, một cảm thức nội tại về cái đúng và cái sai. Và nó là ý thức có sức mạnh bắt buộc. Chúng ta cảm thấy bị nó thúc ép trước khi quyết định làm một vấn đề, một việc nào đó. Lương tâm cũng sẽ ra lệnh, chi phối quyết định và hành động của chúng ta. Nếu chúng ta làm trái lương tâm, quyết theo theo thì bản thân luôn sống trong trạng thái cảm thấy ăn năn hay lo sợ. Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.

Tại sao phải giáo dục phạm trù lương tâm cho học sinh

Trạng thái của lương tâm

Hai trạng thái của lương tâm là thanh thản và cắn rứt. Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân, cụ thể:

+ Trạng thái thanh thản là trạng thái thể hiện sự vui sướng, hài long về công việc gì đó mà mình đã làm được, làm đúng theo lương tâm bản thân. Ví dụ khi bản thân nhặt được của rơi nhưng băn khoăn không biết có nên trả lại người đánh mất hay giữ của riêng. Lương tâm không cho phép và trả lại người đã đánh rơi tiền thì bản thân cảm thấy nhẹ nhõm và vui vì đã làm được việc tốt.

 + Trạng thái cắn rứt: thể hiện sự cắn rứt, hối hận lương tâm. Khi làm việc sai trái, việc xấu hoặc không phù hợp bản thân luôn suy nghĩ lo lắng về vấn đề ấy. Nhặt được của rơi mà lấy không trả người đã đánh mất thì luôn lo lắng họ phát hiện, đòi lại trách móc mình, lương tâm không được yên.

Vai trò của lương tâm

Lương tâm có vị trí vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và đạo đức con người. Lương tâm chi phối hành động, quyết định hành động con người làm việc tốt, việc thiện. Lương tâm tạo động lực thúc đẩy chủ thể làm điều thiện, làm tròn nghĩa vụ của mình, dũng cảm tự thú sai lầm, kiên quyết sửa chữa sai lầm.

Lương tâm sẽ trừng phạt con người nếu con người có ý nghĩ và hành vi ác, bản thân luôn cắn rứt lương tâm, làm gì cũng không yên.

Lương tâm là hạt nhân đạo đức của nhân cách. Một người có lương tâm đẹp sẽ tạo nhân cách tốt, ứng xử chân thành tử tế với mọi người.

Lương tâm giúp cuộc sống con người ổn định, yên bình và hạnh phúc hơn.

Cách rèn luyện để có lương tâm tốt

Lương tâm có vai trò và tầm quan trọng đối với mỗi người, xã hội. Lương tâm xuất phát từ chính bản thân mỗi người và cũng được hình thành và rèn luyện qua học tập, cuộc sống chúng ta. Để có lương tâm tốt, hướng thiện bản thân con người nên:

Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan niệm tiến bộ.

Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện

Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa người với người

Sống vì mọi người, loại bỏ cái tôi, cái ích kỷ của bản thân mình, không sân si với người và với đời. Làm việc nghĩ trước nghĩ sau, đúng pháp luật, đạo đức và lương tâm.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung lương tâm là gì. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Quan niệm của các cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với xã hội và với người khác là tiền đề của hành vi đạo đức của mình. ở đây còn chịu sự phán xử của lương tâm. Vậy lương tâm là gì?

Lương là tốt lành. Tâm là lòng. Xu hướng tiêu biểu của con người là hành động hướng thiện, mong muốn làm điều thiện và tự đ1nh giá, phán xử hành vi của mình. Có được những điều đó là nhờ có lương tâm. lương tâm là thế giới nội tâm sâu kín bên trong, nó có tác dụng điều chỉnh ý thức, hành vi của con người, nhờ có lương tâm mà đạo đức xã hội mới bảo tồn và phát triển. lương tâm giúp con người hối cải và điều chỉnh lỗi lầm. Người có lương tâm dù bất kỳ ở đâu và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng giữ được nhân cách tốt đẹp của mình. Do đó lương tâm hướng con người đến những điều tốt đẹp và đấu tranh chống lại cái ác. Nếu người không có lương tâm thì họ không thể thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức, ngược lại họ sẳn sàng làm điều ác, tàn bạo.

- Platon: lương tâm là sự mách bảo của thần linh thượng đế do đó nó tồn tại vĩnh viễn.

- Locko: lương tâm là khả năng khống chế những dục vọng của mình, và tuân theo sự hướng dẫn tuyệt đối của lý trí. Ông rất coi trọng giáo dục lương tâm “khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự phá hoại tâm hồn”.

- Kant: lương tâm là sự thao thức của tinh thần, gắn với con người như là bẩm sinh.

- Heghen: lương tâm là sản phẩm của tinh thần, là ý thức được điều thiện và lẽ công bằng.

Nhìn chung, các nhà đạo đức học trước Mác đều khẳng định lương tâm là một phạm trù của đạo đức học, là yếu tố cấu thành đạo đức nhưng lý giải về lương tâm chưa khoa học.

- Khái niệm:lương tâm là ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức cá nhân về sự tự đánh giá hành vi và cách cư xử của mình trong đời sống xã hội, hoặc lương tâm là năng lực tự đánh giá hành vi đạo đức của tình cảm đạo đức.

Lương tâm được xem như một loại cảm xúc đặc biệt thể hiện ra như thước đo mức độ trưởng thành đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội.

- Lương tâm vừa là ý thức vừa là tình cảm con người, càng có thiện tâm, thiện ý và càng hành động tốt bao nhiêu thì lương tâm càng yên ổn bấy nhiêu và ngược lại. do đó, lương tâm là ngọn nguồn của hạnh phúc.

- Nguồn gốc của lương tâm :

Sự hình thành lương tâm là một quá trình phát triển lâu dài từ ý thức đến tình cảm đạo đức.

+ Con người ý thức được cái cần phải làm vì sợ xấu hổ trước người khác và trước dư luận xã hội.

+ Con người ý thức được cái cần phải làm nếu không làm thì không chỉ sợ người khác và xã hội chê cười mà cơ bản là tự xấu hổ với chính mình, đạt tới trình độ tự xấu hổ sẽ làm xuất hiện lương tâm.

+ Lương tâm xuất hiện khi ý thức, tình cảm, trách nhiệm trước điều thiện và lẽ công bằng. do đó lương tâm có thể xuất hiện từ lúc bắt đầu dự kiến hành vi cho đến khi kết thúc hành vi. Nhưng sự thức tỉnh của lương tâm tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.

- Sự hình thành cảm xúc lương tâm gắn liền với nhận thức con người về lẽ sống, lý tưởng, hạnh phúc của con người, đặc biệt là với ý thức nghĩa vụ đạo đức. nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm trước xã hội và người khác, còn lương tâm là ý thức trách nhiệm trước bản thân mình. Có thể xem ý thức nghĩa vụ đạo đức là nền tảng, là cơ sở hình thành lương tâm của con người.

- Lương tâm được biểu hiện ở hai trạng thái khẳng định và phủ định.

+ Trạng thái khẳng định là sự thư thái của lương tâm là cảm giác trong sạch của lương tâm.

+ Trạng thái phủ định, con người cảm thấy sự cắn rứt, sự không trong sạch của lương tâm.

- Trạng thái khẳng định của lương tâm có vai trò nâng cao tính tích cực của con người, giúp con người tin tưởng vào bản thân trong quá trình hoạt động. Đó là niềm tin bên trong có ý nghĩa thôi thúc con người vươn tới cái thiện, cái tốt đẹp, đóng gó`p tích cực vào sự phát triển xã hội.

- Đạo đức học Mác xít không đồng nhất sự thư thái của lương tâm với sự yên tĩnh của tinh thần mang tính thụ động đến mức thờ ơ với mọi giá trị đạo đức, không quan tâm gì đến cái thiện và ác. Sự thư thái của lương tâm gắn liền với hoạt động tích cực của con người vì hạnh phúc của xã hội và người khác.

- Trạng thái phủ định của lương tâm gây cho con người cảm giác đau khổ, làm suy giảm hoạt động tích cực của con người, nhưng trạng thái này cũng có vị trí quan trọng trong hoạt động của con người. Bằng sự cắn rứt, đau khổ, trạng thái phủ định của lương tâm nhắc nhở, giúp các chủ thể hành động suy nghĩ lại và uốn nắn những hành vi sai trái của mình trở lại con đường đúng đắn.

Lương tâm là đặc trưng của cá nhân nên nó có tính chủ quan nghĩa là lương tâm phụ thuộc bởi năng lực, khả năng, tình cảm và trí tuệ của mỗi con người. Nhưng lương tâm còn có tính chất giai cấp tức là do lập trường quan điểm giai cấp chi phối ý thức đạo đức và tình cảm đạo đức đồng thời lương tâm còn có tính nhân loại phổ biến đó là sự công bằng và các giá trị phổ quát... Do đó, có những kẻ thuộc giai cấp thống trị vẫn tỏ ra có lương tâm.

- Vai trò của lương tâm :

Lương tâm trong sạch khi hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức được xã hội công nhận, tức ý thức được sự lương thiện của mình và tạo ra cảm giác vững tâm về nhân phẩm, danh dự, tạo ra sự thanh thản cho tâm hồn.

Nếu cảm giác lương tâm không trong sạch khi chủ thể hành động không đúng chuẩn mực đã được công nhận, dẫn đến cảm giác lương tâm không trong sạch chính là sự cắn rứt lương tâm. Tình cảm lương tâm là sự hài hòa giữa khát vọng hạnh phúc và tận tâm với nghĩa vụ. Thực hiện nghĩa vụ một cách trung thực là ngọn nguồn cơ bản của niềm vui hạnh phúc của con người. Nếu lương tâm cắn rứt dằn vật thì bất hạnh sẽ lớn hơn nhiều.

Kant cho rằng sự tự đánh giá của lương tâm như là sự xét xử trước tòa. Màn kịch nội tâm là đấu tranh giữa nhân vật hành động và nhân vật phán xử. Ngược lại, kẻ nào o có năng lực tự đánh giá hành vi, kìm chế hành vi vì lợi ích của mình chà đạp lên tất cả đó là những kẻ vô lương.

Sự hình thành lương tâm phải là một quá trình phấn đấu rèn luyện bền bỉ, lâu dài. lương tâm hết sức nhạy cảm, tinh tế và thường trực giúp con người cảm nhận nên gọi là giác quan thứ 6. Người ta cho rằng lương tâm thường không mắc sai lầm, nhưng tiếng nói của nó nhiều khi lại hết sức yếu ớt đến nổi con người có thể dập tắt nó không khó khăn. Vì vậy, vấn đề rèn luyện, giáo dục lương tâm phải là công việc thường xuyên cho suốt cả cuộc đời.