Tại sao móng tay bị mềm

Nguyên nhân thường do các thương tích, nhiễm khuẩn, chất độc, bệnh tật hoặc các loại thuốc khác nhau. Thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, thiếu hụt vitamin và các chất dinh dưỡng cũng có thể gây ra móng giòn dễ gãy, vỡ và lột các lớp của móng.

Thiếu hụt vitamin và chất dinh dưỡng gây ra móng giòn dễ gãy

Để có được móng khỏe mạnh, cần có đủ dinh dưỡng. Sự thiếu hụt vitamin A ảnh hưởng đến móng và làm cho móng dễ gãy, do vitamin A giúp cơ thể vận chuyển protein. Protein là thành phần cấu thành chính của móng.

Thiếu vitamin B cũng có thể dẫn đến các vấn đề về móng. Biotin, vitamin B12 và vitamin B7 làm cho móng khỏe hơn, ngăn ngừa móng khỏi khô, chuyển màu tối và uốn cong ở đầu móng.

Tại sao móng tay bị mềm
Thịt, cá, trứng, cá, các loại đậu, vitamin C và vitamin nhóm B, kẽm... là những thực phẩm và khoáng chất cần thiết cho móng chắc khỏe.

Vitamin C là vitamin thiết yếu để sản xuất collagen, một thành phần rất quan trọng của móng tay và tóc. Nếu thiếu nó sẽ làm chậm sự phát triển của móng và tóc.

Thiếu vitamin D dẫn đến sự hấp thu canxi kém, cuối cùng dẫn đến móng dễ gãy.

Các chất dinh dưỡng cần thiết khác bao gồm axit béo cần thiết, kẽm, protein, axit clohydric, đồng, canxi, sắt, iốt và selenium. Nếu chế độ ăn uống không đủ các chất dinh dưỡng này, móng sẽ bị giòn dễ gãy.

Ăn gì tốt cho móng?

Sữa chua: Sữa chua không những giàu protein mà nó còn chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác cho sức khỏe của móng như biotin, canxi, sắt, magiê, kali và vitamin D. Sữa chua nên có mặt trong chế độ ăn hàng ngày của bạn.

Trứng: Trứng rất giàu biotin, vitamin D, vitamin E, protein, selen, sắt, chất béo omega 3 và các chất dinh dưỡng khác. Bổ sung trứng trong thực đơn sẽ giúp  móng khỏe.

Tại sao móng tay bị mềm
Móng giòn dễ gãy do thiếu vitamin.

Cá: Cá giàu protein giúp cung cấp keratin và collagen, hai hợp chất cần thiết cho móng. Có thể chọn bất kỳ cá gì bạn muốn, cá trắng, cá ngừ, tôm, cua, cá hồi... Nên ăn cá 3 lần một tuần.

Rau lá xanh: Đối với móng dễ gãy, thiếu vitamin có thể là thủ phạm. Rau lá xanh giàu vitamin A, vitamin B, vitamin E, biotin, kẽm, kali, magiê và đồng. Tích cực ăn rau lá xanh chắc chắn sẽ lợi cho sức khỏe của móng.

Các loại hạt: hạnh nhân, hướng dương, óc chó, hạt bí, đậu... rất giàu selen, biotin, đồng, kẽm, magiê, mangan, vitamin E và protein, rất quan trọng đối với sức khỏe của móng. Móng, tóc và da sẽ được cải thiện bởi những thực phẩm này.

Ngoài ra có thể dùng một số biện pháp tự nhiên sẽ giúp bạn phòng ngừa móng dễ gãy như sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm, ngâm tay trong dung dịch giấm táo và nước ấm hoặc nước ép chanh pha cùng dầu ô liu từ 10 - 20 phút. Sau đó rửa sạch móng bằng nước ấm, lau khô, mát-xa nhẹ nhàng. Nên lặp lại cách làm này trong khoảng một tháng, hai lần mỗi ngày để có móng khỏe mạnh.

Tóm lại, bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống bao gồm đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cho móng khỏe mạnh. Tuy nhiên, ngoài các chất dinh dưỡng và các cách tăng cường cho sức khỏe của móng như đã đề cập ở trên, cần trao đổi thêm với bác sĩ mỗi khi tình trạng móng giòn dễ gãy không khắc phục được trong thời gian dài, có thể bác sĩ sẽ giúp bạn phát hiện sớm những căn bệnh tiềm ẩn, là nguyên nhân chính gây ra móng gãy để điều trị triệt căn.


Thiếu dinh dưỡng

Móng tay giòn gãy cũng có thể là hậu quả của cơ thể bị thiếu chất lâu ngày. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, protein, sắt, canxi, kẽm... cũng sẽ khiến móng tay yếu và gãy dễ dàng. Do đó, nếu muốn có bộ móng chắc khỏe thì bạn không nên để thiếu hụt dinh dưỡng. Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm như sữa, trứng, cá, rau màu xanh, trái cây... không chỉ giúp móng tay chắc khỏe mà còn giúp tóc bóng mượt nữa nhé.

Tại sao móng tay bị mềm

Ngâm nước lâu

Móng tay thường xuyên bị ướt sẽ mềm đi nên dễ xước gãy hơn. Trong trường hợp này chỉ cần bạn hạn chế để móng tay tiếp xúc với nước. Những lúc làm việc nhà thì nên nhớ đeo găng tay và sau khi rửa tay thì nhớ lau khô lại ngay là sẽ giảm gãy móng đáng kể.

Tại sao móng tay bị mềm

Tiếp xúc hóa chất

Do tính chất công việc hàng ngày nếu bạn phải thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất như nước rửa chén, xà phòng giặt đồ, nước lau sàn, lau kính... đều có khả năng gây hại cho đôi tay. Ngoài ra, nước sơn móng tay kém chất lượng chứa nhiều hóa chất độc hại cũng có thể là nguyên nhân góp phần khiến móng tay yếu và dễ giòn gãy hơn.

Do đó, nếu gặp tình trạng móng gãy thường xuyên thì bạn nên lưu ý tránh tiếp xúc với các loại hóa chất bằng cách đeo găng tay đồng thời cũng nên hạn chế sơn móng tay. Dưỡng cho móng chắc khỏe rồi sơn sau cũng được bạn nhé.

Tại sao móng tay bị mềm

Thiếu độ ẩm

Ngồi máy lạnh hoặc uống quá ít nước cũng gây ra tình trạng móng tay dễ gãy. Do khi cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng khô da, tóc lẫn phần móng tay. Khi móng tay bị thiếu độ ẩm và khô thì dễ giòn gãy hơn.

Do đó, nếu bạn làm việc thường xuyên trong môi trường máy lạnh thì nên nhớ bôi kem dưỡng ẩm tay lẫn móng, đồng thời cũng nên nhớ bổ sung nước đầy đủ thì móng tay mới khỏe mạnh được.

Tại sao móng tay bị mềm

Căng thẳng kéo dài

Nếu bạn thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng sẽ khiến hormone cơ thể bị mất cân bằng, các dưỡng chất không phân bố đầy đủ đến các cơ quan. Từ đó có thể gây hại đến các bộ phận cơ thể, trong đó, móng tay cũng là 1 bộ phận bị ảnh hưởng dễ nhận thấy.

Do đó, cân bằng cuộc sống, nghỉ ngơi hợp lý và giữ cho tâm trạng luôn vui tươi là cách bảo vệ móng tay lẫn sức khỏe tốt hơn bạn nhé.

Do bệnh lý

Móng tay thường xuyên gãy cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như thiếu máu, bệnh vẩy nến, bệnh về tuyến giáp, vấn đề về gan... Hoặc trường hợp thường gặp là móng gãy do bị nhiễm nấm gây ra. Móng tay bị nhiễm nấm tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu rất khó chữa. Do đó, nếu nghi ngờ móng tay gãy là do bệnh thì bạn cần phải đi khám ngay để tìm ra chính xác nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

Tại sao móng tay bị mềm