Tác giả văn công hùng sinh năm bao nhiêu mất năm bao nhiêu

Chợt, Từ Tây Nguyên và Nhặt chuyện văn nhân là bộ tuyển 3 tác phẩm mới nhất của nhà thơ Văn Công Hùng do Liên Việt và NXB Văn học vừa ra mắt độc giả (ảnh). Như lời nhà văn Phan Đình Minh nhận xét: “Chợt đọc dễ chịu và ấn tượng bởi không khí, tính chất dịch chuyển. Cái hàm lượng dịch chuyển hầu như là biên khán toàn bộ bề nổi và phần chìm trong bảy chuyên mục cầm chắc tay, đáng đồng tiền bát gạo. Nó tựa như con người ông vậy. Những cuộc đi, đi viết, đi làm việc, đi chơi, đi đàn đúm để… ra chữ”, thì Từ Tây Nguyên độc giả lại gặp một Văn Công Hùng khác: “Ở đó, những trang sách thơm mùi giấy mới ngõ hầu luôn phảng phất hương nhựa xà nu, ầm ào tiếng gió đại ngàn, u u tiếng cồng chiêng và lấp loáng màu tím thẫm của đỉnh Chư Đăng Ya dưới vằng vặc trăng ngà. Âm hưởng của rừng hiện lên nguyên sơ lộng lẫy như thuở hồng hoang dù không khỏi khắc khoải đau đớn, nỗi đau của một người yêu rừng và hiểu biết mà phải đứng im chứng kiến từng mảnh rừng đang bị rứt dần và cả không gian văn hóa cồng chiêng, nhà rông, nhà dài đang bị đô thị hóa mỗi ngày” (Lời tựa của nhà văn Di Li).

Show

Đó còn là những kỷ niệm tưởng chừng xa ngái trong Ký ức cơm tấm do mẹ nấu, hoài cố hương về một thời tuổi thơ đầy khốn khó của tác giả, khi ngồi ăn vét đến hột cơm tấm cuối cùng, hay chuyện chạy lụt thời… loa sắt và trống ngũ liên để mà nhớ, mà thương chi lạ. Rồi góp nhặt chuyện Về quê ăn tết, việc nhà việc nước cứ đan xen giữa hiện đại và truyền thống, mà “chỉ có về với làng, với mẹ, với tuổi thơ, ký ức mới có”, được nhà thơ chắt lọc đến từng chi tiết nhỏ.

Sự duyên dáng, hóm hỉnh trong cách viết của nhà thơ Văn Công Hùng hình như “phát tiết” nhiều trong Nhặt chuyện văn nhân, cuốn sách được xem là chân dung văn học của rất nhiều người nổi tiếng qua lăng kính của bạn văn Tây Nguyên, như: “Nhậu” Nguyễn Ngọc Tư, Gặp Bến không chồng ở Tây Nguyên, Ông Đỗ Chu, Nhà văn Kim Lân và những kỷ niệm với Pleiku, Kỳ lạ Giang Nam, Một lần với nhà thơ Du Tử Lê, Nhà văn không biết uống rượu…

Văn Công Hùng viết về bạn thì tuyệt vì chính ông cũng là người trong cuộc, cùng trà dư tửu hậu “tương tác” với nhân vật. Ông tả: “Gặp Bảo Ninh ở ngoài đời ít ai tưởng tượng được đấy lại là…nhà văn. Dáng vẻ rất ngầu, ít nói, gù gù như con gấu với mái tóc lúc nào cũng xoăn trùm trán và cái nhìn lờ đờ như lơ ngơ với đời, như chả biết gì nhưng đọc ông xong thì…hãi”. Gắn bó gần 40 năm với “người tài hoa” Nguyễn Trọng Tạo, nhà thơ Văn Công Hùng không ngại ngần tiết lộ về hậu trường của Khúc hát sông quê, Làng quan họ quê tôi…, chuyện hay quên thơ buộc phải thường chữa cháy của Nguyễn Trọng Tạo khi đọc thơ cho sinh viên nghe, thậm chí hai câu để đời về Huế: “Sông Hương hóa rượu anh đến uống/Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say” của Nguyễn Trọng Tạo nhưng nói xong rồi quên mất. Sáng hôm sau có người nhắc lại, chính tác giả còn ngơ ngác hỏi thơ ai hay quá vậy, thì chỉ có “bộ nhớ” Văn Công Hùng mới giỏi lưu trữ được như thế.

Tin liên quan

Nhà thơ Văn Công Hùng (ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 8, Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai, nguyên Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Gia Lai) sinh ra và lớn lên, học phổ thông tại Thanh Hóa dù quê ông ở H.Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế năm 1981, ông xung phong lên Gia Lai - Kon Tum công tác.

Văn Công Hùng là một tác giả viết rất khỏe, xông pha đủ các thể loại thơ, văn, phóng sự, tản văn và hầu như lĩnh vực nào cũng có duyên. Nhiều tác phẩm của ông: Bến đợi, Hát rong, Ngựa trắng bay về, Hoa tường vi trong mưa, Mắt cao nguyên, Gõ chiều vào bàn phím, Lời vĩnh cửu, Đêm không màu, 6-8 Văn Công Hùng, Vòm trời khác, Cầm nhau mà đi… được nhiều độc giả mê mẩn.

Cách đây vài ngày, nhà thơ Văn Công Hùng được người bạn gửi cho bản chụp một cuốn sách của NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, in lần thứ 4 (lần đầu in năm 2011), trong đó có sử dụng tác phẩm của ông. Nhà thơ cho biết: “Tất nhiên thấy tác phẩm in trong sách là mừng rồi, nhưng xem xong ngơ ngác: ơ mình là tác giả mà mình chả biết gì; họ lấy in không hỏi, in xong không biếu sách, không nhuận bút, mà đã in tới lần thứ 4”

Tác giả văn công hùng sinh năm bao nhiêu mất năm bao nhiêu

Bìa cuốn 150 bài văn hay lớp 9 sử dụng tác phẩm của nhà thơ Văn Công Hùng nhưng chưa xin phép và chi trả nhuận bút cho tác giả

Ảnh: NVCC

Sáng 18.7, sau thời gian suy nghĩ, nhà thơ Văn Công Hùng vừa có thư gửi tới NXB Đại học Quốc gia TP.HCM và các tác giả biên soạn: Thái Quang Vinh, Trần Đức Niềm, Lê Thị Nguyên. Nhà thơ dùng lời lẽ khá nhẹ nhàng khi mở đầu lá thư này: “Lời đầu tiên, tôi xin gửi tới quý NXB và các anh chị lời cám ơn, vì quý NXB và các anh chị đã chịu khó đọc tôi, và có vẻ thích nên đã chọn một tác phẩm của tôi vào cuốn sách mà quý vị đã làm, tái bản ít nhất là tới lần thứ 4 - cuốn 150 bài văn hay lớp 9”.

Đoạn tiếp theo, nhà thơ thẳng thắn nêu:  "Thưa các anh chị, rằng thì là đã qua rồi cái thời lấy tác phẩm của ai in là ban ơn cho người ấy, là sang cho người ấy. Với ai thì có thể chứ với tôi thì không ạ. Các anh chị đã lấy tác phẩm của tôi mà không hỏi tôi lấy một câu, lại còn sửa tên”.

Tác giả văn công hùng sinh năm bao nhiêu mất năm bao nhiêu

Lời nói đầu của các tác giả biên soạn được nhà thơ Văn Công Hùng nhắc tên

Tác giả văn công hùng sinh năm bao nhiêu mất năm bao nhiêu

Tít bài Thành phố một thời thông của nhà thơ Văn Công Hùng bị những người biên soạn sách tự tiện sửa lại thành Nhớ ngàn thông theo ông là "quá sến rện".

Mặc dù theo luật có thể khởi kiện ra tòa, nhưng nhà thơ Văn Công Hùng cho rằng: “Giới chữ nghĩa với nhau, tôi bỏ qua, chỉ yêu cầu các anh chị thực hiện nghĩa vụ xuất bản, gửi sách tặng cho tác giả, thanh toán nhuận bút cho tôi bằng sách, tôi sẽ dùng số sách này tặng các thư viện trường học vùng sâu vùng xa. Hôm kia trên Facebook của mình, tôi đã đăng ảnh chụp cái bảng ghi công những người ủng hộ thư viện trường, người nhiều nhất 500 ngàn đồng, người ít 100 ngàn đồng, toàn các thầy cô giáo trong trường và một ít phụ huynh, đâu tổng cộng được mấy triệu. Hãy xem những thông tin ấy rồi ứng xử cho có lý và có tình".

Cuối lá thư, nhà thơ Văn Công Hùng cũng than phiền tít bài viết nguyên bản của ông là Thành phố một thời thông đã bị những người biên soạn sách tự tiện sửa thành Nhớ ngàn thông là "quá sến rện". Ông cho biết đang chờ sự phản hồi có trách nhiệm từ NXB Đại học Quốc gia TP.HCM cũng như nhóm thực hiện ấn phẩm giáo dục này, sau đó ông sẽ cân nhắc tiến hành các bước tiếp theo.

Tin liên quan

Thơ Văn Công Hùng lúc vạm vỡ xù xì, lúc bâng khuâng đến lạ. Đọc thơ ông luôn thấy phảng phất một nỗi buồn nhưng không bi quan. Nhịp trong thơ ông không du dương, thuận âm mà thường gập ghềnh, trúc trắc như một chủ ý để tạo ra cách diễn đạt mới và những thi ảnh mới.

Văn Công Hùng, sinh năm 1958 tại Thanh Hóa, quê ở Thừa Thiên-Huế, hiện sống tại thành phố Pleiku, Gia Lai; đã xuất bản 11 đầu sách; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai.

Nhà thơ HỮU VIỆT chọn và giới thiệu

Tác giả văn công hùng sinh năm bao nhiêu mất năm bao nhiêu

CÁNH ĐỒNG MẸ

vắt ngang tôi một chiều mướt gió

hôm ấy mẹ tựa cửa

hôm ấy em thảng thốt chạy giữa cánh đồng

hôm ấy tơi bời hoa xoan

tôi đã thấy giấc mơ như thế

đêm hoang quạnh một mình

đôi mắt đốt giữa vùng đen thăm thẳm

một dáng còng chấp chới

tôi trôi...

mẹ dẫn tôi lội ngược sông

dòng sông nhạt nhòa nước mắt

không phải nước mắt mẹ

những người như mẹ, nhấp nhô

cái mùa bấc năm nào gió đêm như xé vải

đom đóm thành ma trơi nhằng nhịt

những đám xương rồng gai sắc

rịn vào lời ru trĩu nước

âu ờ ầu ơ...

mẹ dìu tôi qua những mùa nông nổi

tôi lặn trong cuộc đời khi mẹ tự già

giờ đến tuổi chờ con mới nhớ thời của mẹ

nụ cười nào cũng héo như cau

bước chân lại lần về nơi cũ

cát giăng hàng chiều trở lạ

mẹ vẫn cười trong khung ảnh

tôi vụng về hoa lửa liêu xiêu

quên mình cũng đã thành ông ngoại

cánh đồng trơ khấc vết chân trâu...

Tác giả văn công hùng sinh năm bao nhiêu mất năm bao nhiêu

TƯỢNG MỒ

Chiều như lửa đốt lòng nhau

tượng mồ run rẩy về đâu kiếp người

đã đành hồn sẽ rong chơi

cũng đành xác đã tơi bời gió sương

mà còn đây nỗi vấn vương

mà còn đây nhớ với thương một đời

nỗi đau khóc chẳng thành lời

lặn vào thớ gỗ ru người

người ơi

Hoang sơ

chiều rót tràn vai

ché và chiêng

và đầy vơi rượu cần

nằm đây một nắm xương tàn

đứng đây tượng hát một ngàn lời yêu

chiều ơi chiều

chiều ơi chiều

cho tôi cùng hát tình yêu một đời

Tác giả văn công hùng sinh năm bao nhiêu mất năm bao nhiêu

BÂNG QUƠ THÁNG TÁM

những quả bưởi cuối cùng đã chua

nỗi nhớ đã vòng qua đầu mùa hạ

tháng tám râm ran mùi hương rất lạ

em đã đi về phía những rẻ quạt bâng khuâng

chỉ còn những con dốc rất dài

nắng cứ xoãi vồng lên sau bước chân thập thững

đường đời xa ngái

đường em về cũng thấp thỏm chênh vênh

giấc ngủ cũng nông

tiếng thở dài cũng chậm

cái cựa miết mình vào đêm trống

con thạch sùng kia mày tắc lưỡi nỗi gì?

thì mình kéo nỗi nhớ trở về

thương tháng tám như thương tuổi trẻ

có một bến sông vụt lên ký ức

đêm lập lòe tiếng dế bâng quơ

tháng tám em về như nắng mới

cuối con đường chiếc lá chợt nhiên rơi...

Củ Chi 11-7-2019

Minh họa: ĐÀO HẢI PHONG