Tại sao baba chết

Hai tháng qua, hàng nghìn con ba ba của gia đình ông Nguyễn Văn Nam, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Ông Dương Kỳ Nam, Chủ tịch UBND xã Phú Tâm cho biết, vào tháng 5/2011, sau khi xây dựng xong mô hình nuôi ba ba tiên tiến trên diện tích 1.200 m2, ông Nguyễn Văn Nam mua hơn 5.200 con ba ba giống về nuôi.

Trong quá trình nuôi, ông luôn tuân thủ kỹ thuật nuôi từ khâu chọn con giống đến cho ăn cũng như xử lý nguồn nước thường xuyên tránh tình trạng ô nhiễm. Thời gian đầu, ba ba phát triển rất tốt nhưng gần 2 tháng nay, hàng ngàn con đột nhiên chán ăn, nổi ghẻ trên lưng và chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Đến nay, đã có 4.800 con trong tổng số hơn 5.200 con ba ba chết không rõ nguyên nhân; khoảng 400 con khác đang bị bệnh và chết dần.

Ông Dương Kỳ Nam cho biết: “Sau khi ông Nguyễn Văn Nam báo lên xã, chúng tôi có xuống kiểm tra trực tiếp. Nhiều khả năng nguyên nhân ba ba chết hàng loạt là do nguồn nước bị ô nhiễm vì khu đó trước đây sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, để biết nguyên nhân chính xác chúng tôi có báo cáo lên Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện có kiểm tra, xác minh, kết luận cụ thể có phải do nguồn nước ô nhiễm không”./.

Thông tin người hỏi:

Họ và tên: Tạ Đình Phong
Email:

Câu hỏi:

Xin cho biết 7 nguyên nhân khiến ba ba không lớn?

Trả lời:

1/ NGUYÊN NHÂN THỨ 1:

-Hiện nay đa số các trại baba giống và hộ nuôi baba cá thể sản xuất baba giống, thường người ta tuyển chọn con đực và con cái ngay trong ao nuôi của mình để cho đẻ, như vậy rất nguy hại cho việc nuôi baba, vì các con đực và con cái giao phối với nhau cùng bầy đàn sẽ bị trùng huyết thống. Đây là nguyên nhân baba con tỷ lệ nuôi sống không cao, một số con chậm lớn và rất khó nuôi.

2/ NGUYÊN NHÂN THỨ 2:

-Nếu chúng ta tránh được nguyên nhân thứ nhất thì baba bố mẹ tuyển chọn lên cho đẻ bắt buộc phải có trọng lượng từ 1,2kg/con trở lên, khi đó baba đẻ trứng rất to có đường kính từ 1,8cm trở lên như vậy baba con nở ra rất khỏe và nuôi mau lớn, không nên tuyển chọn những con có trọng lượng từ 0,8kg-1kg/con để cho đẻ vì lúc này baba đang trong giai đọan đẻ trứng so, lứa baba như vậy nở ra nuôi rất èo uột và hay chết không rỏ nguyên nhân. Những con nuôi sống sẽ không lớn.

3/ NGUYÊN NHÂN THỨ 3:

-Baba phải được ấp bằng cát và cho nở tự nhiên thì nuôi mới mau lớn được, tuyệt đối không được sử dụng bóng đèn tròn để ấp trứng baba làm tăng độ nóng trong lò ấp trứng, khi nhiệt độ nóng tăng baba sẽ mau nở hơn bình thường, baba con nở ra bị hở cuốn rốt, thường người ta sử dụng nước muối hay thuốc tím để tắm cho baba con mục đích là để làm cho rốn baba con mau lành. Khi thã nuôi baba ăn hay bệnh đường ruột, đi ra phân trắng mà chết, con sống nuôi không lớn.

4/ NGUYÊN NHÂN THỨ 4:

-Nguồn nước nuôi baba trong ao bị ô nhiễm có mùi hôi thối khó chịu, ao nuôi bị nhiễm tảo độc có màu xanh đậm đóng ván thành từng bệch nổi trên mặt nước, lâu ngày baba bị đóng rong hai bên thân dẫn đến bỏ ăn nổi lờ đờ trên mặt nước. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng baba nuôi không lớn.

5/ NGUYÊN NHÂN THỨ 5:

-Baba nuôi cho ăn thất thường bửa đói bửa no, có khi thiếu mồi ngưng cho ăn thời gian dài khi đó baba bị gầy ốm, lúc có mồi cho ăn thúc lại thì cũng phải mất vài tháng để baba hồi phục lại bằng lúc đầu đây cũng là nguyên nhân làm cho baba nuôi chậm lớn.

6/ NGUYÊN NHÂN THỨ 6:

-Mua nhầm baba giống Thái Lan về nuôi, baba giống Thái Lan du nhập vào Việt Nam rầm rộ vào năm 1991, hiện nay đang còn nuôi ở rất nhiều nơi. Điều quan trọng là người nuôi phải biết phân biệt giữa baba Đài Loan và baba Thái Lan để nuôi mà thôi.

7/ NGUYÊN NHÂN THỨ 7:

-Nguyên nhân này cũng là nguyên nhân cuối cùng, quyết sự thành công khi nuôi baba, thường thi khi thã nuôi baba chúng ta thấy giai đoạn từ 1-6 tháng tuổi baba nuôi rất mau lớn. sau giai đoạn này baba nuôi cho ăn hòai mà vẫn không thấy lớn. Có một điều rất quan trọng là baba thích ăn thức ăn tanh-ôi-tươi sống vì thế rất dễ bị nhiễm giun-sáng ( con lải ) nhưng rất ít người nuôi baba biết cách xổ giun –sáng cho baba, vì lúc này baba ăn rất mạnh để lớn, mà càng ăn mạnh càng bị nhiễm giun-sáng, thường thì tháng thứ sáu chúng ta xổ giun-sáng cho baba lần thứnhất, tháng thứ 11 xổ giun-sáng cho baba lần thứ 2. Nếu không làm được những việc này là những nguyên nhân làm cho chúng ta nuôi baba không lớn.

Theo: nhanonglamgiau.com

Như lời của người dân xã Hải Triều thì anh Đức hiện nay đang nắm bắt hai bí quyết thuộc vào dạng "tối mật" liên quan đến con ba ba. Nhưng khi hỏi chuyện thì người cựu chiến binh này cười: Chẳng có bí mật gì cả đâu. Tôi nói, cậu cứ viết. Coi như lần này kinh nghiệm bí mật của tôi sẽ được “bật mí".

Bí quyết thứ nhất của anh là "sơ tán" ba ba khi nhiệt độ xuống dưới 100 C. Anh cho biết: "Về mùa đông, nếu nhiệt độ xuống thấp quá thì người nuôi rất dễ trắng tay do sức đề kháng của ba ba suy giảm mạnh. Lúc đó nếu ba ba không chết vì dịch bệnh thì cũng chết rét. Phương pháp chống rét của tôi là vớt ba ba lên, cho vào bao tải, cứ cho một con vào thì lại dùng lạt buộc chặt rồi mới cho con khác. Buộc xong, quẳng vào trong xó bếp hay góc buồng kín gió. Cứ để như thế khi nào trời ấm lại thả ra. Có một loại bệnh nấm ký sinh làm cho ba ba chết hàng loạt, chết rất nhanh, đó là nấm thủy mi. Nấm này thường ăn lở loét lưng ba ba. Cách chữa là bắt ba ba lên, gây hết phần thịt bị nấm ăn, tra mỡ Ben-xơ, hoặc thuốc kháng sinh vào rồi cũng buộc từng con và "sơ tán" một thời gian như trường hợp đưa ba ba đi tránh rét".

Nhiều người nửa tin nửa ngờ. Họ căn vặn rằng, chẳng ăn chẳng uống suốt hàng tuần lễ như thế thì ba ba sống làm sao được. Anh Đức nói: "Theo khoa học,  ba ba thuộc lớp bò sát, chúng vẫn có "chế độ" ngủ đông. Với lại, chẳng biết có thật hay không, nhưng các cụ ngày xưa kể, bắt bốn con ba ba kê dưới bốn cái chân giường, mấy tháng sau vẫn thấy chúng sống "nhăn răng".

Bí quyết thứ hai mà anh Đức tiết lộ, đó là dùng các bộ phận ba ba để chữa bệnh. Xương lưng ba ba chữa bệnh ỉa chảy rất hiệu nghiệm. Cổ ba ba hấp lên, phơi khô có thể chữa bệnh trĩ ngoại cũng rất tốt. "Có người trong làng, ngoài xã làm chứng, tôi đã chữa cho rất nhiều người khỏi hai bệnh này".

Anh học được bí quyết này hết sức tình cờ. Đó là thời điểm năm 1990, khi anh bắt đầu học nghề nuôi ba ba của gia đình một người bạn ở Thanh Miện (Hải Dương). Hôm cùng người bạn uống rượu với ông khách người Trung Quốc, anh than phiền về chuyện con bò mẹ nhà mình bị đi ỉa chảy liên miên, tiêm thuốc gì cũng chẳng khỏi. Ông người Trung Quốc bày cho anh về lấy xương lưng con ba ba tán ra cho bò uống. Anh làm theo, quả thật có hiệu nghiệm.

Đối với bệnh trĩ ngoại, anh hướng dẫn: "Cổ ba ba đem sấy lên, phơi khô, cất vào nơi khô ráo. Khi dùng thì chỉ việc đun một nồi nước nóng, thả cái cổ ba ba đã phơi khô vào rồi cho người bệnh bị trĩ ngoại hơ trên bề mặt nồi nước. Chỉ ba lần là hết trĩ ngay. Hiệu nghiệm như thế, chẳng trách phần lớn ba ba nuôi trong nước hầu hết đều xuất khẩu sang Trung Quốc".

Anh Đức còn một số kinh nghiệm nuôi ba ba nữa mà nhiều người có thể tham khảo. Chẳng hạn, anh luôn bảo đảm làm sao mực nước trong ao nuôi phải cao hơn bên ngoài để tránh chất chua (thực ra là độ pH) từ bên ngoài thẩm lậu vào ao nuôi khiến ba ba chết hàng loạt. Sau mỗi trận mưa rào, nhất là mưa rào đầu hè thì độ chua trong ao cũng tăng lên. Theo kinh nghiệm của anh, ngay sau mỗi trận mưa nên vãi vôi bột xuống ao ngay, tỷ lệ 2kg vôi bột/sào ao. “Cần chú ý tới tỷ lệ đực, cái trong ao nuôi ba ba. Tốt nhất là nên thả với công thức bốn con cái một con đực. Nếu đực hay cái nhiều hơn tỷ lệ trên thì sẽ xảy ra tình trạng "xung đột" dẫn tới tử chiến, thiệt mạng". Bắt ba ba lên, chỉ cần nhìn vào các vết cắn ở mai có thể biết được mức độ bất hợp lý giữa con đực và con cái". Hơn 10 năm nuôi, nhưng chưa bao giờ ba ba của anh Đức ở vào tình trạng chết hàng loạt.

Trong khi các con, người thì đi học đại học, người thì đi làm xa, vợ chồng anh vẫn theo dõi công việc ở trang trại rộng hơn 2 ha nuôi ba ba, cá đặc sản, trồng cỏ nuôi bò sinh sản... "Không nuôi nhiều, nhưng đều đều như vắt chanh, mỗi năm ba ba mang lại cho gia đình tôi 55-60 triệu đồng" - anh cho biết.  

18/04/2020 | Nguyễn Hằng

Trong quá trình nuôi ba ba do một số tác nhân như mật độ dày, nguồn nước nuôi không được xử lý sạch, thức ăn không đảm bảo, đáy ao nuôi bẩn khiến ba ba bị bệnh.

1. Bệnh ngộ độc nước do nước ao nuôi bẩn

Nguyên nhân: Do nước ao nuôi lâu ngày không thay mới sinh ra cách chất khí độc NH3, H2S, CO2,… với nồng độ cao gây ngộ độc ba ba.

Triệu chứng: Quan sát thấy chân trước và chân sau, bụng của ba ba bị xung huyết sưng đỏ, bị rữa nát nếu đau nặng, diềm mai bị rách hình răng cưa.

Phòng và điều trị:

- Người nuôi thay nước ngay, khử trùng đáy ao nuôi trước khi qua mùa đông. Lên lịch thay nước ao nuôi thường xuyên tránh tình trạng nước ao nuôi bị bẩn. Dùng VIPRIO STOP - 1kg pha cho 100 lít nước tạt xuống ao hay bể nuôi. Liều lượng 1kg VIPRIO STOP cho 2000m3 nước 

- Trộn vào thức ăn cho Ba ba : HAN DOXY 100GR cho 200- 300 kg Ba ba, ăn liên tục 7 ngày 

- Định kỳ sử dụng BIO ZEOGREEN hoặc POND FLOC để làm sạch nước ao nuôi, giảm khí độc tích tụ ở đáy ao

Tại sao baba chết

Tại sao baba chết

2. Bệnh đỏ cổ ở ba ba

   Nguyên nhân: Bệnh này ba ba thường hay mắc phải nhất, bệnh rất nguy hiểm khả năng truyền nhiễm rất nhanh, do virus và nấm gây ra.

   Triệu chứng: Khi ba ba mắc bệnh đỏ sẽ hoạt động chậm chạm, thỉnh thoảng sẽ nổi trên mặt nước, bỏ ăn, cổ bị sung huyết sưng lên có màu đỏ, bụng cũng xung huyết có màu đỏ và có những khoảng loét đỏ. Nếu mổ bụng ba ba ra sẽ thấy gan, tỳ phù thũng, mồm chảy máu, 2 mắt mờ.

   Phòng và điều trị: Nếu phát hiện ba ba có dấu hiệu mắc bệnh đỏ cổ người nuôi khi lấy nước cho ao nuôi không lấy nước có mùi mùi a-mô-ni-ắc (NH3).

- Cách ly ba ba bệnh với những con  ba ba khác trong ao nuôi. Bắt hết ba ba ra khỏi ao nuôi hút sạch nước ao dùng vôi tẩy ao và thay nước sạch vào ao.

- Dùng HAN DOXY  trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục 10 ngày. Liều lượng 100 GR cho 200 kg thể trọng 

- Khử trùng nguồn nước ao, bể nuôi bằng VIPRIO STOP hoặc BKC 800 

Tại sao baba chết

HAN DOXY  Xem tại đây

3. Bệnh sưng cổ ở ba ba

   Nguyên nhân: Ba ba mắc bệnh sưng cổ do virus gây ra.

   Triệu chứng: Cổ qua ba bị sưng không thể rụt cổ vào trong mai.

  Phòng và điều trị: Người nuôi phát hiện ba ba mắc bệnh sưng cổ bằng cách trộn thuốc BIO AMOXICILLIN 50% FOR FISH  hoặc BIO SULTRIM FOR FISH vào thức ăn của ba ba, cho ăn trong 7 ngày liền.

Khử trùng nguồn nước ao bằng VIPROSTOP.

Tại sao baba chết

4. Bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh ba đậu ở ba ba

   Nguyên nhân: Do vi khuẩn sống tronng bùn và nước bẩn như vi khuẩn Aermonas hydrophylam, Pseudomonassp

   Dấu hiệu: Ba ba mắc bệnh thường có những biểu hiệu như:

- Có những vết loét với hình dạng và kích cỡ nhất định, rất dễ nhìn thấy ở đầu, cổ, chân, xung quanh phần mềm của mai, ở trên mai và phần bụng, miệng vết loét thường xuất huyết, một số vết loét có thể đóng kén, nếu khều miệng vết loét ra như những cục trắng giống bã đậu. Màu da của ba ba cũng không như bình thường, mắt xuất huyết màu đỏ, ba ba bỏ ăn, cơ thể gầy yếu sút cân hay nổi trên mặt nước.

- Nếu ba ba bị bệnh nặng cơ thể ba ba mềm nhũn, hoạt động chậm chạp nếu bị ngật ngửa ba ba không có đủ sức lật úp lại được. Sau khi mắc bệnh từ 1-2 tuần nếu không điều trị kịp thời ba ba có thể chết.

   Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng thường tập trung vào mùa đông và mùa xuân sau khi trú đông, bệnh xuất hiện phần lớn ở ba ba giống.

  Phòng và điều trị bệnh: Nếu người nuôi phát hiện những biểu hiện trên hãy dùng kháng sinh dạng mỡ KETOMYCIN bôi trực tiếp lên các vết loét, để ba ba ở trên cạn 30 – 60 phút, sau đó mới thả trở lại nước, 1 tuần bôi thuốc 3 lần (cách 1 ngày bôi 1 lần).

- Nếu vết loét nặng, có kén, phải cạy vảy và lấy hết kén ra, lau sạch vết thương rắc thuốc PENICILLIN đã tán thành bột và bôi thuốc mỡ ra bên ngoài cách ly ba ba bệnh khỏi đàn.

- Cách khác có thể tắm cho ba ba bệnh bằng loại thuốc kháng sinh trên trong 3 – 5 ngày liên tục, tỷ lệ khỏi bệnh có thể đạt 70 – 80%.

5. Bệnh sưng phổi kèm hỏng mắt

   Nguyên nhân: Do vi khuẩn hình que phó đại tràng sinh ra. Do ao nuôi bị bẩn mùa nắng nóng ít mưa.

   Dấu hiệu: Ba ba bị mắc bệnh sẽ bị mù cả hai mắt, lờ đờ thường là lên bờ nằm im một chỗ, khó thở, luôn ngóc đầu, há mồm. ăn kém rồi bỏ ăn. Hai mắt của ba ba sẽ bị xung huyết sưng mù, lòng đen bị lõm sâu, có rử mắt che kín.

   Phòng và điều trị: Người nuôi đặc biệt chú ý không  để nước ao bị bẩn, ao nuôi có thể thả lẫn cá chép, diếc, trôi, rô phi để chúng tận dụng thức ăn, làm sạch ao.

- Định kỳ mỗi tháng khử trùng nguồn nước ao nuôi 1-2 lần/ tháng bằng VIPRIO STOP ( 1 kg cho 2000m3 nước )

- Trộn BIO AMOXICILLIN 50% FOR FISH vào thức ăn hàng ngày cho ba ba nhất là vào mùa hè ( 100GR cho 1000 kg ba ba / ngày - 20 ngày cho ăn một đợt liên tục 5 ngày ). Khi bị bệnh dùng liều gấp đôi là 100GR cho 500 kg ba ba / ngày, liên tục 7 ngày 

Tại sao baba chết

Trong trường hợp Ba ba bị bệnh đỏ cổ, sưng cổ, lở loét, sưng phổi, mù mắt ... nặng làm cho Ba ba bỏ ăn, không thể trộn thuốc cho ăn được thì người nuôi phải điều trị bằng cách tiêm. Thuốc được sử dụng nhiều và hiệu quả là CITIUS, liều 1ml/ 8-12 kg thể trọng, 1 ngày tiêm 1 lần, tiêm 3-4 lần 

Cách tiêm :  Trước tiên phải kéo duổi thẳng chân Ba ba bị bệnh, không để chúng rụt vào trong mai. Sau đó đâm mũi tiêm vào bắp chân, tạo thành 1 góc 45°. Góc tiêm không được quá lớn, đề phòng tiêm vào khoảng giữa mô và xương. Gây tổn thương cơ chân, dẫn đến khuyết tật. Không nên tiêm ở gáy của Ba ba, cổ gáy có chức năng chống đỡ phần đầu, có khả năng duỗi ra co lại. Bên trong cổ có các mô, dây thần kinh, mạch máu chằng chịt. Nếu thao tác không chính xác có thể gây tổn thương cho Ba ba. Khiến Ba ba bị lệch cổ hoặc không thể ngẩng đầu lên được nữa. Ba ba không rụt được cổ vào, thậm chí là bại liệt.

Tại sao baba chết

Trên đây là những bệnh Ba ba thường mắc phải do đó trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc người nuôi cần chú ý nếu thấy Ba ba bị bệnh cần cách ly và phòng trừ ngay khi còn sớm tránh thiệt hại về kinh tế cho người nuôi.