Tác hại của việc học ngoại ngữ sớm

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tác hại của việc cho trẻ học tiếng Anh sớm là bé sẽ bị rối loạn ngôn ngữ, thậm chí có thể bị chậm nhận thức so với các bé khác.

Không muốn con “thua chị kém em” nên nhiều phụ huynh cho con học ngoại ngữ từ sớm. Thậm chí, biết rõ tác hại của việc cho trẻ học tiếng Anh sớm nhưng nhiều phụ huynh “nhắm mắt làm ngơ”.

Tác hại của việc học ngoại ngữ sớm

Học Anh ngữ sớm không hề tốt cho con như bố mẹ vẫn lầm tưởng

Thực hư về trí tuệ thẩm thấu của trẻ

Có quan niệm cho rằng, trí tuệ của trẻ từ 0-6 tuổi như miếng bọt biển. Người lớn “rót” bao nhiêu kiến thức, trẻ sẽ tiếp thu hết bấy nhiêu. Năng lực học tập của trẻ ở giai đoạn này tương đương với 60 năm làm việc của người lớn. Biết thế, nên phụ huynh tích cực nhồi nhét kiến thức, cả việc cho trẻ tiếp cận với tiếng Anh sớm. Tuy nhiên, nếu phụ huynh sai cách “nhồi” và thời điểm “nhồi”, chẳng khác nào đang làm hại trẻ.

Trí tuệ thẩm thấu của trẻ được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn từ 0-3 tuổi, trẻ hấp thu mọi thứ xung quanh một cách không lựa chọn. Nghĩa là, chúng không ý thức là mình đang học. Giai đoạn từ 3-6 tuổi, trẻ bắt đầu biết tương tác và có ý thức với môi trường xung quanh.

Vậy khi nào cho trẻ học tiếng Anh là sớm? Tác hại của việc cho trẻ học tiếng Anh sớm là gì?

Từ 0-3 tuổi, không nên cho trẻ học tiếng Anh

Hiện nay, phụ huynh cho trẻ 0-3 tuổi tiếp cận tiếng Anh từ rất sớm. Cụ thể là cho trẻ xem các video bài hát hoặc hoạt hình tiếng Anh. Có nhiều lý do để phụ huynh cho trẻ tiếp cận tiếng Anh sớm. Nhiều nhất là lý do để trẻ khỏi quấy và cho trẻ tiếp cận sớm để dễ… học tiếng Anh sau này. Tuy nhiên, hành động này mang lại hại nhiều hơn lợi.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đa số trẻ từ 0-3 tuổi chưa hình thành thuần thục ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi ba mẹ cho học tiếng Anh, trẻ tiếp thu ngôn ngữ khác một cách vô thức. Hai ngôn ngữ giao thoa khiến trẻ nhầm lẫn lung tung giữa các ngôn ngữ.

Trước khi cho trẻ học tiếng Anh, phụ huynh nên xem xét khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đặc biệt là trẻ lên ba tuổi. Nếu ngôn ngữ mẹ đẻ, khả năng giao tiếp còn yếu, không nên cho trẻ học tiếng Anh. Độ tuổi tiếp cận tiếng Anh không phù hợp sẽ trái với quy luật phát triển tâm lý của trẻ.

Tác hại của việc học ngoại ngữ sớm

Không nên cho trẻ từ 0-3 tuổi tiếp cận sớm với tiếng Anh

Từ 3-6 tuổi, cho trẻ học tiếng Anh với thời gian hợp lý

Trẻ từ 3-6 tuổi đã rành rẽ ngôn ngữ tiếng Việt. Lúc này, có thể cho trẻ tiếp cận với tiếng Anh nhưng chỉ vài tiết trên lớp. Những tiết học này theo kiểu vừa học vừa chơi. Không nên ép trẻ học tiếng Anh vì sẽ khiến trẻ bị sang chấn tâm lý. Từ đó, trẻ cảm thấy không thoải mái với tiếng Anh. Hệ lụy là trẻ sẽ học kém ngoại ngữ này trong tương lai.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trẻ học thêm ngôn ngữ thứ hai là việc tốt. Nhưng phụ huynh nên sáng suốt khi lựa chọn giáo trình, giáo viên và phương pháp học tiếng Anh đúng cho trẻ. Mức độ tiếp thu sau 6 tuổi sẽ chững lại nhưng không có nghĩa là trẻ không còn học được. Cho nên, nếu trẻ không thích, phụ huynh cũng không nên… vì sốt ruột mà ép uổng trẻ. Phụ huynh nên hiểu, khi trẻ chưa biết đọc, biết viết thì học tiếng Anh chỉ mang tính “học vẹt”.

Tác hại của việc học ngoại ngữ sớm

Giờ học tiếng Anh nên gắn với hoạt động vui chơi

Tác hại của việc cho trẻ học tiếng Anh sớm

Việc cho trẻ học tiếng Anh sớm diễn ra ở nhiều nước trên thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam. Tuy nhiên, độ tuổi lý tưởng để học ngôn ngữ mới là từ 4-8 tuổi. Cho trẻ học tiếng Anh trước độ tuổi này dễ khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Theo báo cáo gần nhất, ngày càng có nhiều trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Cụ thể là có những trung tâm can thiệp nhận tới 50 ca rối loạn ngôn ngữ trong một tháng. Không hiếm những trường hợp, phụ huynh chi 50 triệu/tháng cho trẻ học trường quốc tế. Kết quả, trẻ chậm nhận thức cả tiếng mẹ đẻ lẫn ngoại ngữ.

Nhiều trường hợp trẻ không nói chủ động, vốn từ nghèo có nguyên nhân do tiếp cận sớm với tiếng Anh. Tất nhiên là ngoại trừ các trường hợp chậm nói do tự kỷ, tăng động, kém chú ý, chậm khôn. Phụ huynh nào mà không kỳ vọng vào con cái, tuy nhiên, phụ huynh nên tỉnh táo. Đừng để “yêu con quá lại hóa ra hại con”.

Tác hại của việc học ngoại ngữ sớm

Hãy dạy Anh Ngữ cho con đúng cách bố mẹ nhé

Thay lời kết

Con giỏi Anh Ngữ là điều mà rất nhiều ông bố bà mẹ hiện nay mong muốn. Tuy nhiên việc bắt con học tiếng Anh quá sớm không phải là cách làm đúng. Sai lầm có thể khiến bé yêu gặp rất nhiều vấn đề về ngôn ngữ. Bố mẹ vì thế hãy chọn đúng phương pháp và thời điểm để bắt đầu dạy Anh Ngữ cho con một cách phù hợp nhé.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Xem thêm

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em? Do đâu và có phải vì trẻ được học Tiếng Anh từ quá sớm?

Độ tuổi để con bắt đầu học tiếng Anh tốt nhất là khi nào?

Sách hay cho con – “Học Tiếng Anh dễ như ăn bánh”

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

"Thật buồn là có nhiều trẻ người Việt, bố mẹ cũng Việt, sống trên đất Việt mà nói tiếng Việt như người nước ngoài", là lời trăn trở của chuyên viên tâm lý Lê Khanh trước vấn đề trẻ học tiếng Anh sớm.

Hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với tương lai của con cái, nhiều bậc phụ huynh sẵn lòng đầu tư, tạo mọi điều kiện để con được học tiếng Anh. Xu hướng vài năm trở lại đây cho thấy độ tuổi bắt đầu học tiếng Anh của trẻ ngày càng sớm.

Nhiều quan điểm cho rằng không nên ép trẻ học tiếng Anh quá sớm, trong khi đó không ít gia đình cho con tiếp xúc môn học này từ nhỏ vì trẻ bộc lộ khả năng học ngoại ngữ.

Mới đây, chúng tôi đã đăng tải ý kiến của Tiến sĩ Ngôn ngữ học Nguyễn Hương Giang xung quanh vấn đề "Mẹ Việt nên cho con học tiếng Anh từ mấy tuổi?" Theo quan điểm của TS Hương Giang, nếu sau 6 tuổi thì khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ chậm hơn, còn nếu sớm quá khi trẻ chưa biết đọc, biết viết thì học tiếng Anh chỉ mang tính chất học vẹt, không có hiệu quả thực sự.

Đồng quan điểm về việc không nên cho trẻ học sớm với TS Hương Giang, chúng tôi xin đăng ý kiến của chuyên viên tâm lý Lê Khanh (Giám đốc công ty giáo dục KidsTime Bình Thạnh) về việc cho con học tiếng Anh sớm.

Tác hại của việc học ngoại ngữ sớm

Chuyên viên tâm lý Lê Khanh đã đưa ra những lời khuyên đối với phụ huynh cho con học tiếng Anh sớm.

"Trong thời gian gần đây, cứ 10 bé đến tư vấn văn phòng của tôi thì có đến 7 bé có vấn đề về giao tiếp và ngôn ngữ nói. Ngoại trừ các trường hợp chậm nói do chứng tự kỷ (ASD), tăng động kém chú ý (ADHD) và chậm khôn thì hầu hết là các trường hợp nói ít, vốn từ nghèo, nói linh tinh không biết là tiếng gì luôn, lại không biết đặt câu hỏi, không nói chủ động của các trẻ từ 3 - 5 tuổi đều có dính dáng ít nhiều đến tiếng Anh", ông Lê Khanh nêu ví dụ.

Vị chuyên gia tâm lý phân tích: Trên thực tế, vài năm nay, việc cho con "học", "làm quen" hay "nghe nhạc - xem phim hoạt hình" để nhận biết tiếng Anh sớm trong lứa tuổi mẫu giáo được xem là chuyện đương nhiên. Với những thông tin về giai đoạn phát triển vàng của trẻ từ 0 - 3 tuổi lại càng củng cố niềm tin của các ông bố, bà mẹ là phải cho con học - làm quen - chơi với tiếng Anh (ngôn ngữ thứ hai) càng sớm càng hay, càng nhiều càng tốt.

Cùng với điều này là sự phát triển "không gì cản nổi" của các trường quốc tế, trường mẫu giáo chất lượng cao… thì việc học tiếng Anh được xem là điều cần thiết phải có, thông qua các nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng. Vấn đề này vẫn còn nhiều điều phải phân tích.

"Kết quả là ngoại trừ một số trẻ có trí tuệ tốt hay bình thường nhưng đã có một vốn từ vựng tiếng Việt cơ bản ổn định, để có thể tiếp nhận các từ vựng tiếng Anh một cách thuần thục (đôi khi nói và nghe tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt ) và đúng bài bản thì còn lại một số trẻ trở nên "nửa nạc nửa mỡ" trong giao tiếp. Tiếng Anh thì biết dăm ba từ về màu sắc, con số, các con vật, tiếng Việt cũng chỉ nói được dăm ba câu ngăn ngắn không đầu không đuôi và bố mẹ lại phải lo lắng vì sợ trẻ bị tự kỷ", ông Lê Khanh nói.

Bình luận về việc "sính tiếng Anh", ông Lê Khanh tâm sự: "Thật buồn là có nhiều trẻ người Việt, bố mẹ cũng Việt, sống trên đất Việt mà nói tiếng Việt như người nước ngoài. Bởi vì nói thạo được một vài ngoại ngữ là điều mong muốn của nhiều người, nên phải cho con học Tiếng Anh mà không cần biết tiếng em (của trẻ đã phát triển đến đâu). Cũng không ít bố mẹ cho rằng trong giai đoạn vàng của con thì có thể nhét bất cứ cái gì vào đầu trẻ cũng đươc, nhất là sinh ngữ và vì thế hậu quả là bố mẹ sau đó lại phải dắt con đi khám vì trẻ… chậm nói.

Như vậy trước khi muốn đầu tư cho con học thêm, biết thêm một ngoại ngữ, trừ trường hợp chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính cho trẻ thì các bậc phụ huynh nên xem xét đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ đã ổn chưa, đặc biệt với lứa tuổi lên 3. Nếu ngôn ngữ mẹ đẻ chưa ổn định, khả năng phát âm còn yếu, vốn từ còn thiếu so với các bé cùng độ tuổi thì hãy quan tâm chăm sóc, tác động đến khả năng giao tiếp, ngôn ngữ cho bé trước khi cho bé làm quen với tiếng Anh.

Trong trường hợp bé tỏ ra nhạy bén, tiếp thu với tiếng Anh tốt hơn, trong khi ngôn ngữ chính lại chưa phát triển thì cũng cần có sự đánh giá, thăm khám cẩn thận trước khi quyết định có nên cho bé chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chủ lực hay không.

Trong trường hợp bé chậm nói, mà cả tiếng Anh cũng chỉ là những từ vựng rời rạc, chủ yếu chỉ là sự lặp lại (nhại lời) các câu nói, câu hát trong các video clip, hoặc chỉ biết phát âm dăm ba từ về con số, bảng chữ cái, màu sắc bằng tiếng Anh thì phải lưu ý. Nếu cần thiết thì phải đưa bé đi khám ở các nhà chuyên môn để xác định vấn đề khó khăn của trẻ trong lĩnh vực nào. Chính việc này mới là điều phải thực hiện càng sớm càng tốt.

Trăng đến rằm - trăng tròn, sự phát triển của trẻ là tùy theo năng lực, sự hứng thú và tính cách của mỗi đứa trẻ, có khác nhau chứ không phải tùy vào sự mong muốn, khả năng đầu tư của bố mẹ hay một hệ thống giáo dục cao cấp".

Vấn đề cho trẻ học tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung từ sớm là cần thiết. Tuy nhiên, học từ thời điểm nào, học như thế nào vẫn còn là câu chuyện nhiều tranh luận. Chúng tôi sẽ tiếp tục nêu các góc nhìn của nhiều chuyên gia tâm lý, giáo dục tới quý độc giả.