Soạn văn bài nhưng nó phải bằng hai mày

Truyện cười là những truyện dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc, hành vi trái tự nhiên của con người, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội.

Truyện cười thường khai thác những mâu thuẫn trái tự nhiên những hành động kệch cỡm, rởm đời hay đốt nát trong cuộc sống. Truyện thường ngắn nhưng chặt chẽ, ít các chỉ tiết rườm rà, mâu thuẫn phát triển nhanh và kết thúc bất ngờ. Truyện cười mang ý nghĩa giải trí và giáo dục. Ngoài tiếng cười, nó tập trung phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân, vì thế mới có ý kiến cho rằng, truyện cười không chỉ là sản phẩm của óc khôi hài mà còn là một thứ vũ khí đấu tranh đắc dụng của nhân dân ta.

Truyện cười có hai loại: Truyện khôi hài và truyện trào phúng.

  • Truyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí (tuy nhiên vẫn bao hàm giá trị giáo dục).
  • Truyện trào phúng được sáng tác với mục đích phê phán. Đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa (như: bọn quan lại bất tài, tham nhũng…). Cũng có khá nhiều truyện cười phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.
    Soạn văn bài nhưng nó phải bằng hai mày

2. Truyện cười “Nhưng nó phải hai mày”

2.1. Thể loại Tác phẩm “Nhưng nó phải hai mày”

  • Tác phẩm Nhưng nó phải hai mày thuộc thể loại truyện cười trào phúng
  • Đối tượng: Bọn quan lại tham nhũng ở địa phương
  • Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày lại giống như một màn kịch ngắn. Khai thác triệt để sự kết hợp giữa lời nói với cử chỉ và với lối chơi chữ độc đáo, truyện đã vạch trần hành động tham nhũng trắng trợn của thầy lí. Đồng thời, truyện cũng nói lên tình cảnh vừa bị hài, vừa đáng thương, đáng giận của những người lao động.

2.2. Phương thức biểu đạt

Truyện cười “Nhưng nó phải hai mày” thuộc phương thức biểu đạt Tự sự.

2.3. Bố cục Truyện cười “Nhưng nó phải hai mày”

Truyện cười “Nhưng nó phải hai mày”chia bố cục thành 3 phần:

  • Phần 1 (Câu đầu tiên): Giới thiệu nhân vật lí trưởng và tài đặc biệt của y (xử kiện giỏi).
  • Phần 2 (Tiếp theo đến …Xin xét lại, lẽ phải thuộc về con mà!): Diễn biến vụ kiện giữa Ngô và Cải nhờ thầy lí xử.
  • Phần 3 (Còn lại): Lời giải thích của thầy lí cho cách xử kiện của mình.

2.4. Tóm tắt Truyện cười “Nhưng nó phải hai mày”

Truyện kể về một viên Lí trưởng nổi tiếng là xử kiện giỏi. Cải và Ngô là hai người đi kiện, ai cũng mong muốn mình thắng kiện nên đã lót tiền trước cho ông Lí. Cải lót trước năm đồng và ung dung chắc rằng mình sẽ thắng kiện nhưng anh ta lại không biết rằng Ngô đã âm thầm lót mười đồng. Khi xử kiện, Cải thua, Ngô là người thắng kiện. Cải xòe 5 ngón tay lên trước mặt, thầy Lí cũng xòe năm ngón tay úp lên 5 ngón tay của Cải và kèm theo đó là lời nói “nhưng nó lại phải bằng hai mày”.

II. Tìm hiểu Truyện cười “Nhưng nó phải hai mày”

1. Giới thiệu nhân vật

Câu mở đầu:

  • Giới thiệu nhân vật Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi → lời nhận định, một lời đánh giá cao, lời khen tài xử kiện của thầy Lí.
  • Cải, Ngô đánh nhau rồi mang nhau kiện. Cải sợ kém thế lót trước thầy Lí năm đồng. Ngô biện chè lá mười đồng

→ Hành động nhận tiền đút lót của thầy Lí trái với lời khen ngợi.

→ Dụng ý: Thể hiện bản chất của quan lại là tham lam, ăn hối lộ.

→ Tạo mâu thuẫn cho câu chuyện.

2. Khi xử kiện

Cách xử kiện:

  • Thầy Lí không điều tra, không phân tích mà kết án ngay + Cải phản ứng“ Cải vội xòe năm ngón tay … lẽ phải về con mà” là Lời nói và động tác đầy ẩn ý, gây cười: 5 ngón tay = 5 đồng = lẽ phải
  • Cử chỉ và hành động của lí trưởng:“Cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt”. Ý nghĩa: 10 ngón tay = 10 đồng đã nhận của Ngô (gấp đôi của Cải) = gấp đôi lẽ phải. Vì vậy,lẽ phải đã bị cái khác úp lên che lấp mất rồi, ai nhiều tiền thì sẽ thắng.

→ Với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền, thuộc về kẻ nhiều tiền. Đồng tiền là thước đo công lý, là “tiêu chuẩn” xử kiện.

3. Kết thúc Truyện “Nhưng nó phải hai mày”

Lời nói của Lí trưởng “Tao biết mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày!” là Lối chơi chữ: “phải”

→ Kiểu chơi chữ độc đáo, chỉ quan hệ giữa số lượng và chất lượng (vừa có lý, vừa vô lý). Vô lý trong xử kiện, có lý trong thực tế

4. Ý nghĩa phê phán của Truyện “Nhưng nó phải hai mày”

  • Phê phán lối xử kiện bằng tiền của quan lại.
  • Ngầm khuyên mọi người hãy sống hoà thuận để tránh lâm vào cảnh kiện tụng.

III. Tổng kết Truyện cười “Nhưng nó phải hai mày”

1. Nghệ thuật Truyện cười “Nhưng nó phải hai mày”

  • Tạo tình huống gây cười: thầy Lí xử kiện “giỏi có tiếng”. Cải lót năm đồng và yên tâm là mình thắng. Nhưng Cải bất ngờ vì bị thua kiện, phải đến phút cuối mới biết Ngô lót tiền cho thầy lí nhiều gấp hai lần mình.
  • Xây dựng được những cử chỉ và hành động gây cười như trong kịch câm, mang nhiều nghĩa.
  • Kết hợp cử chỉ gây cười và lời nói gây cười, giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cử chỉ.
  • Chơi chữ: phải là từ chỉ tính chất được dùng kết hợp với từ chỉ số lượng tạo sự vô lí (trong xử kiện) nhưng lại hợp lí (trong quan hệ thực tế giữa các nhân vật).

2. Nội dung Truyện cười “Nhưng nó phải hai mày”

Phê phán cái xấu, cái đáng cười → trí thông minh , tinh thần lạc quan và tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động.