Tại sao da mặt bị mụn mủ?

Mụn mủ được ví như “kẻ thù số 1” của phái đẹp. Chúng không chỉ gây sưng đau mà còn khiến những ai không may mắc phải cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp. Nếu không biết cách chăm sóc và điều trị đúng, mụn có thể lây lan sang các vùng khác và để lại sẹo.

1. Mụn mủ là gì?

Mụn mủ là những mụn nhỏ trên da chứa đầy dịch hoặc mủ. Đầu mụn trắng và mềm, vùng da xung quanh thường chuyển sang màu đỏ và sưng tấy lên. Những nốt mụn này khá giống với mụn nhọt nhưng thường có kích thước lớn hơn.

Vùng da bao quanh mụn mủ rất mỏng, do đó rất dễ bị vỡ ra và lây lan mụn sang các vùng khác trên cơ thể.

Mụn mủ có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào bên trên cơ thể. Nhưng chúng thường xuất hiện ở mặt, lưng, ngực….

Tại sao da mặt bị mụn mủ?

Mụn mủ chứa đầy dịch mủ và rất dễ lan ra vùng khác

2. Nguyên nhân nào gây ra mụn mủ?

Mụn mủ có thể xuất hiện ở những người bị dị ứng với thức ăn, các chất trong môi trường hoặc bị côn trùng cắn.

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do mụn trứng cá. Mụn trứng cá hình thành do sự tắc nghẽn lỗ chân lông bởi dầu nhờn và tế bào da chết. Điều này khiến các mảng da phồng lên, nổi mụn đỏ. Các tế bào bạch cầu sẽ hội tụ về đây tạo thành mủ để chống nhiễm trùng do bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông. Lúc này, nốt mụn đỏ sẽ trở thành mụn mủ chứa đầ dịch mủ, vi khuẩn và tế bào chết. Đây cũng là lý do vì sao mà không may để mụn bị vỡ sẽ rất dễ lây lan sang các vùng da khác.

3. Cách xử lý mụn mủ 

Tùy thuộc vào tình trạng mụn mủ mà bạn có thể tự xử lý tại nhà hay cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.

3.1. Xử lý mụn mủ tại nhà

Những mụn mủ nhỏ có thể tự khỏi được mà không cần bạn phải làm bất cứ điều gì. Tuy nhiên, để nhanh khỏi hơn thì bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây: 

3.1.1. Làm sạch vùng da bị mụn

Nếu không may bị mụn mủ, bạn nên giữ vùng da xung quanh luôn được sạch sẽ và khô thoáng. Bạn có thể sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ để vệ sinh khu vực này mỗi ngày 2 lần. Đừng cố chà mạnh vào vùng da bị mụn mủ vì điều này sẽ làm cho những nốt mụn vỡ ra, gây viêm nhiễm lan sang các vùng khác.

Tại sao da mặt bị mụn mủ?

Làm sạch da giúp giảm tình trạng mụn

3.1.2. Xử lý mụn mủ bằng các thuốc không kê đơn

Trên thị trường có rất nhiều loại kem bôi có tác dụng điều trị mụn mủ. Khi lựa chọn các thuốc này, bạn nên lưu ý chọn những dòng sản phẩm nào có chứa những chất sau:

  • Benzoyl peroxide: Đây là chất có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, thường được thêm vào các sản phẩm điều trị mụn, đặc biệt là mụn mủ.
  • Acid salicylic: thường được sử dụng để tẩy tế bào chết. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa ngáy do mụn mủ gây ra.
  • Lưu huỳnh: chất này có tác dụng thấm hút dầu và bã nhờn khỏi lỗ chân lông. Do đó, cải thiện được tình trạng mụn. Ngoài ra, lưu huỳnh có tính kháng khuẩn, giúp làm xẹp các ổ mủ nhanh chóng. 

Các chất trên có hầu hết trong các sản phẩm trị mụn. Tuy nhiên, bạn không được dùng chúng để điều trị mụn mủ ở vùng sinh dục. Ngoài ra, khi có dấu hiệu dị ứng, bạn nên ngừng sử dụng ngay và đến cơ sở ý tế để được thăm khám.

3.1.3. Xử lý mụn mủ với dung dịch sát khuẩn Dizigone

Dizigone là loại dung dịch kháng khuẩn thế hệ mới, diệt khuẩn theo cơ chế ion. Do đó, nó có nhiều ưu điểm hơn so với các dung dịch kháng khuẩn thông thường trong việc đánh bay mụn mủ:

  • Dizigone có phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt được 100% vi khuẩn.
  • Dizigone có tác dụng nhanh, làm xẹp các nốt mụn mủ chỉ sau vài ngày sử dụng
  • Dizigone không để lại sẹo sau quá trình sử dụng, do không ảnh hưởng đến quá trình lên da non như cồn hay các chất sát khuẩn khác.
  • Dizigone sensicare có thể sử dụng được ở vùng sinh dục.

Tại sao da mặt bị mụn mủ?

Dung dịch sát khuẩn Dizigone

Dizigone đã được Bộ Khoa học và Công nghệ chứng minh về tác dụng tuyệt vời trong kháng khuẩn da. Vì vậy, Dizigone là lựa chọn hàng đầu được bác sĩ khuyên dùng để xử lý mụn.

3.2. Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn đã thử đủ mọi cách điều trị tại nhà và sử dụng các kem bôi hỗ trợ mà tình trạng mụn mủ vẫn không được cải thiện thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám. Sau khi chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phác đồ phù hợp. 

Các thuốc thường có trong phác đồ là:

  • Retinoid bôi tại chỗ: Đây là một dẫn chất của vitamin A. Thuốc giúp loại bỏ tế bào chết trên da, từ đó giúp lỗ chân lông khô thoáng, hạn chế được mụn. Bạn nên bôi thuốc trước khi đi ngủ đạt hiệu quả cao nhất. Khi mới sử dụng, thuốc có thể gây bong tróc da. Do đó, bạn cần che chắn kỹ trước khi ra ngoài nắng.
  • Isotretinoin: Đây là thuốc có tác dụng điều trị mụn hiệu quả nhất. Thuốc giúp kiểm soát bã nhờn, giải quyết được tất cả tình trạng mụn. Tuy nhiên, thuốc chứa nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt là trên thai nhi. Do đó, những chị em nào có thai hoặc chuẩn bị có thai thì nên tránh xa nhé. 
  • Kháng sinh: Thuốc được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn P.acnes và giảm tình trạng sưng viêm. Kháng sinh chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn để tránh bị vi khuẩn đề kháng. Trong quá trình sử dụng, bạn nên kết hợ với các thuốc bôi khác để tăng hiệu quả điều trị.
  • Thuốc kháng Androgen: Thuốc được sử dụng cho phụ nữ và các bé gái đang tuổi dậy thì. Thuốc giúp chống lại tác dụng của androgen, từ đó kiểm soát được lượng dầu nhờn tiết ra.

Tại sao da mặt bị mụn mủ?

Thuốc trị mụn Isotretinoin

Các phương pháp điều trị mụn bằng thuốc kê đơn thường được sử dụng trên những đối tượng bị nặng. Tuy nhiên, những thuốc này gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, bạn nên sử dụng theo đúng liệu trình của bác sĩ và dùng kết hợp thêm với Dizigone để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Dizigone hiện đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách xử lý mụn viêm, liên hệ ngay HOTLINE 1900 9482. 

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y tế 

Mụn mủ là bị làm sao?

Mụn mủ là gì? Mụn mủ là một thể viêm của mụn trứng cá với sự xuất hiện của những nốt mụn có đầu nhân mủ trắng, vàng. Loại mụn này thường có đầu nhân nổi rõ lên trên bề mặt da, lớp da bên ngoài mụn khá mỏng nên rất dễ bị vỡ khi bị tác động trực tiếp.

Làm thế nào để hết mụn mủ trên mặt?

Điều trị mụn bọc mủ bằng trà xanh:.
Chuẩn bị một vài lá trà xanh, rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn, sau đó ép lấy nước cốt..
Vệ sinh da mặt sạch sẽ..
Dùng tăm bông chấm vào phần nước cốt vừa ép được, sau đó thoa trực tiếp lên vùng da mụn bọc mủ..
Bạn nên để yên và đợi trong khoảng 15 - 20 phút, rồi rửa lại với nước sạch..

Mụn mủ khi nào nàng được?

Theo các y bác sĩ trong ngành dược liệu và thẩm mỹ đã chỉ ra rằng thì bạn có thể nặn mụn mủ trong trường hợp nhân mụn đã chín, đầu mụn đã xuất hiện rõ trên da. Đồng thời, bạn tuyệt đối không được sử dụng tay nặn hay sử dụng các tác động mạnh lên mụn khi chúng đang bị mủ, còn viêm sưng.

Bị mụn mủ ở cằm phải làm sao?

Điều tốt nhất để chăm sóc mụn bọc ở cằm trong thời gian này là nên sử dụng sữa rửa mặt, kem bôi da trị mụn có chứa thành phần axit salicylic hoặc benzoyl peroxide. Cả hai thành phần này đều có thể giúp mụn bọc ở cằm khô lại trong vòng vài ngày, mặc dù đôi khi có thể mất đến vài tuần.