So sánh main gigabyte b250 và z270 năm 2024

B250 Gaming K4 có phần vỏ hộp giống đến 99% so với vỏ hộp của dòng Z270 ra mắt trước đó ít lâu. Với tone màu đen đỏ chủ đạo của dòng Fatal1ty Gaming Gear, phần vỏ hộp với họa tiết được tạo hình chữ G thể hiện cho viết tắt của từ Gaming, trên họa tiết đó lại là các mũi tên mà tôi chưa hiểu ý đồ của điều này cho lắm, có lẽ phần họa tiết này sẽ còn xuất hiện ở đâu đó trên sản phẩm. Các mặt còn lại của vỏ hộp thể hiện những thông tin cơ bản về sản phẩm như đời chipset, các chức năng chính và nổi bật kèm theo hình minh họa trực quan sinh động.

So sánh main gigabyte b250 và z270 năm 2024

Sau khi lột bỏ lớp bỏ ngoài khá mỏng manh thì chúng ta lại được thấy một lớp hộp khác đen bóng bên trong với logo Asrock, chiếc hộp cứng cáp này mới chính là phần khung xương bảo vệ cho sản phẩm bên trong chứ không phải lớp vỏ bên ngoài. Và sau khi mở tung lớp vỏ này, chiếc bo mạch chủ mới dần được lộ diện. Ngoài sản phẩm chỉnh ở khay phía trên được lót đệm xốp và bọc lại khá chỉn chu thì ở phần dưới là một số phụ kiện như sách hướng dẫn, cặp cáp SATA III 6Gb/s, một tấm chặn main. Theo tôi thấy thi phần đóng hộp của B250 Gaming K4 khá là đơn giản, đó cũng chính là lý do để game thủ giảm bớt được số tiền kha khá vào những phụ kiện rườm rà không thiết thực.

So sánh main gigabyte b250 và z270 năm 2024

Trong một thập kỷ trở lại đây, Intel đã từng chế tạo ra các model CPU dựa trên khuôn mẫu tiếng chạy của kim đồng hồ - hay còn được biết đến với cái tên Tick-Tock. Bắt đầu từ năm 2006 với quá trình 65nm, với mỗi 1 tick thì sẽ đại diện cho một quá trình xử lý chip mới – còn mỗi 1 tock sẽ đại diện cho một kiến trúc vi xử lý mới được xây dựng từ nền tảng có sẵn từ cái “tick” trước. Thế nhưng, kể từ thế hệ chip Skylake khá gần đây, thì quy trình “tick-tock” hai bước truyền thống sẽ được thay thế bằng một quy trình gồm ba bước: tick-tock-optimization (Broadwell – Skylake – tối ưu hóa cấu trúc => thế hệ CPU thứ 7 của Intel, với tên mã Kaby Lake). Và câu hỏi đặt ra đối với những người dùng PC, rằng kiến trúc Kaby Lake mới mẻ này sẽ đem lại điều gì mới mẻ và đặc biệt hay không ?

---------

Những thay đổi của Kaby Lake

Vậy trước hết, “optimization” - việc tối ưu hóa kiến trúc và tôi luyện quá trình xử lý chip một cách tốt hơn. Kaby Lake chính là quá trình optimization đầu tiên mà Intel bắt đầu thực hiện kể từ đây.

Cụ thể hơn, về mặt kiến trúc vi xử lý, một cập nhật vô cùng quan trọng mà Kaby Lake đem lại chính là một khối encode/decode video được tối ưu hóa để có thể thực hiện được việc decode/encode video 4K HEVC. Khối mới này được tích hợp trực tiếp sẽ hỗ trợ profile Main10, một profile đang dần trở nên quan trọng cho những thứ như video 4K VP9 trên YouTube. Sử dụng cách này sẽ đánh đổi sự linh hoạt để có được tốc độ xử lý cũng như hiệu suất. Intel đã từng khẳng định các laptop sử dụng chip xử lý Kaby Lake có thể chơi video 4K trong vòng 9.5 giờ - thật sự ấn tượng. Thậm chí, encode một video dài 1 tiếng đồng hồ có thể được hoàn thành chỉ trong 12 phút. Tuy nhiên, nếu bạn là một game thủ và sử dụng một chiếc card đồ họa rời ? Thì có lẽ cải thiện mới này thật sự không quá quan trọng đối với những người dùng máy tính bàn desktop.

Kế tiếp, đó là việc cải thiện tính năng Speed Shift - lần đầu được giới thiệu ở thế hệ Skylake. Tính năng này giúp cho CPU có thể đạt được và thoát ra khỏi những trạng thái xung nhịp cao hơn. Điều này khiến CPU hoàn thành tác vụ một cách nhanh nhất có thể, sau đó quay trở lại trạng thái nghỉ. Và một lần nữa, công nghệ này sẽ thật sự có hiệu quả hơn trong các bộ vi xử lý dành cho phân khúc di động, khi mà điện năng tải cao hơn nhiều so với điện năng nghỉ.

Nhìn chung, thì cấu trúc Kaby Lake không có gì thay đổi nhiều so với Skylake. Intel đã “vọc” quá trình xử lý chip 14 nm, với một cấu trúc nền tối ưu hóa, và được họ gọi là 14nm+. Quá trình 14nm+ này thực chất sẽ có ít transistor hơn so với 14nm, với một phần nền lớn hơn và giảm bớt sức nén kênh. Chính vì thế, với cùng một công suất tiêu thụ điện năng, thì Intel hoàn toàn có thể thêm được vài trăm MHz vào tốc độ xử lý. Có lẽ điểm nổi bật nhất mà Kaby Lake đem lại lần này, chính là một CPU Core i3 có thể ép xung bằng việc mở khóa hệ số nhân, với tên mã i3 7350K – điều mà trước đây chỉ có Core i5 và i7 mới có. Thêm vào đó là những chiếc Pentium G 2 nhân 4 luồng, đem lại hiệu năng vô cùng tốt với mức giá phổ thông rất dễ tiếp cận.

So sánh main gigabyte b250 và z270 năm 2024

---------

Gặp gỡ dòng chipset Intel 200-series

So sánh main gigabyte b250 và z270 năm 2024

Đi cùng với những CPU thế hệ mới, sẽ là các dòng chipset mới – với các tên mã cụ thể Z270, H270, B250, Q270, Q250. Một tin tốt lành, đó là các bo mạch chủ Skylake 100 series hiện tại vẫn có thể sử dụng CPU Kaby Lake, thông qua việc update BIOS từ trang chủ của các hãng sản xuất.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, các chipset 200 series này sẽ tập trung chủ yếu vào việc cập nhật các tính năng. Trước hết, chipset Z270 sẽ hỗ trợ 24 lanes PCI-Express Gen 3.0, so với 20 lanes của Z170. Từ đó, các mainboard có thể hỗ trợ đến 3 khe M.2 PCI-E x4, và hầu hết chúng đều sẽ có ít nhất 2 khe.

Một công nghệ khá là đặc biệt, đó chính là Intel Optane Memory. Thương hiệu Optane mà Intel đưa ra, thực chất là một dòng sản phẩm lưu trữ. Còn cốt lõi của dòng sản phẩm này chính là công nghệ 3D Xpoint – do Intel và Micron hợp tác phát triển và sản xuất. Điểm nhấn của công nghệ này, đó chính là việc xếp chồng các lớp bán dẫn theo chiều dọc để tiết kiệm không gian, tăng cường dung lượng và khả năng kết nối. Chính vì đó, các chip nhớ sử dụng công nghệ 3D Xpoint này có tốc độ vô cùng cao, trong khi đó giá thành không đắt hơn so với chip nhớ dùng công nghệ NAND truyền thống. Một cái hay của 3D Xpoint, chính là dữ liệu sẽ được lưu trên chip kể cả khi mất nguồn, không như bộ nhớ RAM truyền thống. Optane Memory chỉ được hỗ trợ trên dòng chip Kaby Lake. Đây thật sự sẽ là một bổ sung vô cùng sáng giá về mặt lưu trữ cũng như tốc độ xử lý nói chung của máy.

---------

Đánh giá hiệu năng

Dưới đây là một số kết quả đánh giá hiệu năng nhanh của các CPU Skylake và Kaby Lake, cụ thể hơn là 2 chiếc CPU Core i5 và Core i7 được mở khóa cấp số nhân (K series) – i7 6700K và i7 7700K; i5 6500K và i5 7600K.

Cấu hình sử dụng để benchmark cụ thể như sau:

  • Mainboard MSI Z270 Gaming M7
  • Ram Corsair Dominator Platinum 16Gb DDR4
  • VGA NVIDIA GeForce GTX 1080 Founders Edition
  • SSD Samsung 960 Pro 512Gb + Samsung 850 Pro 2Tb
  • Case Corsair Carbide Air 740
  • PSU Corsair RM650X

Các kết quả benchmark cụ thể như sau:

So sánh main gigabyte b250 và z270 năm 2024

So sánh main gigabyte b250 và z270 năm 2024

So sánh main gigabyte b250 và z270 năm 2024

So sánh main gigabyte b250 và z270 năm 2024

Các kết quả benchmark đem lại đều đã cho thấy rằng: Quá trình "optimization" lần này của Intel đối với thế hệ Kaby Lake thật sự đã có hiệu quả. Tuy nhiên, bước nhảy vọt về hiệu năng nếu như so sánh với Skylake - cả ở phân khúc Core i5 và Core i7, thực sự là không quá lớn và đáng kể, cả ở về game lẫn hiệu năng ứng dụng thông thường. Điều này thật sự không có gì quá ngạc nhiên hay bất ngờ cả. Có lẽ, việc đạt đến giới hạn lượng tử sẽ đến trong tương lai không xa, nên Intel đã ngay lập tức bắt tay vào việc kéo dài vòng đời các chip xử lý với bước thứ 3 mang tên "Optimization".

---------

Kết luận

Nếu như bạn đang có nhu cầu xây dựng một chiếc PC mới, thì việc lựa chọn các CPU nền tảng Kaby Lake là hoàn toàn hợp lý, với nhiều tối ưu và công nghệ lẫn tính năng mới. Còn với những ai đang sử dụng cấu hình sử dụng nền tảng Skylake sẵn có, thì việc nâng cấp lên Kaby Lake thật sự không cần thiết, vì hiệu năng đem lại không thật sự quá đáng kể - thay vào đó hãy chờ đợi thế hệ CPU tiếp theo, đúng với chu kỳ ba bước "tick-tock-optimization" mà Intel lựa chọn kể từ thời gian này. Những cải thiện mà Kaby Lake đem lại thật sự không đem lại quá nhiều lợi ích đối với những người dùng máy tính bàn sử dụng card đồ họa rời chơi game, thay vào đó Kaby Lake phát huy thế mạnh nhiều hơn về mảng di động, như những gì chúng ta đã vừa tìm hiểu ở trên.