Tại sao nói văn bản “vẻ đẹp của một bài ca dao” là một văn bản nghị luận văn học?

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc hiểu: Vẻ đẹp của một bài ca dao, SBT trang 28 Ngữ văn 6 Cánh diều

Dựa vào đâu mà tác giả cho rằng: Trong bài Đứng bên ni đông, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, có thể nói, cô gái đã xuất hiện ngay từ hai câu đầu của bài ca dao này?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài ca dao

Lời giải chi tiết:

Trong phần (2) của bài nghị luận, tuy hai câu đầu bài ca dao không nhắc đến cô gái nhưng hình ảnh cô đã xuất hiện hết sức sống động: “Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng “bên ni” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái “mênh mông bát ngát” của đồng lúa quê hương”.

Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 Bài đọc hiểu: Vẻ đẹp của một bài ca dao, SBT trang 29 Ngữ văn 6 Cánh diều

(Câu hỏi 5, SGK) So với những gì em biết về ca dao ở Bài 2, văn bản của tác giả Hoàng Tiến Tựu cho em hiểu thêm được những gì về nội dung và hình thức của cao dao? Em thích nhất câu, đoạn nào trong văn bản nghị luận này?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài ca dao

Lời giải chi tiết:

- Em hiểu thêm nội dung của hai câu đầu: không chỉ tả cảnh mà còn nói về một cô gái. Về hình thức, tác giả giúp em hiểu thêm về câu lược chủ ngữ là như thế nào cũng như tác dụng của nó. 

- Em thích nhất câu: "Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận và nói lên điều đó"

Câu 7

Trả lời câu hỏi 7 Bài đọc hiểu: Vẻ đẹp của một bài ca dao, SBT trang 29 Ngữ văn 6 Cánh diều

Tìm một văn bản phân tích bài ca dao làm theo thể lục bát và nhận xét về cách phân tích một bài ca dao của tác giả.

Phương pháp giải:

Tham khảo sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

    Ở câu thứ nhất, tác giả khẳng định vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen trong đầm: Trong đầm gì đẹp bằng sen. Khẳng định mạnh mẽ như vậy nhưng tại sao người nghe, người đọc lại không có cảm giác khó nghe, khó chịu về sự cực đoan của tác giả? Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn, hình thức thách đố để cho người nghe được suy nghĩ tự do. Và sự khẳng định ở đây cũng có giới hạn cụ thể. Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế phạm vi đề cao, làm cho nó trở thành tương đối và có tính thuyết phục.

     Đến câu thứ hai “Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng”, tác giả miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất. Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí. Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng, nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen. Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là bông sen vừa mới nở.

    Câu thứ ba “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh” có vị trí đặc biệt trong toàn bài. Đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết.

     Từ câu thứ hai sang câu thứ ba, vần chuyển đột ngột, nhịp nhàng lên khác thường, mà sao vẫn dễ nhớ, dễ đọc, khiến cho nhiều người không để ý. [...]

     Sở dĩ như vậy là do bài ca dao tuy có sự chuyển vần và thay đổi trật tự các từ ngữ và hình ảnh (giữa câu 2 và câu 3) nhưng tất cả sự chuyển đổi ấy đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, hợp lí, khiến cho bài ca dao phát triển liên tục và ngày càng mạnh mẽ về cả nội dung lẫn hình thức; không có chỗ nào bế tắc, ngưng trệ; tựa hồ như một dòng sông, tuy có chỗ chuyển dòng, đổi hướng uốn lượn quanh co nhưng vẫn chảy thông, chảy mạnh. Nhờ vậy mà trên dòng sông ca dao ấy, con thuyền cảm xúc của người nghe, người đọc đã đi tới đỉnh một cách nhanh chóng và thuận lợi.

     Hai chữ “nhị vàng” ở cuối câu trên và đầu câu dưới, tuy cách xa nhau (khi viết), nhưng lại rất gần nhau và liền nhau (khi nghe, khi đọc), phản ánh rất rõ tính liên tục và sự liền mạch trong tư duy cũng như trong sự diễn đạt, thể hiện bằng lời của tác giả. Đó chính là cơ sở và nguyên nhân chính yếu khiến cho người nghe, người đọc không có và không thể có cảm giác về sự gián đoạn, thiếu liên tục và thiếu tự nhiên của bài ca dao.

     Câu thứ tư "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn." có thể coi là cái nút của toàn bài ca dao. Thiếu hai câu giữa thì bài ca dao không đứng được, thiếu câu này hình hoa sen vẫn đứng, vẫn tồn tại, nhưng không có linh hồn, tư tưởng, giống như một cơ thể không đầu. Cho nên câu thứ tự mặc dù đứng ở vị trí cuối cùng trong sự diễn đạt, vẫn là cái “đầu” đích thực của toàn bài ca dao này. Nó tựa hồ như một cái cửa kì diệu đặc biệt, khép nghĩa đen lại và mở nghĩa bóng ra một cách thần tình dẫn người nghe, người đọc đi từ nghĩa đen sang nghĩa bóng, từ hình tượng bông sen của tự nhiên sang hình tượng bông sen trong xã hội một cách thông suốt, nhẹ nhàng, khiến cho không một ai cảm thấy có sự ngăn cách và do đó cũng không biết rõ đâu là giới hạn.

     Đọc đến câu này, hầu như không mấy ai dừng lâu để suy nghĩ nhiều về nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó. Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình tượng con người và ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó. Và thế là “sen” hoá thành người, “bùn” trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng ẩn dụ và được hiểu theo nghĩa bóng với những mức độ rộng hẹp, xa gần khác nhau. […]

     Câu đầu và câu cuối là sự nhận định, đánh giá, suy tưởng về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của loài sen. Hai câu giữa là sự phản ánh thực thể sống động, hấp dẫn của từng cây sen cụ thể. Đó là phần cốt lõi của bài ca dao. Thiếu nó thì bài ca dao không đúng được. Thiếu câu này thì câu kia cũng sẽ đơn độc, chông chênh, kém vững, như người thiếu mất một chân. [...]

           (Theo Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007)

Loigiaihay.com

Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Tiến Tựu.


Trả lời: - Tác giả Nguyễn Tiến Tựu (1933-1998) quê ở tỉnh Thanh Hóa. Ông là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học dân gian.

Liên hệ với những hiểu biết của em về các bài ca dao đã học, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi sau:


+ Ca dao là những sáng tác của ai? Thường bắt nguồn từ đâu? Thể thơ phổ biến của ca dao là thể thơ nào?
Trả lời: + Ca dao, dân ca là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tác và thuộc thể loại trữ tình đã diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động. Có thể chia các thể thơ trong ca dao thành bốn loại chính là: - Các thể văn - Thể lục bát - Thể song thất và song thất lục bát - Thể hỗn hợp (hợp thể)

+ Bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát có gì giống và khác các bài ca dao đã học ở Bài 2?


Trả lời: Giống: Đều là ca dao nói về con người. Khác: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng , mênh mông bát ngát là thể hỗn hợp, nói về vẻ đẹp của cánh đồng, cô gái thăm đồng; các bài ca dao đã học ở Bài 2 là thể lục bát, nói về tình cảm con người.

* Câu hỏi giữa bài
Chú ý các từ địa phương: ni, tê

Trả lời: - Ni: này (tiếng địa phương) - Tê: Kia (tiếng địa phương)

Nội dung phần 1 khẳng định điều gì?


Trả lời: - Nêu ra và khẳng định cái đẹp, cái hay của bài ca dao: + Hai cái đẹp: cánh đồng và cô gái thăm đồng. → Đều được miêu tả rất hay. + Cái hay: cái hay riêng, không thấy ở bất kì bài ca dao khác. -> Khẳng định bài ca dao đẹp, hay riêng biệt.

Phần 2 tập trung làm sáng tỏ ý nào? Từ "bởi vì” nhằm mục đích gì?


Trả lời: Phần 2 tập trung sáng tỏ ý không phải bài ca dao chia thành hai phần. Từ "bởi vì” nhằm mục đích lí giải tại sao bài ca dao không hoàn toàn chia làm hai phần

Phần 3 phân tích yếu tố nào của bài ca dao?


Trả lời: Phần 3 phân tích hai câu thơ đầu của bài ca dao, nét đẹp của cánh đồng quê. - Cả 2 câu đều không có chủ ngữ. → Người nghe đồng cảm, như cùng cô gái đi thăm đồng, cùng vị trí đứng và ngắm nhìn. - Cảm giác về sự mênh mông, bát ngát cũng lan truyền sang người đọc một cách tự nhiên. → Cảm giác như chính bản thân cảm nhận và nói lên. -> Tác dụng: giúp người nghe có cái nhìn khái quát cảnh vật. - Nghệ thuật: + Điệp từ, điệp cấu trúc "đứng bên ni đồng", "đứng bên tê đồng", "ngó", "bát ngát", "mênh mông". + Đảo ngữ.

Theo tác giả, hai câu cuối có gì khác biệt so với hai câu đầu của bài ca dao?


Trả lời: Theo tác giả, hai câu thơ cuối khác với hai câu đầu ở chỗ: + Hai câu đầu nội dung miêu tả bao quát vẻ đẹp của toàn bộ cánh đồng lúa quê hương thì ở hai câu thơ cuối miêu tả vẻ đẹp riêng vẻ đẹp của một "chẽn lúa đồng đòng”

- Chú ý các từng ” ngọn nắng” và ” gốc nắng”


Trả lời: - Ngọn nắng: Những tia nắng ban mai. - Gốc nắng: Mặt Trời nơi phát ra ánh nắng.

Câu cuối có thể coi là kết luận không?


Trả lời: Câu cuối có thể coi là câu khẳng định vì: Câu cuối khẳng định lại "Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng"

* Câu hỏi cuối bài


Câu 1 trang 78: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều)  Nội dung chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là gì? Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản chưa?

Trả lời:

- Nội dung chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là phân tích bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát để thấy được vẻ đẹp. - Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản.

Câu 2 trang 78: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều) 

Theo tác giả, bài ca dao trên có những vẻ đẹp gì? Vẻ đẹp ấy được nêu khái quát ở phần nào của văn bản? Vẻ đẹp nào được tác giả chủ ý phân tích nhiều hơn?

Trả lời:

- Theo tác giả, bài ca dao trên có hai vẻ đẹp: vẻ đẹp của cách đồng và vẻ đẹp của cô gái thăm đồng. - Vẻ đẹp ấy được nêu khái quát ở phần 1 của văn bản. - Vẻ đẹp của cô gái thăm đồng được tác giả chủ ý phân tích nhiều hơn.

Câu 3 trang 78: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều) 

Để làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào những từ ngữ, hình ảnh nào? Em hãy chỉ ra một số ví dụ cụ thể trong văn bản.

Trả lời: 

Để làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào những từ ngữ, hình ảnh: - mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông - bên ni, bên tê - chẽn lúa đòng đòng, dưới ngon nắng hồng ban mai.

Câu 4 trang 78: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều) 


Hãy tóm tắt nội dung chính của phần 2, 3, 4 trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao theo mẫu sau:
Phần 1 Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp
Phần 2  
Phần 3  
Phần 4  

Trả lời:
Phần 1 Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp
Phần 2 Làm sáng tỏ sự thực bài ca dao không hoàn toàn chia hai phần rõ ràng.
Phần 3 Phân tích hai câu đầu
Phần 4 Phân tích hai câu cuối

Câu 5 trang 78: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều)  So với những gì em biết về ca dao ở Bài 2, văn bản của tác giả Hoàng Tiến Tựu cho em thêm hiểu biết được những gì về nội dung và hình thức của ca dao? Em thích câu, đoạn nào trong văn bản nghị luận này?

Trả lời:

- So với những gì em biết về ca dao ở Bài 2, văn bản của tác giả Hoàng Tiến Tựu cho em thêm hiểu biết về nội dung và hình thức của ca dao: + Nội dung: Ca dao là những bài thơ trữ tình được nhân dân sáng tác diễn tả tâm hồn trong sáng, tình cảm chân thành thiết tha. + Hình thức: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ,…) và đa dạng các thể thơ (lục bát, vãn, hỗn hợp,…)

- Em thích đoạn 1 trong văn bản nghị luận này vì đoạn văn đã khái quát cho em biết vẻ đẹp riêng biệt ở bài ca dao này so với những bài ca dao khác.