Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Bạn gặp rối với môn Vật lý với chương về lý thuyết chuyển động cơ học. Bạn thắc mắc chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về tính tương đối này ở bài viết dưới đây. 

1. Giải đáp thắc mắc chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì sao?

Bạn có biết, cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng so với vật khác thì nó lại đứng yên; người ta gọi chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì lý do đó.

Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối

Giải đáp Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì sao?

2. Lý thuyết chuyển động cơ học

2.1. Chuyển động cơ học

Ta có thể hiểu: Sự thay đổi vị trí của 1 vật theo thời gian so với vật khác (so với vật mốc) thì đó được gọi là chuyển động cơ học (hay còn được gọi tắt là chuyển động).

  • Một vật được coi là đang đứng yên khi vị trí của vật đó không bị thay đổi theo thời gian so với một vật khác.

2.2. Tính tương đối của chuyển động

Đứng yên hay Chuyển động sẽ có tính tương đối bởi lẽ xét cùng một vật, nó có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.

  • Tính tương đối của chuyển động hay đứng yên sẽ tùy thuộc vào vật được  chọn làm vật mốc.

  • Theo thông thường, người ta sẽ chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối

Lý thuyết chuyển động cơ học

2.3. Dạng chuyển động thường gặp

Đường mà vật chuyển động đi qua, “vẽ ra” thì được gọi là quỹ đạo của chuyển động. Sẽ tùy thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà chúng ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động cong, chuyển động tròn và chuyển động thẳng.

3. Phương pháp để giải những bài tập chuyển động cơ học

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cho bạn về câu hỏi chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì sao? Bên cạnh đó là cung cấp kiến thức về Lý thuyết chuyển động cơ học. Dưới đây là sẽ một số phương pháp để giải những bài tập chuyển động cơ học đơn giản.

Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối

Phương pháp để giải những bài tập chuyển động cơ học đơn giản 

3.1. Chuyển động cơ học

Khi nói vật này đứng yên hay đang chuyển động thì chúng ta phải nói so với vật (làm mốc) nào?

Vậy nếu bạn muốn biết vật A1 đứng yên hay chuyển động so với vật A2 thì ta phải xem xét vị trí của vật A1 so với vật A2. Nếu:

  • Vị trí của vật A1 so với vật A2 có thay đổi theo thời gian thì khi đó ta nói vật A1 chuyển động so với vật B2.

  • Vị trí của vật A1 so với vật A2 không thay đổi theo thời gian thì khi đó ta nói vật A1 đứng yên so với vật A2.

3.2. Tính tương đối của chuyển động

Để chứng minh chuyển động hay là đứng yên mang một tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất 3 vật: vật A1, vật A2 và vật A3; Sao cho vật A1 chuyển động so với vật A2 nhưng lại đứng yên so với vật A3.

4. Sơ đồ tư duy lý thuyết

Tổng ôn lại kiến thức theo sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn học một cách hiệu quả hơn. Dưới đây là một sơ đồ tư duy mẫu về phần chuyển động cơ học trong môn Vật lý lớp 8 mà bạn có thể tham khảo qua. 

Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích bạn hãy tự tạo ra một sơ đồ tư duy cho phần Chuyển động cơ học để bạn tự hệ thống hóa lại kiến thức được học. Sau đó, bạn hãy đối chiếu với mẫu mà chúng tôi đưa ra để từ đó, việc học của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.

Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối

Sơ đồ tư duy của lý thuyết chuyển động cơ học bạn nên biết

Trên đây là những giải đáp thắc mắc của chúng tôi về câu hỏi chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì sao. Qua đó còn là một số lý thuyết về chuyển động cơ học, phương pháp để giải bài tập; cuối cùng là sơ đồ tư duy để bạn từ đó có thể hệ thống hóa được kiến thức của mình giúp cho việc “nằm lòng” chúng được dễ dàng hơn.

Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để bạn cập nhật thêm cho mình nhiều kiến thức về vật lý cũng như kiến thức về cuộc sống bổ ích.

Câu hỏi:Tại sao nói chuyển động có tính tương đối?

Lời giải:

Vì một vật có thể đứng với vật mốc này nhưng lại chuyển động với vật mốc khác nên một vật chuyển động có tính tương đối.

Ví dụ:

Người lái xe ngồi trên ô tô là đứng yên so với ô tô (so với ghế trên xe ô tô hoặc so với người ngồi cùng xe) vì vị trí của họ không thay đổi theo thời gian so với xe tô tô.

Nhưng người lái xe lại là chuyển động so với cây cối bên đường vì vị trí của họ thay đổi so với cây cối bên đường theo thời gian.

Cùng Top lời giải ôn tập về chuyển động cơ học và làm bài tập trắc nghiệm nhé!

1. Làm thế nào để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên?

Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác được chọn làm mốc gọi là chuyển động cơ học.

Lưu ý:Người ta thường chọn Trái Đất hoặc vật gắn với Trái Đất như nhà cửa, hai cây bên đường, cột cây số… làm vật mốc.

2. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vật được chọn làm mốc.

Lưu ý:

- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó so với vật làm mốc không thay đổi theo thời gian.

Ví dụ: Cột cờ trong sân trường đứng yên vì nó không thay đổi vị trí so với cổng trường hoặc một phòng học nào đó.

- Tùy theo vật chọn làm mốc mà một vật có thể chuyển động hoặc đứng yên so với vật khác.

Ví dụ: Một hành khách ngồi yên trên ô tô đang chuyển động thì so với sàn xe thì hành khách này đứng yên, còn so với cây cối hai bên đường, thì hành khách này chuyển động.

3. Một số dạng chuyển động thường gặp

- Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.

- Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động:

+ Chuyển động thẳng.

- Chuyển động thẳng của tàu vũ trụ

+ Chuyển động cong.

- Chuyển động cong của con lắc

+ Chuyển động tròn.

4. Phương pháp giải bài toán chuyển động.

Bài toán1. Cách nhận biết một vật đang chuyển động hay đứng yên

Khi nói một vật chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật làm mốc nào? Muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xam xét vị trí của vật A so với vật B.

+ Nếu vị trí của vật A so với vật B có thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển động so với vật B.

+ Nếu vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A đứng yên so với vật B.

Bài toán2. Tính tương đối của chuyển động

Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất ba vật: Vật 1, vật 2, vật 3 sao cho vật 1 chuyển động so với vật 2 nhưng lại đứng yên so với vật 3.

5. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1:Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C

A. đứng yên.

B. chạy lùi ra sau.

C. tiến về phía trước.

D. tiến về phía trước rồi sau đó lùi ra sau.

Bài 2:Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:

A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau.

B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.

C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau.

D. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.

Bài 3:Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng khi nói về chuyển động cơ học?

A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật.

B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.

C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật.

D. Chuyển động cơ học là chuyển dời vị trí của vật.

Bài 4:Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này:

A. Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên.

B. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động.

C. Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.

D. Mặt Trời và Trái Đất đều đứng yên.

Bài 5:Trời lặng gió, nhìn qua cửa xe (khi xe đứng yên) ta thấy các giọt mưa rơi theo đường thẳng đứng. Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên xe sẽ thấy các giọt mưa:

A. cũng rơi theo đường thẳng đứng.

B. rơi theo đường chéo về phía trước.

C. rơi theo đường chéo về phía sau.

D. rơi theo đường cong.