So sánh outemu và kailh switch năm 2024

Dù bạn đang dùng stock keyboard hay lậm custom keyboard thì loại switch luôn là yếu tố cân nhắc đầu tiên. Trong thế giới phím cơ thuần chủng thì chỉ vòng đi vòng lại cũng chỉ có 3 loại căn bản: clicky, tactile và linear. Bao nhiêu biến thể, tinh chỉnh rồi thì cũng dựa trên ba nền tảng này. Trong đó, clicky cho ra tiếng ồn lách cách và độ khấc đặc trưng MX Cherry Blue, Gateron Blue, Kailh Box White…). Tactile có phản hồi lên đầu ngón tay vì gồm một khấc ở gần điểm nhận phím nhưng ít ồn hơn clicky (như Cherry MX Brown, Cherry Clear… Còn linear… à, bài này mình sẽ nói về switch linear và top 11 loại switch linear đang được chuột nhất hiện nay.

Switch linear là gì? Ưu nhược điểm ra sao?

Linear sinh ra dành cho những ai yêu cảm giác gõ phím floating mượt mà, yên tĩnh. Dòng switch này không có khấc phản hồi như ở Tactile, và cũng không tạo ra âm thanh lách cách như Clicky. Cụ thể trong cơ chế vận hành của nó, khi nhấn phím thì phần Stem sẽ chuyển động tuyến tính từ trên xuống, suôn sẻ không gặp bất kỳ trở ngại nào nên quá trình nhấn phím cũng mượt mà và yên ả theo.

Dùng một bàn phím cơ switch Linear bạn có thể hoàn toàn chủ động giảm tiếng ồn và gõ lướt không chạm đáy. Cảm giác gõ và xúc giác có thể không “đã” bằng tactile, cũng không có tiếng ồn vui tai như clicky, nhưng đổi lại ta có thể spam phím như thần và gõ văn bản với tốc độ cực nhanh, bỏ xa hai thể loại còn lại.

Đặc tính Linear Tactile Clicky Xúc giác Trơn mượt, không có khấc Có khấc và tạo xúc giác rõ ràng Có khấc và tạo xúc giác rõ ràng Lực bấm thường thấy 45g – 50g 45g 45g Mức tiếng ồn Khá yên tĩnh Có tiếng ồn nhẹ Tạo âm thanh lách cách rõ ràng Tổng hành trình 4mm 4mm 4mm Cảm giác (thường thấy) Gõ mượt tay, nhưng nhẹ nặng tùy loại Trung bình Nhiều Điểm nhận phím 2.2±0.6 mm 2.2±0.6 mm 2.2±0.6 mm

Tóm lại là mỗi loại switch đều có ưu nhược điểm riêng. Để xem Linear, nhân vật chính trong bài có lợi hại gì nhé.

Ưu điểm của switch linear

  • Mượt mà chính xác
  • Điểm nhận phím hoạt động tốt và chính xác
  • Tốc độ gõ văn bản cực nhanh khi đã quen tay
  • Bền chắc
  • Ít tiếng ồn

Nhược điểm: hơi khó cho người mới bắt đầu và tốn thời gian làm quen nếu chuyển từ một loại switch khác qua.

So sánh outemu và kailh switch năm 2024

Mô phỏng cảm giác gõ và quá trình phím đi xuống trên bàn phím dùng switch Linear

Khi nào dùng switch linear?

Các switch linear tập trung vào việc làm ra cảm giác gõ trơn tru, nhất quán từ trên xuống và bỏ qua quá trình phản hồi xúc giác. Ai không thích độ va chạm trong hành trình phím thì linear luôn là lựa chọn tuyệt vời. Nó cũng dành cho các bạn thích bàn phím cơ nhưng không muốn mọi người xung quanh phải chú ý vì linear đồng nghĩa với ít ồn.

Linear cũng được khuyên dùng cho các game thủ yêu cầu độ chính xác cao trong thao tác chơi, thích sự nhẹ nhàng, êm ái, tốc độ cao và hoặc các bạn lập trình viên.

Nhưng có hai lưu ý khi chuyển sang dùng switch linear:

  • Nếu bạn đang dùng một loại switch khác và giờ cái rụp, chuyển qua linear thì cảm giác gõ ban đầu sẽ rất kỳ lạ (cho tới khi bạn thật sự quen với nó).
  • Việc gõ một phím và chạm đáy hoàn toàn trên các switch linear cũng tạo nên cho bạn vài sự khó ở, nên cần dành thời gian để làm quen với em nó một chút.

Làm sao để biết đâu là một switch Linear?

Với người mới bắt đầu chơi phím cơ hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm, thì khá dễ khi phân biệt Linear và Clicky, nhưng lại khá khó để biết Linear vs Tactile. Đây là một số chỉ điểm mà một tay chơi lão làng đã chia sẻ với mình từ những ngày đầu nhập môn bàn phím cơ. Anh em tham khảo thử:

1/ Âm thanh

Switck clicky thì âm thanh click clack khi gõ rất lớn và đanh gọn, nghe là biết liền. Còn tactile tuy ít ồn hơn clicky nhưng cũng có tiếng ồn nhất định. Trong khi đó linear thì hầu như không đáng kể. Gõ nghe êm ái và nhẹ nhàng là đặc điểm nhận dạng đầu tiên của Linear.

2/ Sự mượt mà

So với clicky và tactile thì độ suôn mượt trong cả hành trình nhấn phím của switch linear gần như là tuyệt đối. Bạn có thể xem lại hình động ở trên, từ trên xuống dưới hầu như không gặp bất kỳ trúc trắc, hay lấn cấn nào (vì hoạt động tuyến tính nên không có xúc giác). Và cấu trúc đặc biệt của switch Linear cũng cho phép bạn spam hay float phím nhẹ như một cơn gió. Nên nếu thấy ai đang xài phím cơ gõ chữ hay chơi game mà đôi bàn tay cứ như bay bay, không tiếng ồn thì 90% là đang dùng một loại switch linear nào đó.

3/ Không có độ khấc

Với switch clicky hoặc tactile, luôn có một điểm bump trong hành trình, rất rõ ràng. Tacticle bump này được tạo thành do va chạm điểm kích hoạt với độ dày của lò xo trong switch. Trong khi đó ở Linear switch thì lại không có sự va chạm này, nên hoàn toàn không có bump.

Có khá nhiều thương hiệu và dòng switch Linear trên thị trường, số lớn dùng trong stock keyboard, số còn lại có thể mua riêng bên ngoài dùng cho mục đích độ switch của dân mê custom. Có thể kể ra vài cái tên điển hình như:

  • Cherry MX Red (lực nhấn 45g).
  • Glorious Lynx Linear (lực nhấn chạm đáy 60g)
  • Cherry MX Black (lực nhấn 60g).
  • Cherry MX Speed (Silver, lực nhấn 45g hành trình ngắn).
  • Kailh Red (lực nhấn 45g).
  • Kailh Black (lực nhấn 60g).
  • Razer Yellow…

Nào, giờ ta đi vào chi tiết từng loại trong top 11 loại switch Linear đang được tin dùng nhất hiện nay nhé.

1/ Glorious Lynx Linear Switch: Tân binh switch linear sắp ra mắt từ Glorious, thương hiệu chuyên bàn phím cơ custom

So sánh outemu và kailh switch năm 2024

Hiện tại ở VN đang có link đặt trước dòng switch này cho các anh em mê độ switch. Glorious Lynx là dòng switch cơ Linear cao cấp từ thương hiệu Glorious vốn rất nổi tiếng với các sản phẩm và thế giới phụ kiện dành để custom bàn phím cơ và chuột. Trải nghiệm gõ phím trên các switch Glorious Lynx được cho là siêu mượt, dành cho những ai đam mee6 sự mềm mượt và tốc độ nhanh khi lướt phím hay chơi game.

Đẹp, màu teal blue lạ mắt, khác biệt hẳn với các màu sắc switch linear khác trên thị trường, độ bền cao và độ ổn định hấp dẫn. Đây là loại switch gần như phù hợp cho tất cả người dùng.

Tuy chưa chính thức có mặt tại Việt Nam và vẫn đang trong giai đoạn , nhưng với profile thế giới phụ kiện custom cao cấp mà Glorious đang sở hữu thì khỏi phải nói cũng biết nhà nhà đang trông chờ tân binh này tới đâu.

Thông số kỹ thuật của switch Glorious Linear Lynx

  • Loại switch: Linear
  • Lực nhấn chạm đáy (bottom-out): 60g±
  • PCB mount: 5-pin
  • Thân trên: làm từ polycarbonate với màu Teal Blue độc đáo.
  • Stem: làm từ POM mềm và linh hoạt giúp việc di chuyển lên xuống mượt mà.
  • Lò xo: được mạ nickel nguồn gốc từ Hàn Quốc.
  • Lá đồng: đồng cao cấp xuất xứ từ Nhật Bản.
  • Thân dưới: nylon chất lượng cao nguồn gốc từ Bỉ.
  • Có loại lubed sẵn (880.000đ/pack 36 switch) và loại chưa lube (682.000đ/pack 36 switch). Anh em quan tâm có thể đặt trước tại .

2/ Cherry Red switch: Switch linear cụ, chuẩn không cần chỉnh của mọi thời đại từ người dẫn đầu Cherry

So sánh outemu và kailh switch năm 2024

Cherry là cây đa cây đề trong làng switch. Không có Cherry thì coi như không có bàn phím cơ mà hiện giờ chúng ta đang dùng. Cho nên nếu nói tới các dòng switch Linear điển hình, tốt nhất mọi thời đại thì chắc chắn phải có ít nhất 2-3 mẫu thuộc Cherry.

Đặt gạch đầu tiên chính là dòng Cherry MX RED switch linear. Đây là dòng switch hoàn hảo với các chuyển động mượt mà chất lượng cao, không gây ra bất kỳ sự cản trở nào và rất ít tiếng ồn (switch Red silent thậm chí còn yên tĩnh hơn nhiều).

Cherry MX Red có các điểm nhận phím vừa phải, lực bấm vừa tầm (45g) tốc độ gõ nhanh và dễ nhấn, quá trình làm quen cũng khá dễ hơn so với các switch linear khác.

  • Ưu điểm của Cherry MX RED switch: lực tác đồng khá nhẹ, điểm nhận phím thấp (2mm), giá vừa phải không quá cao, chất lượng quá ổn, độ đồng đều khi gõ cao, ít tiếng ồn.
  • Nhược điểm: Xuyên Led không rõ bằng Cherr MX Red Transparent và không yên tĩnh bằng biến thể Cherry Red Silent switch.

3/ Switch Cherry MX Speed Silver: switch linear cải tiến từ Red Cherry, nhanh nhạy có thừa, gaming khỏi chê

So sánh outemu và kailh switch năm 2024

Lựa chọn thứ ba bạn nên cân nhắc trong các dòng switch Linear chính là một biến thể hấp dẫn cũng từ Cherry: Cherry MX Speed Silver switch. Các switch này dễ bấm, lực cần tác động ít, không ồn ào, điểm nhận phím thấp hơn Red. Kết quả là cho tốc độ gõ tăng 40% so với MX Red.

  • Ưu điểm: điểm nhận phím thấp chỉ 1,2mm nên tốc độ gõ cực nhanh, lực nhấn vừa phải 45g, chất lượng và độ ổn định, cũng như độ mượt khi gõ phím rất cao.
  • Khuyết điểm: giá thành đắt nên các bàn phím cơ dùng mẫu switch này cũng khá ít và đa phần giá cao (như mẫu bàn phím cổ điển mới ra hồi 2020 Filco Majestouch 2SS)

4/ Gateron Clear Switch: switch linear cloned Cherry tốt không kém bản gốc, bấm nhẹ tay và mượt mà nhất hiện nay

Gateron là tên tuổi quen thuộc với danh xưng cloned Cherry. Sau nhiều năm hoạt động trong ngành và liên tục cho ra các sản phẩm ban đầu chỉ là copycat nhưng sau đó đã có cải tiến đáng kể, Gateron đã chính thức trở thành một cái tên ưng ý cho nhiều người dùng, thoát được khỏi mác cloned Cherry.

Một trong các thế mạnh của Gateron chính ở các dòng switch linear, được đánh giá là “gây ngạc nhiên”. Nếu nói về độ mượt mà và độ nhẹ tay thì có lẽ các switch linear của Gateron đang đứng hạng nhất trên thị trường. Đại diện tiêu biểu nhất là switch Gateron Clear.

Switch Gateron Clear giúp bạn gõ phím siêu mượt mà, âm thanh phát ra cũng khá nhỏ hầu như không đáng kể.

  • Ưu điểm: tương thích mọi bàn phím MX, giá rẻ, bấm cực nhẹ tay và rất mượt mà vì lực tác động chỉ 35g
  • Khuyết điểm: tính ổn định khi gõ phím hơi thấp hơn các dòng switch Cherry, nhất là khi bấm phím nhanh.
  • Gateron Clear switch hiện đang có bán tại với giá 1.078.000 bộ 120 switch

5/ Kailh Cream Switch: một bản cloned linear khác của Cherry Red switch

So sánh outemu và kailh switch năm 2024

Kailh củng là một cái tên có tiếng trong ngành switch cơ học. Cùng xuất phát điểm với Gateron, cũng làm ra các cloned Cherry switch, nhưng giờ cũng đã tự tạo được vị thế riêng của mình. Điển hình với dòng switch Kailh Cream Switch Linear này, hiệu suất hoạt động và độ mượt mà của nó có thể khiến bạn hoàn toàn bị thuyết phục.

Switch Kailh Cream Linear này có điểm nhận phím là 2mm trên tổng hành trình 4mm, dễ bấm, khá nhẹ tay và phản hồi hiệu quả.

  • Ưu điểm: tương thích MX, bấm phím trơn tru, suôn mượt,
  • Khuyết điểm: lực bấm 55g cao hơn Cherry Red và Gateron Clear ở trên

6/ Razer Yellow Switch: switch linear độc quyền của người hùng gaming Razer

So sánh outemu và kailh switch năm 2024

Razer thì không ai không biết, thương hiệu gaming gear hàng đầu hiện nay. Luôn vững vàng với hình tượng người đi đầu trong mọi lĩnh vực phụ kiện chơi game, Razer còn nổi tiếng vì hàng loạt các mẫu bàn phím cơ cao cấp chỉ dùng một là switch Cherry, hai là dùng switch (cơ học và quang học) “nhà làm” có tên Razer switch.

Dòng linear của Razer thì nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất chính là Razer Yellow switch. Nó có tất cả các đặc tính mà bạn đang tìm kiếm nơi một switch linear chuyên nghiệp bậc nhất.

  • Ưu điể: nhẹ, lực bấm 45g, dễ bấm, tính ổng định cao, điểm truyển động thấp 1,2mm nên phù hợp cho cả chơi game và đánh máy chuyên nghiệp. Tuổi thọ rất ấn tượng lên tới 100 triệu lần bấm phím, hơn cả các dòng linear vừa kể trên
  • Khuyết điểm: ít phổ biến, hiện chỉ có trên dòng bàn phím Razer Blackwidow Chroma V2 của Razer (và giá bàn phím này cũng khá đắt), muốn mua switch rời bên ngoài để tự chơi cũng không có _

7/ Outemu Red Switch: một bản sao khác của Cherry Red cũng “linear” không kém

So sánh outemu và kailh switch năm 2024

Outemu cũng là một thương hiệu cloned Cherry. So với Gateron và Kailh thì hình như không phổ biến bằng, nhưng nếu bạn đang tìm một bộ switch linear chất lượng ổn, giá rẻ thì đây cũng là một lựa chọn rất tốt so với tầm giá.

Đặc điểm chung của switch Outemu Red Linear là rất dễ bấm, không cần quá nhiều lực, nhưng điểm kích hoạt lại hơi cao. Cho nên gõ không nhanh bằng các loại kia

  • Ưu điểm: ít tiếng ồn, lực tác động vừa phải 50g, giá thấp, đáng để trải nghiệm nếu bạn muốn thử custom switch cho bàn phím của mình, tính ổn định và tuổi thọ cao.
  • Khuyết điểm: điểm nhận phím cao hơn nên tốc độ gõ chậm hơn các loại switch linear kể trên,

8/ Gateron Red Switch: Cũng linear như Gateron Clear switch mà thậm chí còn mượt mà hơn

Gateron Red switch cũng là một mẫu switch linear nhưng cảm giác gõ còn mượt mà hơn loại Gateron Clear switch ở trên.

  • Ưu điểm: ít tiếng ồn, lực tác động nhẹ chỉ 45g, bấm nhẹ tay và cực mềm mượt. Giá tốt so với các dòng switch linear khác. Điểm nhận phím thấp cho tốc độ gõ nhanh nhạy.
  • Khuyết điểm: độ ổn định đôi khi không được đồng đều, nhất là khi spam phím.

Gateron Red Switch hiện đang có bán tại Việt Nam với giá 1.078.000 VND bộ 120 switch. Anh em tham khảo tại .

9/ Cherry MX Black switch: Switch linear truyền thống bấm nặng rất đã tay

So sánh outemu và kailh switch năm 2024

Cherry MX Black là loại switch linear kinh điển của nhà Cherry, ra đời thậm chí còn sớm cả MX Red và các biến thể của Red. Nó có lực bấm lớn nên đòi hỏi bạn phải dụng tay nhiều hơn khi gõ phím, còn lại thì tuổi thọ, tính ổn định, độ mượt mà khi gõ phím đều hoàn hảo. Nghe có vẻ hơi kỳ lạ nhưng nếu bạn là người có sở thích bấm nặng tay thì đây là một lựa chọn trên cà tuyệt vời. Và, ừ, trên thế giới có loại người như vậy đấy, rất nhiều nữa là khác _

  • Ưu điểm: tuổi thọ cao ấn tượng trên 100 triệu lần bấm, không tiếng ồn, cảm giác bấm mượt mà nhanh gọn, lực bấm nặng 60g thích hợp cho các bạn sở thích bấm nặng tay.
  • Khuyết điểm: dành cho đối tượng riêng khá đặc biệt nên nếu bạn muốn chơi game tốc độ nhanh và float phím gõ máy thì switch MX Black này không hợp cho lắm.

10/ Outemu Black switch: Bản sao của Cherry MX black

So sánh outemu và kailh switch năm 2024

Một lựa chọn linear khác cũng khiến bạn không phân tâm khi làm việc hay chơi game chính là Outemu Black switch. Đúng như tên gọi, đây chính là bản sao hoàn hảo của switch Cherry MX Black, nên có cùng đặc tính là lực nhấn phím cũng cao và dành cho người hệ hardcore.

  • Ưu điểm: cảm giác bấm mạnh mẽ, ít tiếng ồn, hành trình mượt mà thoải mái, độ bền và tuổi thọ cao tới 80 triệu lần bấm, giá phải chăng so với Cherry Black.
  • Nhược điểm: lực bấm cũng khá nặng tương tự như Cherry MX Black (65g), nhưng độ nhạy của switch không tốt bằng.

Lời kết

Cuối cùng, đó là sự lựa chọn của bạn cho dù bạn chọn công tắc nào. Nhưng nếu bạn nghe theo lời khuyên của chúng tôi và bạn đang tìm kiếm trải nghiệm bàn phím cơ mượt mà, không nhấp nháy, tốc độ nhanh, thì bạn chắc chắn nên sử dụng công tắc tuyến tính cho bàn phím cơ của mình.

Với công tắc tuyến tính, cho dù bạn đang đánh máy trong môi trường chuyên nghiệp hay đang chơi trò chơi với bạn bè, bạn sẽ có trải nghiệm tốt nhất mà thiết bị ngoại vi bàn phím có thể cung cấp cho bạn.