Tại sao Nội chất lượng khởi đầu từ việc thiết kế chương trình

1. Phát triển Chương trình đào tạo là gì, vì sao cần phải phát triển chương trình đào tạo.
Phát triển chương trình đào tạo là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng chương trình đào tạo cho phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, của đời sống xã hội … Chương trình đào tạo không phải được thiết kế một lần và dùng mãi mãi mà luôn được phát triển, bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động.
Như vậy, có thể thấy phát triển chương trình đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu, xuyên suốt góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, là yêu cầu bắt buộc đối với các trường Đại học nói chung, Đại học Hà Tĩnh nói riêng.
Các Trường Đại học muốn tồn tại và phát triển, cần quan tâm và có chiến lược xây dựng, phát triển Chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo phải được coi là nhân tố quan trọng, sống còn, quyết định sự phát triển của nhà trường.
Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT, ngày 16 tháng 04 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: cứ 2 năm/1 lần, các cơ sở đào tạo đại học phải rà soát, đánh giá, bổ sung để không ngừng hoàn thiện chương trình đào tạo. Việc rà soát, đánh giá, bổ sung để không ngừng hoàn thiện chương trình đào tạo bao gồm cả xây dựng chương trình mới và cải tiến chương trình đã có.
Quan điểm về phát triển chương trình đào tạo ở mỗi trường khác nhau tùy thuộc vào chiến lược phát triển và điều kiện địa phương của mỗi vùng miền. Trường Đại học Hà Tĩnh là trường đại học địa phương, sứ mạng của Nhà trường cũng gắn kết và phù hợp với chiến lược phát triển KTXH, nguồn lực của địa phương. Công tác đào tạo của Trường ĐHHT góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển KTXH của tỉnh Hà Tĩnh và đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Với nội dung, sứ mạng được xác định phù hợp với các nguồn lực và định hướng phát triển của Nhà trường là định hướng thực hành, Chương trình đào tạo của Nhà trường cần được tiếp cận theo hướng ứng dụng, thực học, thực làm, kết hợp đào tạo kiến thức chuyên ngành với đào tạo kỹ năng.
2. Lịch sử phát triển Chương trình đào tạo tạo của Trường Đại học Hà Tĩnh
Xác định vai trò quan trọng của chương trình đào tạo đối với hoạt động đào tạo nói riêng và các hoạt động chung của Nhà trường, Trường ĐHHT luôn đặc biệt quan tâm tới hoạt động xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.
Ngay từ đầu, khi mới thành lập, Nhà trường đã bắt tay ngay vào việc xây dựng chương trình mở các mã ngành đào tạo. Do thời gian gấp rút, kinh nghiệm xây dựng và biên soạn chương trình đào tạo còn hạn chế, việc xây dựng chương trình đào tạo thời kì này phải tham khảo, vay mượn, học hỏi chương trình đào tạo của các trường đại học đi trước nên còn nhiều bất cập, hạn chế.
Từ năm 2010, thực hiện lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Hà Tĩnh chuyển sang đào tạo theo tín chỉ. Đây là cuộc cách mạng về đổi mới chương trình và hình thức tổ chức dạy học. Trường Đại học Hà Tĩnh đã tiến hành chuyển đổi chương trình đào tạo từ đạo tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, việc chuyển đổi chương trình đào tạo vẫn còn mang tính cơ học, chưa có bước chuyển biến sâu sắc về chất lượng chương trình. Hàng năm, chương trình đào tạo vẫn được các đơn vị tiếp tục rà soát, bổ sung, cập nhật để đáp ứng yêu cầu xã hội, song việc bổ sung, sửa đổi còn mang tính địa phương, nhỏ lẻ, chưa đánh giá được một cách toàn diện điểm mạnh, điểm yếu của từng chương trình để từ đó phát triển các chương trình đào tạo ngày càng tiên tiến, đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn.
Chương trình đào tạo theo tín chỉ được chuyển đổi trên cơ sở rà soát, điều chỉnh từ các chương trình đào tạo trước đó, gồm 16 chương trình đào tạo trình độ ĐH và 17 chương trình đào tạo trình độ CĐ. Các chương trình bậc đại học có thời gian đào tạo 4 năm với khối lượng kiến thức toàn khóa là 125 tín chỉ (đối với các chương trình đào tạo giáo viên là 134 tín chỉ) chưa kể Giáo dục thể chất và Quốc phòng - An ninh; chương trình bậc cao đẳng có thời gian đào tạo 3 năm với khối lượng kiến thức toàn khóa là 95 tín chỉ (đối với các chương trình đào tạo giáo viên là 105 tín chỉ) chưa kể Giáo dục thể chất và Quốc phòng - An ninh. Các học phần có cấu trúc từ 1 - 4 tín chỉ, số tín chỉ bắt buộc chiếm 80 - 85% thời lượng chương trình, số tín chỉ tự chọn chiếm từ 15 -20% thời lượng chương trình. Cấu trúc chương trình khá cân đối, hợp lý giữa các khối kiến thức.
Bảng 3.1: Cấu trúc chương trình bậc đại học năm 2010

TT
 
NỘI DUNG
CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI -
NHÂN VĂN
1 Thời gian khóa đào tạo (năm) 4 4 4
2 Tổng số tín chỉ khóa đào tạo 125 125 125
chưa kể khối lượng kiến thức GDQP 10 10 10
và GD Thể chất 3 3 3
Trong đó:  số tín chỉ Bắt buộc 94-106 94-106 94-106
                   số tín chỉ Tự chọn 19-31 19-31 19-31
3 Kiến thức đại cương 50 45 38-42
-  KH Mác -Lênin  (lên lớp 50%) 10 10 10
-  Ngoại ngữ           7 7 7
4 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 75 80 83-87
Kiến thức cơ sở ngành và ngành (8-20) (8-20) (8-20)
Kiến thức ngành (chuyên ngành) 30 30 30
Thực tập  
Khoá luận TN 7 7 7
Tháng 5 năm 2013, Trường Đại học Hà Tĩnh đã tổ chức Hội thảo Dạy và học theo học chế tín chỉ đã thu hút được sự quan tâm, viết bài của cán bộ, giảng viên, sinh viên của Nhà trường. Hội thảo đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được của 2 năm triển khai đào tạo theo tín chỉ, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó đồng thời đề xuất nhiều ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo tín chỉ của Trường ĐHHT.
Năm 2015, Nhà trường đã thực hiện cải tiến chương trình đào tạo sau một chu kỳ thực hiện đào tạo theo tín chỉ của 12 chương trình đào tạo bậc đại học (SP Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Giáo dục Chính trị, Công nghệ thông tin, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng).
Bảng 3.2: Cấu trúc Chương trình đào tạo năm 2015
TT
 
NỘI DUNG
CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
SỐ TÍN CHỈ
1 Thời gian khóa đào tạo (năm) 4
2 Tổng số tín chỉ khóa đào tạo SP: 130, NSP: 125, KSXD: 152, KHCT: 120
chưa kể khối lượng kiến thức GDQP 8
và GD Thể chất 3
Trong đó:  số tín chỉ Bắt buộc 106-115
                    số tín chỉ Tự chọn 10-31
3 Kiến thức đại cương 25-50
-  KH Mác -Lênin  (lên lớp 50%) 10
-  Ngoại ngữ           7
4 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 76-102
Kiến thức cơ sở ngành và ngành 25-57
Kiến thức ngành (chuyên ngành) 42-51
Thực tập 4-7
Khoá luận TN 5-6

Chương trình đào tạo năm 2015 không khác nhiều so với chương trình đào tạo trước đó. Chương trình các ngành sư phạm điều chỉnh xuống còn 130 tín chỉ, chương trình các ngành ngoài sư phạm giữ nguyên 125 tín chỉ. Riêng ngành Kỹ thuật công trình xây dựng là 152 tín chỉ và Khoa học cây trồng là 120 tín chỉ. Chương trình có điều chỉnh, sắp xếp lại vị trí một số học phần trong các khối kiến thức; thêm, bớt một số học phần cho phù hợp hơn, thời lượng chương trình giữa các khối kiến thức không thay đổi nhiều.
Năm 2016, Trường Đại học Hà Tĩnh triển khai xây dựng chương trình đào tạo khối các ngành ngoài sư phạm theo hướng tiếp cận CDIO (Conceivi – Design – Implement – Operate (nghĩa là hình thành ý tưởng -  thiết kế ý tưởng - thực hiện và vận hành) đối với 11 chương trình trình độ đại học thuộc khối các ngành ngoài sư phạm (Khoa học Môi trường, Khoa học Cây trồng, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ trung Quốc, Luật, CNTT, Kỹ sư xây dựng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành).  
Về bản chất, CDIO là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế nội dung chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo một cách hiệu quả. Hay nói cách khác, chương trình căn cứ chuẩn đầu ra để thiết kế đầu vào. Mục tiêu của chương trình là phát triển toàn diện sinh viên về kiến thức, kỹ năng (bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm), năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Các mục tiêu này được xây dựng chi tiết, riêng biệt cho từng ngành, được cụ thể hóa thông qua hệ thống các môn học của chương trình.
Theo đó, các chương trình được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo (Nhà trường dành 01 năm , để sinh viên lựa chọn hình thức học tập phù hợp với năng lực, nhu cầu và điều kiện của bản thân (thực tập tại cơ sở thực tập, học nghề hoặc học thuật) với tổng khối lượng lên đến 27 tín chỉ).
So với các phiên bản chương trình đào tạo trước, chương trình đào tạo tiếp cận CDIO, bên cạnh các học phần bắt buộc, thời lượng dành cho các học phần tự chọn, chuyên ngành hẹp khá cao (khối Kinh tế là 57/120 tín chỉ, Ngôn ngữ Trung Quốc là 45/120 tín chỉ, Ngôn ngữ Anh là 51/120 tín chỉ …) , giúp sinh viên có kiến thức mở rng chuyên sâu, thích ng linh hot với các lĩnh vực khác nhau ca th trưng lao động.
Bảng 3.3. Tổng hợp cấu trúc các khối kiến thức của chương trình đào tạo 2016
TT Ngành Tổng số tín chỉ
Tổng KTGDĐC KTGDCN TC
 bắt buộc
TC
tự chọn
1 ĐH Khoa học Môi trường 120 30 90 78 42
2 ĐH Ngôn ngữ Anh 120 30 90 69 51
3 ĐH Ngôn ngữ Trung Quốc 120 30 90 75 45
4 ĐH Luật 120 25 95 76 44
5 ĐH Công nghệ thông tin 120 36 84 78 42
6 ĐH KT công trình xây dựng 135 36 99 120 15
7 ĐH Kế toán 120 27 93 63 57
8 ĐH Quản trị kinh doanh 120 27 93 63 57
9 ĐH Tài chính ngân hàng 120 27 93 63 57
10 ĐH Du lịch 120 27 93 63 57
11 ĐH Chính trị học 120 51 69 90 30
Có thể thấy, tỉ lệ kiến thức lí thuyết, thực hành, thảo luận, bài tập cân đối, hợp lí; bên cạnh các học phần bắt buộc, chương trình đào tạo các ngành có các học phần tự chọn, chuyên ngành hẹp giúp sinh viên có kiến thức mở rng chuyên sâu, thích ng linh hot với các lĩnh vực khác nhau ca th trưng lao động.
Tất cả các chương trình đào tạo đều có đầy đủ chương trình khung, chương trình chi tiết. Trên cơ sở chương trình chi tiết các học phần, GV đảm nhiệm dạy học học phần nào có trách nhiệm xây dựng đề cương môn học của học phần đó và phải được khoa, bộ môn phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng .
Năm 2018, với mục đích cải tiến chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, Nhà trường tiến hành rà soát, cải tiến đối với tất cả các chương trình đào tạo khối ngành sư phạm đang thực hiện. Chương trình đào tạo sư phạm cải tiến năm 2018 giữ nguyên 130 tín chỉ, vừa đảm bảo tỉ lệ phần trăm các khối kiến thức theo qui định, vừa đảm bảo tính liên thông giữa các bậc, ngành đào tạo, giữa các ngành trong cùng khối ngành, tạo điều kiện cho người học khi học liên thông, học cùng lúc hai chương trình, văn bằng hai hoặc chuyển ngành đào tạo; Cấu trúc các học phần được thiết kế chi tiết, phù hợp thực tiễn và theo hướng giảm thời lượng giảng dạy lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm, thảo luận, học nhóm, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên; rà soát, cắt bỏ các học phần hoặc các nội dung trùng lặp trong các học phần, tích hợp các học phần có nội dung gần lại với nhau …
3. Lợi ích từ việc phát triển chương trình đào tạo của Trường Đại học Hà Tĩnh
3.1. Đối với Nhà trường
Về tổng quan, phát triển chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực của xã hội.
Từ việc phát triển chương trình đào tạo, giúp góp phần khẳng định chất lượng đào tạo của Trường.
Chất lượng đào tạo cùng với các nhân tố khác góp phần tạo nên thương hiệu của Nhà trường.
Tạo nên sức hút đối với người học. Đặc biệt, việc truyền thông mạnh mẽ các ưu thế của chương trình đào tạo, giúp việc tuyển sinh của Nhà trường thuận lợi hơn.
3.2. Đối với giảng viên
Việc phát triển chương trình đào tạo cho phép điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các qui định mới, kiến thức mới nhằm làm cho chương trình mang tính tiên tiến, hiện đại; cho phép người dạy được lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế trương trường và bắt kịp xu thế thời đại.
3.2.3 Đối với người học
Việc chuyển đổi chương trình từ niên chế sang tín chỉ (chương trình đào tạo năm 2010, cải tiến năm 2015), cho phép người học được lựa chọn giảng viên, lựa chọn nội dung học, phương pháp học phù hợp. Sinh viên chủ động trong xây dựng lộ trình, kế hoạch học tập của bản thân. Các em có thể đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành sớm chương trình trước thời hạn hoặc gia hạn thời gian hoàn thành chương trình; các em cũng có thể theo học cùng lúc hai chương trình thuận lợi hơn thông qua việc bảo lưu tín chỉ và đăng kí môn học.
Chương trình đào tạo năm 2016 (chương trình xây dựng theo hướng tiếp cận CDIO) có thể coi là bước đột phá trong xây dựng và phát triển chương trình. Với việc  các chương trình được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo (dành 01 năm, để sinh viên lựa chọn hình thức học tập:  thực tập tại cơ sở thực tập, học nghề hoặc học thuật phù hợp với năng lực, nhu cầu và điều kiện của bản thân, với tổng khối lượng lên đến 27 tín chỉ).
So với các phiên bản chương trình đào tạo trước, chương trình đào tạo tiếp cận CDIO, bên cạnh các học phần bắt buộc, thời lượng dành cho các học phần tự chọn, chuyên ngành hẹp khá cao (khối Kinh tế là 57/120 tín chỉ, Ngôn ngữ Trung Quốc là 45/120 tín chỉ, Ngôn ngữ Anh là 51/120 tín chỉ …) , giúp sinh viên có kiến thức mở rng chuyên sâu, thích ng linh hot với các lĩnh vực khác nhau ca th trưng lao động.
Để thực hiện đào tạo song hành kiến thức chuyên ngành với đào tạo kỹ năng, Nhà trường đã có hướng dẫn cụ thể, chi tiết thông qua Đề cương học phần. Mỗi Đề cương học phần là một kịch bản lên lớp được giáo viên thiết kế và phát cho sinh viên trước mỗi môn học. Căn cứ Đề cương chi tiết học phần, giáo viên xây dựng Đề cương học phần thành 12 module kiến thức với những nội dung trọng tâm, nổi bật của học phần, tránh tình trạng dạy dàn trải, hàn lâm, lý thuyết. Với mỗi module kiến thức, sẽ có 30% thời lượng cho việc củng cố, ôn tập kiến thức cũ, 30% cho cung cấp kiến thức mới, 30% cho thực hành, thảo luận, cemina …, 10% cho kiểm tra đánh giá thường xuyên. Với cách thiết kế như vậy, vai trò của giáo viên trong việc cung cấp kiến thức mới sẽ giảm xuống, thay vào đó vai trò trong hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu thường xuyên sẽ tăng lên. Sinh viên sẽ phải tích cực, chủ động trong tự học, tự nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu của môn học thông qua các bài kiểm tra thường xuyên (12 bài kiểm tra/ 12 module).
Ngoài ra với tính liên thông khá cao giữa các chương trình, đặc biệt giữa các chương trình trong thuộc nhóm ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc đăgn kí học cùng lúc hai chương trình, học liên thông thông qua việc bảo lưu tín chỉ và đăng kí môn học.
4. Đề xuất hướng phát triển chương trình đào tạo trong thời gian tới
Từ lộ trình thực hiện cải tiến chất lượng thuộc lĩnh vực chương trình đào tạo, trong những năm tới, Phòng Đào tạo cần chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, tổ chức ký kết hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước; đồng thời mở rộng tìm kiếm các đối tác quốc tế có cùng ngành đào tạo để xây dựng các chương trình liên kết quốc tế dạng 3+1, 2+2, 1+3.
5. Kết luận
Thế giới, xã hội, trình độ khoa học kĩ thuật luôn vận động và phát triển không dừng. Để đáp ứng yêu cầu phát triển đó, việc đào tạo của các nhà trường nói chung, trường đại học nói riêng phải bắt kịp và hội nhập với xu thế chung. Vì vậy, việc phát triển chương trình đào tạo trong các trường đại học phải được coi là hoạt động thường xuyên, liên tục và không dừng lại.
Lịch sử phát triển và những lợi ích của việc phát triển chương trình đào tạo của Trường Đại học Hà Tĩnh từ khi thành lập đến nay đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo. Hoạt động này cần được duy trì, đẩy mạnh trong tương lai vì mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng và phát triển Nhà trường.
 

Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn