So sánh mức sống singapore và vietnam năm 2024

Dữ liệu từ bản báo cáo này cho thấy sự gia tăng mức lương ở 4 cấp bậc vị trí so với toàn năm 2017 dẫn đến mặt bằng chung mức lương tối thiểu tăng từ 225 lên 250 USD, rút ngắn khoảng chênh lệch so với Singapore (quốc gia có thu nhập trung bình cao nhất khu vực) và tăng trưởng vượt trội so với Indonesia (quốc gia có thu nhập trung bình thấp nhất khu vực).

Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động, đã tăng 8,8 triệu đồng/lao động so với năm 2017.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Chỉ số chi phí sinh hoạt của các quốc gia và thành phố trên thế giới được tính dựa trên so sánh tương đối với chi phí sống tại thành phố New York (Mỹ). Vì vậy, Numbeo lấy chỉ số chi phí sinh hoạt của thành phố New York là 100 (100%) và tính ra chỉ số chi phí sinh hoạt của các quốc gia và thành phố.

Do đó, các quốc gia và vùng lãnh thổ có điểm cao hơn 100, đồng nghĩa có mức sống đắt đỏ hơn New York, ngược lại nếu điểm thấp hơn 100 nghĩa là có mức sống rẻ hơn New York.

Theo dữ liệu mới nhất của Numbeo, top 10 quốc gia có chỉ số chi phí sinh hoạt cao nhất thế giới là Bermuda (146,04 điểm), Thụy Sỹ (123,35 điểm), Na Uy (100,90 điểm), Iceland (94,86 điểm), Barbados (92,37 điểm), Jersay (92,02 điểm), Israel (88,05 điểm), Đan Mạch (84,12 điểm), Bahamas (84 điểm) và Singapore (83,98 điểm).

Trong số các quốc gia ở Đông Nam Á, chỉ có Singapore lọt top 10 quốc gia có chi phí sống đắt đỏ nhất thế giới.

So sánh mức sống singapore và vietnam năm 2024

Chỉ số chi phí sinh hoạt của Việt Nam và một số quốc gia ở Đông Nam Á năm 2022 (%). Nguồn: Numbeo.

Chỉ số chi phí sinh hoạt của Việt Nam năm 2022 là 37,48 điểm, đang giữ vị trí 89/139 các quốc gia trên bảng xếp hạng chỉ số chi phí sinh hoạt của Numbeo. So với năm 2021, Việt Nam đứng thứ 95/138 các quốc gia trên thế giới, như vậy thứ hạng của Việt Nam đã tăng 6 bậc sau 1 năm.

Trong khi đó, khi so sánh chi phí sinh hoạt của Việt Nam với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, đứng đầu các nước có chi phí sống cao nhất là Singapore với 83,98 điểm, tiếp đến là Campuchia với 49,11 điểm, Thái Lan là 43,21 điểm và Việt Nam là 37,48 điểm.

Trong đó, một số các quốc gia có chỉ số chi phí sinh hoạt xếp sau Việt Nam là Philippines, Malaysia, Indonesia và Myanmar.

Xét về thứ hạng trên thế giới, Singapore, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Myanmar có thứ hạng lần lượt là 10, 58, 75, 89, 92, 93, 97, 98/139.

Tại Việt Nam, chi phí sinh hoạt hàng tháng cho gia đình 4 người không tính tiền thuê nhà là khoảng 37 triệu đồng. Cùng với đó, chi phí sinh hoạt hàng tháng cho 1 người là khoảng 10,5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, theo dữ liệu của Numbeo, TP. HCM có chỉ số chi phí sinh hoạt là 39,01 điểm. Cụ thể, chi phí sinh hoạt hàng tháng cho gia đình 4 người không tính tiền thuê nhà là khoảng 40 triệu đồng, chi phí hàng tháng của 1 người không tính tiền thuê nhà ở mức khoảng hơn 11 triệu đồng.

So với một số thành phố khác ở Việt Nam như Hà Nội, TP. HCM có mức chi phí sinh hoạt cao hơn. Chỉ số chi phí sinh hoạt của Hà Nội là 36,85 điểm. Hà Nội có mức chi phí sinh hoạt hàng tháng cho gia đình 4 người không tính tiền thuê nhà là khoảng hơn 36 triệu đồng, chi phí hàng tháng của 1 người không tính tiền thuê nhà là hơn 10 triệu đồng.

(Theo Tổ Quốc)

So sánh mức sống singapore và vietnam năm 2024

Số triệu phú USD/1 vạn dân của Singapore là 966, Thái Lan là 17, Việt Nam là bao nhiêu?Tính toán theo dữ liệu của Knight Frank, cứ 10.000 dân Singapore sẽ có tới 966 người là triệu phú USD, Malaysia có 21 người, Thái Lan có 18 người, Indonesia có 3 người và Philippines chỉ có 2 người.

Học tập tại Singapore và VN khá căng thẳng, tuy nhiên mặt bằng chung thì học sinh Việt Nam dành nhiều thời gian cho việc học hơn. Chúng ta có thể quen thuộc với hình ảnh một học sinh cấp 2 hoặc cấp 3, sau khi học ca sáng tại trường sẽ chạy sô ca chiều tại lớp học thêm do giáo viên trên lớp tổ chức, và đến tối lại là một lớp bồi dưỡng nữa. Vậy thì sự khác biệt giữa học tập tại Singapore và học tập tại Việt Nam nằm ở đâu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bài viết dưới đây.

1. Học tập

Ở Singapore hầu hết học sinh quốc tế không đi học thêm (vì không có tiền để trả, vì quá phiền,vì không có bố mẹ thúc giục), nên ngày học có thể kết thúc vào 1h (sớm) hay 4-5h (ngày muộn hơn).

Sau giờ học, học sinh Singapore có thể nhờ thày giáo kèm riêng (hay gọi là book consultation) hoặc kèm theo nhóm nếu có phần không hiểu, nhưng học sinh phải chủ động lên lịch với thày cô để hỏi bài. Sau giờ học các bạn sẽ thấy rất nhiều nhóm nhỏ, gồm một giáo viên và 3-4 học sinh ngồi ở bàn ghế gỗ gần thư viện hay căng-tin, có khi đến 7-8h tối. Các trường trung học sẽ có cả chương trình bồi dưỡng cho học sinh quốc tế (như ở National Junior College có English tuition, 2 buổi 1 tuần vào tầm 7-9h).

Bài tập cũng không có nhiều bằng so với ở Việt Nam, nhưng tổng khối lượng kiến thức thì không hề ít hơn, nên việc học tập ở Singapore không phải là dễ dàng.

Tuy ít hơn về số giờ học, nền giáo dục Singapore quan tâm đặc biệt đến chất lượng. Việc giở phao hay gian lận trong thi cử là cấm kỵ. Gian lận một lần có thể bị đuổi học (hoặc trả về nước đối với học sinh quốc tế). Hơn nữa, các môn học cũng ít tập trung vào học thuộc lòng. Những môn học thuộc lòng nhiều nhất (so với các môn khác) như Sử địa, thì với cách dạy của Singapore, các bạn sẽ thấy nếu kiểm tra học thuộc sẽ dễ được điểm hơn nhiều, do học thuộc chỉ là phần nhỏ nhất (để có dẫn chứng) khi viết bài thi. Đối với các môn tự nhiên, ngoài việc hiểu khái niệm, học sinh còn phải luyện tập nhiều để nắm vững cách trình bày (bài học xương máu của người viết). Các môn xã hội thì ngoài hiểu biết về nội dung còn cần cách tư duy mới có thể làm được bài thi.

Ngoài ra trong chương trình A-level còn một môn học bắt buộc gọi là General Paper mà 80% học sinh Việt Nam vô cùng sợ, nôm na là kiểm tra khả năng nghị luận xã hội và kỹ năng đọc hiểu bằng tiếng Anh. Hơn nữa, học sinh bản địa cũng vừa chăm vừa giỏi, lại có ý thức tự học do đã được rèn luyện từ nhỏ, nên sự ganh đua còn khó khăn hơn so với Việt Nam.

2. Sinh hoạt

Một điểm khác biệt rất lớn giữa cuộc sống của học sinh bên Singapore và Việt Nam là sinh hoạt ngoại khóa. Nếu như nhiều bố mẹ còn không cho con tham gia văn nghệ, thể thao vì sợ ảnh hưởng đến học hành, thì học sinh Singapore tham gia các hoạt độngrất tích cực. Số giờ tham gia câu lạc bộ tùy thuộc vào từng nơi, nhưng thông thường về mặt biểu diễn (nhảy, múa, chơi nhạc cụ) và thể thao (bóng bàn, bóng đá, bóng rổ, chạy, rugby, đua thuyền) sẽ là từ 6 tiếng (mùa nghỉ ngơi) đến 12 tiếng một tuần (hoặc hơn). Các CLB học thuật (Toán, khoa học, viết báo) thì thường ít hơn (tầm 2 tiếng một tuần), nhưng nếu có các sự kiện (tổ chức cuộc thi) thì có thể có giai đoạn vài tuần đi ngủ lúc 2h sang, hôm sau dậy 7h sang đi học bình thường.

Các bạn có thể thấy rằng CLB chiếm khá nhiều thời gian của học sinh, vậy tại sao họ vẫn tham gia?

– Đây là một trong những hoạt động bắt buộc của đa số các trường. Mỗi học sinh đều phải tham gia ít nhất một câu lạc bộ, và tùy trường còn có thể ép học sinh vào những câu lạc bộ thiếu người

– Để đẹp hồ sơ: Việc này khá thường gặp khi học sinh tham gia CLB chỉ để được cái danh thành viên, hoặc để được chức lãnh đạo. Nói chung là học sinh bên đó cũng khá ghét tính này, nên những người tham gia vì hồ sơ cũng không được lợi ích mấy.

– Vì ai cũng làm: Lí do này hơi kỳ, nhưng thực sự là nhiều khi có bạn tham gia CLB chỉ vì được rủ rê. Việc này cũng không có gì sai, nhưng nếu bạn bỏ lỡ một CLB bạn thích chỉ vì ngại gặp người mới và thích sự an toàn khi đi theo những người cùng quốc tịch, thì bạn đang hơi lãng phí thời gian.

– Vì đam mê: Không phải tất cả đều đam mê, nhưng không thiếu những người thực sự đam mê. Bạn có thể thấy có những học sinh hằng tuần có thể dành ra 15-20 tiếng tập đàn hoặc tập nhảy, thậm chí quay lại trường vào thứ 7 và Chủ nhật để chuẩn bị cho buổi biểu diễn, dù họ cũng rất cần thời gian học. Tại sao lại dại dột như vậy? Vì họ đang làm điều họ thích. Hãy tìm một đam mê để theo đuổi (nhưng đừng quên việc phải được điểm cao nhé).

Việc tham gia câu lạc bộ có gì tốt? Ngoài việc bạn được dành thời gian cho cái bạn thích (mà vẫn có thể kể với bố mẹ là việc này có ích cho tương lai), bạn sẽ gặp được nhiều bạn mới (nhờ có đứa bạn thân trong CLB hòa tấu piano mà hồi mình sang Sing chơi có nhà để ở), học được những điều mới (có rất nhiều bạn bắt đầu học nhảy/múa/harmonica từ sau khi vào câu lạc bộ), và rèn luyện những kỹ năng như giao tiếp, lãnh đạo, hay bạo dạn hơn. Theo kinh nghiệm cá nhân thì mình luôn khuyến khích các bạn tham gia câu lạc bộ mà bạn thích, và từ đó tìm hiểu thêm về bản thân.

Việt Nam và Singapore ai giàu hơn?

IMF: Việt Nam vượt Singapore, Malaysia, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á (Tapchitaichinh.vn) Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP Việt Nam năm 2020 ước tính sẽ đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore với 337,5 tỷ USD; Malaysia với 336,3 tỷ USD.

Tại sao Singapore giàu hơn Việt Nam?

"Singapore thịnh vượng nhờ hệ thống cảng biển phát triển", ông Lý nói. Thời điểm đó, Singapore đã hình thành được một ngành công nghiệp hàng hải xung quanh các cảng trung chuyển quốc tế, tạo ra hơn 170.000 việc làm, đóng góp 7% GDP, chiếm khoảng 20% lượng hàng hóa vận tải toàn cầu.

Mức lương bao nhiêu thì đủ sống ở Singapore?

Do đó để có thể đảm bảo cuộc sống của Singapore thì bạn cần có mức thu nhập vào khoảng 2000 SGD/tháng hoặc gần 24000 SGD/năm.

Nền kinh tế của Singapore đứng thứ mấy trên thế giới?

Singapore là nơi đặt trụ sở của APEC. Nền kinh tế Singapore lớn thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á, lần lượt xếp hạng 14 châu Á và 34 toàn cầu theo GDP danh nghĩa.