So sánh mùa xuân nho nhỏ và sang thu năm 2024

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Cảm hứng về quê hương đất nước là mạch nguồn vô tận trong dòng chảy văn học dân tộc xưa và nay. …. Qua vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước thi nhân thường gửi gắm tấm lòng, tâm sự về cuộc đời.

- Giới thiệu: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu…

2. Thân bài:

  1. Khái quát chung:

- 2 bài thơ sáng tác ở 2 thời điểm khác nhau (Mùa xuân nho nhỏ - 1980- khi nhà thơ đang ốm nặng; Sang thu -1977- mùa thu đầu tiên người lính được hưởng bầu không khí hòa bình) nhưng có nhiều điểm gặp gỡ: Cả 2 đều viết về quê hương, đất nước, con người. Để rồi từ những rung cảm trước vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, đất nước Thanh Hải và Hữu Thỉnh đều gửi gắm vào đó tấm lòng, suy nghĩ về con người, cuộc đời.

  1. Phân tích:

* Cảm hứng về thiên nhiên, đất nước qua 2 bài thơ:

- Mùa xuân nho nhỏ:

+ Hình ảnh đất nước qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được soi chiếu qua lăng kính của mùa xuân.

+ Thanh hải viết Mùa xuân nho nhỏ khi đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh không lâu, bản thân nhà thơ lại đang ở tình trạng sức khỏe hiểm nghèo, thế nhưng cảnh sắc của mùa xuân thiên nhiên – mùa xuân xứ Huế trong bài thơ hiện lên trong trẻo, tinh khôi, tràn đầy sức sống (Dòng sông xanh, bông hoa tím, con chim chiền chiện…) nhà thơ cảm nhận mùa xuân bằng tất cả giác quan .

+ Từ mùa xuân thiên nhiên, tác giả ngợi ca vẻ đẹp của đất nước, con người, sức xuân phơi phới, rạo rực của hàng triệu con người đang dồn vào 2 nhiệm vụ chiến lược: chiến đấu, sán xuất.

+ Trong không khí phấn khởi, hào hứng đó, nhà thơ không giấu được niềm tự hào khi nghĩ về một đất nước 4000 năm lịch sử, dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn vươn lên, tỏa sáng ( đất nước như vì sao….).

\=> Nhà thơ đón nhận mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước bằng tất cả tình yêu tha thiết, gắn bó sâu nặng với cuộc đời.

- Sang thu:

+ Quê hương, đất nước trong Sang thu được soi chiếu qua bức tranh giao mùa cuối hạ đầu thu- khoảnh khắc mong manh mà thi vị.

+ Hình ảnh quê hương đất nước trong bài Sang thu được gợi lên bằng những tín hiệu giao mùa: Hương ổi, gió se, sương….Không gian mùa thu đẹp yên ả, thanh bình với dòng sông, cánh chim, đám mây, nắng , mưa sấm chớp vẫn còn nhưng đã giảm dần về mức độ, cường độ…

\=> Nhà thơ Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu bằng nhiều giác quan, cảm xúc đi từ ngỡ ngàng, bâng khuâng, đến sâu lắng, tha thiết.

* Tấm lòng, tâm sự của hai thi sĩ về cuộc đời:

- Từ những rung cảm trước mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, Thanh Hải gửi gắm ước nguyện, khao khát được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời (muốn làm con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm, muốn làm mùa xuân nho nhỏ , lặng lẽ dâng cho đời…tóc bạc) Nguyện ước ấy chân thành, tha thiết, không ồn ào, phô trương. Đó là lẽ sống đẹp, cống hiến suốt đời, bất chấp thời gian, tuổi tác...

- Với Sang thu, Hữu Thỉnh gửi gắm cái nhìn, triết lí sâu sắc về cuộc đời:

+ Khi đất trời sang thu cũng là lúc đời người sang thu. Đám mây mùa hạ vắt nửa mình ấy tượng trưng cho những điều đang còn dang dở, cho những người lính mãi mãi nằm lại chiến trường ở tuổi đôi mươi…

+ Hình ảnh sấm, chớp, hàng cây ở khổ thơ cuối chính là suy xét, đúc kết, chiêm nghiệm của nhà thơ về quy luật của cuộc đời: Cũng như thiên nhiên lúc sang thu, con người đứng tuổi đã từng trải hơn với cuộc sống, sẵn sàng đối mặt với những phong ba bão táp, những biến động của đời sống.

+ Bài thơ còn thể hiện niềm tin của nhà thơ với đất nước, con người Việt Nam, lớp trẻ Việt Nam sẽ bản lĩnh, vững vàng trước mọi giông tố.

  1. Đánh giá :

- 2 bài thơ đều viết bằng thể thơ 5 chữ, hình ảnh thơ đẹp, ngôn ngữ giàu cảm xúc, nhạc điệu.

- Tuy nhiên mỗi bài thơ lại có sự sáng tạo độc đáo trong việc sử dụng từ ngữ và các phép tu từ nhân hóa so sánh, ẩn dụ …

- Tâm sự, ước nguyện khác nhau nhưng cả 2 bài thơ đều hướng về cảm hứng thiên, đất nước, qua đó bộc lộ tình yêu, tấm lòng gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương…

3. Kết bài:

- Khẳng định lại y ‎ nghĩa, giá trị tư tưởng của 2 bài thơ: 2 bài thơ đã góp tiếng ca riêng của mình vào bản hòa ca chung của tình yêu quê hương, đất nước trong nền văn học dân tộc.

Phân tích bài thơ Sang Thu - Hữu Thỉnh Mùa thu là một đề tài muôn thuở của các thi nhân Việt Nam. Nếu như Nguyễn Khuyến có chùm thơ thu với ba bài : « Thu vịnh », « Thu điếu », « Thu ẩm » ; Xuân Diệu có « Đây mùa thu tới » ; Lưu Trọng Lư có « Tiếng thu », tất cả đều là những bài thơ rất nổi tiếng, thì Hữu Thỉnh cũng có một chớm « Thu sang » rất nhẹ nhàng êm dịu. Trong đó có hai khổ thơ rất hay ghi lại cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sang thu ở một miền quê nhỏ :

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.

Sông được nước dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu

Mùa thu của Hữu Thỉnh được mở ra không phải với sắc vàng tươi của hoa cúc, cũng không phải với vị thơm ngon của cốm làng Vòng, mà là với hương ổi thơm giòn ngọt phả vào trong gió thu. Dường như cái hương thơm dịu ấy chỉ thoang thoảng quanh quất đâu đây. Nó không mang cái mùi thơm hăng hắc như hoa sữa, cũng không quá nhẹ để người ta dễ lãng quên. Hương thơm ấy nhẹ nhàng thoảng qua theo gió, đề người ta chợt xốn xang trong lòng. Làn gió se se lạnh của mùa thu cũng rất khác với cái gió tê tái của mùa đông. Nó chỉ khiến ta hơi co người lại một chút và để rồi thảnh thơi đón nhận cả một lưồng khí thu mát rượt trong lòng. Có lẽ, sẽ chẳng ở đâu có cái gió se lạnh ấy ngoài mùa thu của đất Bắc – cái gió se mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ. Một hương thơm thu một làn heo may thu đã làm nên cái mở độc đáo cho bài thơ, thậm chí dường như còn độc đáo đến bất ngờ cho cả nhà thơ : “Bỗng nhận ra hương ổi”. Thu đến chẳng hề báo trước! Thu sang từ bao giờ Hữu Thỉnh cũng không biết nữa! Ông chỉ nhận ra một sự bất ngờ mà như đã đợi từ lâu lắm. Thu sang mang theo hơi thửo của mình và mang theo cả cái vẻ thu mơ màng mờ ảo:

“Sương chùng chình qua ngõ”

Sương thu cũng có cái nét đặc biệt riêng của nó. Nó không tan nhanh như sương mùa hạ, cũng chẳng dầy đặc như sương mùa đông. Sương thu là những làn khói mong manh bay vờn nhẹ trên những nãi nhà, ngoài vườn. Sương thu không vô cảm, nó cũng mang hồn người . Sương đang đợi ai, sương đang chờ ai mà sao lưu luyến thế? Từ láy “chùng chình” tạo cho ta cảm giác “dùng dằng nửa ở nửa về”. Đến sương lúc này cũng là sương thu mà Hữu Thỉnh vẫn còn ngẩn ngơ mãi:

“Hình như thu đã về”

Ông thờ ơ quá chăng hay bởi lòng ông đang bối rỗi? Thu về tự bao giờ? Từ hương ổi hay từ làn gió heo may? Thu làm lòng người xao xuyến quá chừng để đến nỗi không biết thu đến thực hay mơ!

Sau một thoáng bỡ ngỡ, nhà thơ như chợt bừng tỉnh- thu đã về thật rồi! Khép lại những hoài nghi, Hữ Thỉnh chẳng còn nghĩ gì ngoài cảm xúc đang dâng trào:

“Sông được nước dềnh dàng, Chim bắt đầu vội vã”.

Nhịp thơ nhanh và gấp cũng như hơi thở của mùa thu đã bắt đầu đập mạnh. Sông vào mùa này chẳng có mưa to gió lớn nên nước cứ “dềnh dàng”. Con sông tràn trề nước mà hình như cứ không chịu chảy, cứ cố nán lại để đợi chờ ai. Sông chờ nước mùa thu chăng? Một hình ảnh thơ thật thi vị và lãng mạn. Nhưng đàn chim thì không thể dềnh dàng được nữa, chúng phải vội vã bay về phương Nam tránh rét. Tất cả đều đang chuyển mình, đang thay đổi. Thậm chí ngay cả đám mây mùa hạ cũng thấy sốt ruột, phải “Vắt nửa mình sang thu”. Phải chăng đám mây kia có hai nửa thì một nửa nằm bên mùa hạ, nửa kia thuộc về mùa thu. Không biết ở đây là mùa thu lưu luyến mùa thạ hay nhà thơ đang mong chờ mùa hạ mà vẫn lưu luyến mùa thu đây? Điêu này thì Hữu Thỉnh thật khác với các nhà thơ khác. Cũng viết về mùa thu, Nguyễn Khuyến viết: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” – có nghĩa là thu của Nguyễn Khuyến đã thực là thu, nó không còn vương vấn chút gì của mùa hè rực lửa. Còn Hữu Thỉnh, ông viết mùa thu nhưng lại là vào lúc giao mùa. Chắc hản phải yêu mùa thu lắm Hữu Thỉnh mới vẽ ra được một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm đất trời, nồng đượm hơi ấm quê nhà như thế.

Trong làng thơ dân tộc, đã và sẽ có nhiều bài thơ thu hay. Nhưng có lẽ sẽ chẳng ai biết mà lại quên được một chớm “Thu sang” của Hữu Thỉnh - một mùa thu nhẹ nhàng, nữ tính, trông qua như một cô thôn nữ mộc mạc mà sao lại đằm thắm khó quên đến thế!