So sánh giữa sinh thường và sinh mổ năm 2024

Sang tuần 39, chị Hạnh vỡ ối được đưa vào BVĐK Tâm Anh Hà Nội. Chị muốn xin sinh mổ chủ động nhưng mẹ chồng ở bên động viên con dâu cố gắng sinh thường. Thuận theo ý bà, chị Hạnh cố gắng chịu cơn đau đẻ và phối hợp cùng bác sĩ Sản khoa. Nhằm giúp chị giảm đau, bác sĩ chỉ định gây tê ngoài màng cứng. Với phương pháp này, sự đau đớn khi chuyển dạ được giảm thiểu, sản phụ vẫn có thể di chuyển và phối hợp rặn đẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sau khoảng 1 tiếng chuyển dạ, chị Hạnh thuận lợi sinh bé. Trải qua quá trình sinh thường, từng khiến chị ám ảnh, chị Hạnh chia sẻ: "Cuộc sinh diễn ra thuận lợi và không quá đáng sợ như tôi tưởng. Thật may vì tôi đã chọn sinh thường".

Theo TTND.PGS.TS.BS.CKII Lưu Thị Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, sinh thường hay sinh mổ sẽ được chỉ định theo từng trường hợp ở mỗi sản phụ khác nhau và không có phương pháp nào tốt hoàn toàn.

Các mẹ có sức khỏe ổn định, thai nhi phát triển bình thường, khuyến khích nên sinh thường. Ưu điểm của sinh thường là mẹ phục hồi sau sinh nhanh, thường sau khoảng 6 giờ là có thể ngồi dậy tự đi lại, chăm bé. Sau khoảng 6 tuần, cơ quan sinh dục của phụ nữ như tử cung, âm đạo đã co hồi lại bình thường, cơ sàn chậu cũng dần hồi phục, vết khâu tầng sinh môn đã lành hẳn. Đối với sinh thường, mẹ sẽ không phải đối mặt với các nguy cơ như: tụ dịch vết mổ, nứt vết mổ, mổ lấy thai lần hai…

Bác sĩ Hồng khuyến cáo các chỉ định mổ lấy thai nên được lựa chọn trên phương diện Y khoa thay vì từ mong muốn cá nhân. Trong trường hợp sản phụ gặp các biến chứng liên quan đến chuyển dạ như: chuyển dạ kéo dài hoặc chuyển dạ ngừng tiến triển, tim thai suy, bất xứng đầu chậu, vỡ tử cung… thì sinh mổ là chỉ định bắt buộc.

Trường hợp chị Lê Thu Vân (32 tuổi, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Vì đã từng sinh thường khi bầu bé thứ nhất, chị Vân luôn nghĩ rằng mình sẽ tiếp tục thực hiện phương pháp này ở lần thứ hai. Tuy nhiên, đến gần ngày dự sinh, thai nhi không có dấu hiệu quay đầu vì dây rốn quá dài. Chị được chỉ định sinh mổ, thuận lợi lấy thai ở tuần 38.

Sản khoa có diễn biến phức tạp, để lựa chọn phương pháp sinh phù hợp cần phụ thuộc vào cả quá trình theo dõi thai kỳ. Để cuộc sinh có thể diễn ra thuận lợi, bác sĩ Hồng khuyên các mẹ nên lựa chọn theo dõi thai kỳ và sinh con tại một cơ sở y tế đa khoa cố định. Bởi, các bác sĩ có thể theo dõi xuyên suốt cả quá trình và đưa ra lời khuyên về phương pháp sinh phù hợp.

*Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi.

So sánh giữa sinh thường và sinh mổ năm 2024

20h, ngày 03/10/2023, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến "Những điều cần biết về an toàn trong sinh thường - sinh mổ". Chương trình cung cấp kiến thức giúp các sản phụ thuận lợi trải qua quá trình "vượt cạn".

Độc giả gửi câu hỏi tại đây.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Thể trạng của mẹ và tình trạng sức khỏe của thai nhi đóng vai trò quyết định mẹ sẽ sinh thường hay sinh mổ.

Sự khác biệt giữa phương pháp sinh thường và sinh mổ

Sinh thường (còn gọi là sinh tự nhiên, sinh ngả âm đạo) là hình thức sinh con qua đường âm đạo và không có sự hỗ trợ bằng dụng cụ giúp sinh. Mẹ chuyển dạ sinh do cổ tử cung giãn ra, mở và ngắn từ từ. Các cơn gò tử cung xuất hiện với tần suất ngày càng nhanh, đều và mạnh, giúp đầu em bé di chuyển dần về phía cửa âm đạo. Sau những cơn rặn của mẹ, bé chính thức chào đời.

ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, để giảm bớt cơn đau trong quá trình chuyển dạ, một số sản phụ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, phổ biến nhất là gây tê ngoài màng cứng. Ở một ca sinh thường, tổng thời gian từ khi bắt đầu chuyển dạ cho tới lúc em bé chào đời kéo dài 12-14 tiếng đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ, ngắn hơn ở các lần sinh tiếp theo.

So sánh giữa sinh thường và sinh mổ năm 2024

So với sinh mổ, sinh thường tiềm ẩn ít rủi ro hơn nên bác sĩ và hầu hết thai phụ sẽ ưu tiên chọn phương pháp này. Ảnh: Shutterstock.

Trong khi đó, sinh mổ là phẫu thuật xâm lấn đưa em bé ra khỏi bụng mẹ. Bác sĩ sẽ rạch một đường khoảng 10 cm ở vùng bụng dưới, vào tử cung của mẹ, đưa em bé và nhau thai ra ngoài. Phần lớn ca sinh mổ được thực hiện khi mẹ còn tỉnh. Mẹ được gây tê tủy sống hoặc tiếp tục sử dụng gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong chuyển dạ nếu chuyển từ sinh tự nhiên sang sinh mổ để làm tê nửa người dưới đến hai chân. Một ca mổ đẻ kéo dài khoảng 45 phút từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, em bé được sinh ra trong 10-15 phút đầu tiên.

Theo bác sĩ Thanh Tâm, trong một số trường hợp, mổ lấy thai có thể được lên kế hoạch trước. Đó là khi mẹ gặp phải một số vấn đề về sinh sản khiến lợi ích của sinh mổ lớn hơn so với sinh thường, chẳng hạn như khung chậu hẹp, tiền sản giật nặng, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhiễm trùng đường âm đạo đang diễn tiến, ngôi mông con to...

Một số trường hợp mổ lấy thai không có kế hoạch trước, mà được chỉ định vì lý do khẩn cấp liên quan đến sức khỏe của mẹ, của bé hoặc của cả hai, chẳng hạn: chuyển dạ kéo dài hoặc chuyển dạ ngừng tiến triển, tim thai suy, bất xứng đầu chậu... Lý do khác có thể là bệnh nhân mong muốn và quyết định chọn sinh mổ.

"Phần lớn cuộc sinh mổ tương đối an toàn, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với sinh thường", bác sĩ Tâm nhận định.

So sánh giữa sinh thường và sinh mổ năm 2024

Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp sinh phù hợp với tình trạng của mẹ và bé. Ảnh: Hà Vũ.

Ưu, nhược điểm của sinh thường và sinh mổ

Sinh thường hay sinh mổ luôn là băn khoăn của các bà mẹ, đặc biệt là khi sinh con đầu lòng. Thai phụ có thể tham khảo một số ưu và nhược điểm của hai phương pháp này để lựa chọn cách thức sinh con phù hợp nhất.

SINH THƯỜNG

SINH MỔ

Mẹ Ưu điểm

- Thời gian hồi phục sau sinh ngắn, khoảng một tiếng.

- Thời gian nằm viện ngắn, 2-3 ngày.

- Nguy cơ nhiễm trùng ít;

- Mẹ được tiếp xúc sớm với trẻ, giúp gắn kết tình cảm mẹ con nhiều hơn.

- Cho bé bú mẹ sớm giúp tăng tiết sữa sớm hơn và tử cung gò tốt.

- Có thể mang thai lần sau sớm hơn.

- Mất máu ít hơn: thông thường 50-200ml.

- Trong trường hợp mổ lấy thai chủ động trước khi chuyển dạ, thai phụ không trải qua giai đoạn chuyển dạ nên không chịu cơn đau chuyển dạ.

- Trong trường hợp mổ lấy thai cấp cứu, hoặc đã vào chuyển dạ nhưng không thành công, mổ sinh giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và thai.

Nhược điểm

- Tổn thương rách âm đạo tầng sinh môn gây đau ở đáy chậu, âm đạo sau sinh.

- Có thể bị són tiểu khi ho, rặn.

- Có thể làm nặng hơn tình trạng trĩ.

- Ảnh hưởng tâm lý sau sinh.

- Mất máu nhiều hơn: thông thường 150-300ml.

- Thời gian hồi phục sau sinh lâu hơn, khoảng 4-12 tiếng.

- Thời gian nằm viện dài 4-5 ngày.

- Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

- Đau vết mổ kéo dài.

- Nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch cao hơn.

- Sữa về chậm hơn so với sinh thường.

- Tăng nguy cơ và biến chứng muộn ở thai kỳ sau: mổ lấy thai lần hai, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, thai bám sẹo mổ cũ, vỡ tử cung...

Con Ưu điểm

- Ít gặp phải các vấn đề về hô hấp.

- Được bú mẹ sớm hơn.

- Được tiếp xúc với hệ vi khuẩn có lợi trong âm đạo của mẹ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ đường ruột của trẻ.

- Bé chào đời một cách an toàn mà không lo bị thương, đặc biệt trong trường hợp thai nhi có kích thước lớn và quá tuần dự sinh.

- Dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra; đặc biệt với những thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm.

Nhược điểm - Trẻ bị chấn thương trong những trường hợp mẹ sinh khó: con to kẹt vai, sinh giúp bằng dụng cụ...

- Dễ gặp vấn đề về hô hấp hoặc khả năng miễn dịch yếu vì không được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi như sinh thường, nguy cơ bị suyễn khi trưởng thành.

- Nguy cơ bé suy hô hấp sau sinh do chậm hấp thu dịch phổi ở bất kỳ tuổi thai nào, tỷ lệ cao hơn ở những bé mổ sinh trước 39 tuần. Lý do là bé được lấy ra trực tiếp từ buồng ối, không trải qua quá trình ép nước ối trong phổi bé như sinh tự nhiên khi bé qua ống sinh của mẹ.

- Có thể chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.

- Nguy cơ chấn thương trong lúc mổ.

- Không được bú mẹ sớm do thời gian cách ly mẹ con sau sinh mổ.

Sinh thường mang lại nhiều lợi ích hơn so với sinh mổ. Do đó, bác sĩ luôn ưu tiên chọn sinh thường cho sản phụ, trừ khi có lý do bắt buộc phải mổ lấy thai, gồm:

- Quá trình chuyển dạ kéo dài: Tình trạng này thường xảy ra nếu cổ tử cung không mở đủ lớn mặc dù các cơn gò tử cung đã diễn ra trong vài tiếng.

- Rối loạn cơn gò trong chuyển dạ: Gò cường tính gây thai suy hoặc nguy cơ vỡ tử cung nếu không chuyển sang sinh mổ, gò yếu không đáp ứng với thuốc tăng cơn gò dẫn tới chuyển dạ kéo dài, ngừng tiến triển.

- Thai phụ trên 35 tuổi.

- Thai phụ từng trải qua cuộc phẫu thuật tử cung trước đây, chẳng hạn như mổ lấy thai trong các lần sinh trước, phẫu thuật lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng...

- Thai phụ có tiền sử mắc các bệnh lý như đái tháo đường, tiền sản giật hoặc các vấn đề về đông máu. Sinh mổ cũng được khuyến nghị nếu thai phụ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes, lậu, mồng gà sinh dục tại thời điểm chuyển dạ.

- Thai phụ mang đa thai với ngôi thai và buồng ối không thuận lợi sinh tự nhiên.

- Thai phụ gặp phải một số biến chứng trong thai kỳ như thai nhi chậm phát triển không chịu đựng được chuyển dạ, hoặc thai to gây bất tương xứng thai nhi khung chậu để sinh tự nhiên, rau tiền đạo, rau cài răng lược...

- Thai nhi có vị trí bất thường như ngôi mông, ngôi ngang.

- Sa dây rốn: Một vòng dây rốn sa xuống qua cổ tử cung và lọt vào trong ống sinh, dẫn đến lượng máu và oxy truyền đến thai nhi không đủ.

Theo bác sĩ Tâm, trên thực tế, không có phương pháp sinh nào là an toàn tuyệt đối. Vì thế, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích, nguy cơ sinh thường và sinh mổ để đưa ra chỉ định đúng, kịp thời. Đồng thời, thai phụ và người thân cũng nên tìm hiểu kỹ về phương pháp sinh thông qua các lớp tiền sản, truyền thông giáo dục sức khỏe, để phối hợp tốt với bác sĩ đảm bảo quá trình sinh diễn ra thuận lợi và an toàn.