So sánh con nhà người ta năm 2024

Không khó để nhận thấy, ngày nay có rất nhiều bố mẹ rất thích so sánh con mình với con nhà người ta. Khi so sánh như vậy, mặc dù mang ý tốt là bố mẹ muốn con mình phấn đấu hơn nhưng cũng vô tình tổn thương tâm lý trẻ.

So sánh con nhà người ta năm 2024

Ảnh minh hoạ.

Em Tuấn Anh, 14 tuổi, ở Hà Nội kể, ngay từ nhỏ, em luôn bị bố mẹ mang ra so sánh với "con nhà người ta". Em rất buồn khi luôn bị cha mẹ cho rằng không bằng "con người ta" như học giỏi hơn, thông minh hơn, lễ phép hơn, chăm chỉ hơn... mà hoàn toàn chưa một lần biết mặt mũi "con nhà người ta" như thế nào. Lớn lên chút, mỗi lần họp phụ huynh về, em luôn bị ám ảnh vì trong bữa cơm chắc chắn bố mẹ luôn so sánh con với những bạn học nhất nhì lớp.

Mỗi lần nghe câu nói này, Tuấn Anh cảm giác như những đứa trẻ khác có thể làm bất cứ điều gì, còn mình thì không. Dù em có cố gắng làm tốt như thế nào đi chăng nữa cũng chẳng bao giờ nhận được sự khẳng định hay khen ngợi của bố mẹ.

Đối với bố mẹ em, họ mong muốn và hy vọng con trai mình cũng có thể trở nên xuất sắc. Tuy nhiên, em cảm thấy rất chán ghét với việc so sánh của bố mẹ mình. Cứ mỗi lần nói về vấn đề này, em và bố mẹ luôn bất hoà với nhau.

Có những em nhỏ còn tội hơn. Bố mẹ cứ đem so sánh con với những đứa trẻ khác ngay từ khi vừa lọt lòng. Khi mới sinh, họ hàng ai cũng vào thi nhau hỏi: "Con nặng bao nhiêu kg? Con giống ai? Sao nó xấu vậy… mà ít ai quan tâm hỏi: "Mẹ có mệt không", "Mẹ tròn con vuông chứ?"...

Rồi những đứa nhỏ có lỗi gì mà lại đem chúng so sánh với nhau? Con bà A sinh con tận 3,6kg trong khi con cháu mình có 2,8kg. Cân nặng lúc sinh chỉ là một yếu tố để làm cột mốc để theo dõi phát triển sau này chứ không phải là yếu tố nói lên đứa bé đó tốt/xấu hay thậm chí phán xét người mẹ ấy tốt/xấu thế nào.

Bố mẹ cần nhận ra rằng, trong vấn đề học hành, chỉ cần một đứa trẻ chịu học, kể cả khi chúng làm bài thi không tốt, bố mẹ vẫn nên động viên con. Sự động viên, khích lệ, tin tưởng vào con cái sẽ giúp trẻ dần dần có động lực học và tiến bộ hơn.

Ngược lại, nếu con cái bị điểm kém nhưng bố mẹ không quan tâm đến nguyên nhân cụ thể, thường so sánh với “con nhà người ta”, trẻ sẽ nghĩ rằng dù có cố gắng thêm nữa cũng không bằng người khác, tốt hơn là không học.

Khi con cái gặp khó khăn, điểm số không tốt hay có vấn đề nào đó, điều trước tiên bố mẹ cần làm là kiên nhẫn giao tiếp với con mình. Những lời nói dịu dàng lúc nào cũng mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với việc la mắng hay so sánh với người khác. Nếu có sự so sánh, đó nên là so sánh với bản thân của con cái, liệu rằng chúng đã làm tốt hơn so với trước đây hay chưa.

Quá trình dạy dỗ con cái không hề đơn giản, nếu giáo dục bằng những ngôn từ tiêu cực, lòng tự trọng của một đứa trẻ sẽ bị tổn thương, khiến cho trẻ ngày càng không muốn nói chuyện với bố mẹ. Con sẽ dần thu mình, ít nói và cha mẹ sẽ không hiểu được con mình muốn gì, khoảng cách ngày thêm xa.

Khi lòng nhiệt thành của trẻ trong vấn đề nào đó, ví như việc học bị suy giảm, chúng sẽ dần mất hứng thú và động lực học, lúc đó không những điểm số tụt dốc mà tâm lý của trẻ cũng xuất hiện vấn đề.

Nếu muốn con cái tự giác học hành, sống tích cực, bố mẹ cần tin tưởng vào con mình. Thay vì so sánh con mình với "con nhà người ta", hãy so sánh với chính bản thân của đứa trẻ sẽ tốt hơn.

Nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa có thói quen dành những lời khen ngợi cho con cái, thay vào đó, họ lại thường xuyên dùng những "phép so sánh", mắng mỏ, phê bình con của mình. Trong mọi vấn đề, từ điểm số cho tới những việc vặt trong gia đình, họ đều có thể chỉ trích con cái với hi vọng chúng nhìn vào tấm gương gương mẫu trước mặt để cố gắng và tốt lên. Tuy nhiên, đây không phải suy nghĩ của mọi đứa trẻ.

Vì sao nhiều bố mẹ vẫn thích dùng khái niệm "con nhà người ta"?

Thứ nhất, bố mẹ đơn giản muốn tạo động lực để con cái cố gắng. Bất kì bậc phụ huynh nào cũng hi vọng con cái trở thành người có ích, người thành công, người phi thường, vì thế, ngay từ bây giờ họ khao khát con mình phải trở nên "hơn người". Vì vậy, họ đưa ra những ví dụ "con nhà người ta" liên tục với hi vọng con có thể nhìn vào hình mẫu ấy để cố gắng noi theo. Với bố mẹ là như vậy còn với những đứa trẻ, đó chẳng khác nào những áp lực vô hình khiến chúng cảm thấy mình luôn yếu kém, thậm chí chán ghét bố mẹ.

Thứ hai, nhiều bố mẹ có tâm lí tự ti so với những phụ huynh khác. Một lí do khác để giải thích cho tình trạng này là do chính các bậc phụ huynh cũng không cảm thấy tự tin về bản thân mình nên cố gắng "ép" con theo giấc mơ của những người khác. Có thể thấy, họ là những người có lòng tự trọng thấp, không hài lòng cuộc sống hiện tại.

So sánh con nhà người ta năm 2024

Hậu quả của việc thường xuyên so sánh con trẻ

- Trở nên tự ti: Liên tục bị chỉ trích, bị cho rằng thua kém những người khác, con trẻ sẽ dần tự cho rằng mình thật sự kém cỏi. Với tính cách này, khi chúng muốn làm việc mình thích bên ngoài những gì bố mẹ mong muốn, chúng chỉ nhận được sự chối từ từ bố mẹ và câu trả lời "con không thể". Nếu cứ giữ thói quen này, con trẻ sẽ trở nên lười biếng, không muốn ganh đua, thậm chí xấu hổ, không muốn ra khỏi nhà vì sợ bị đánh giá và có thể mắc các bệnh về tâm lí.

- Không có cảm giác an toàn: Dù là một đứa trẻ nhưng chúng vẫn luôn cần sự công nhận của bố mẹ rằng chúng là một đứa trẻ ngoan và có ích. Nếu bố mẹ phớt lờ sự cố gắng của trẻ thì chúng sẽ dần thu mình, nghi ngờ năng lực bản thân. Điều này ảnh hưởng tới các kỹ năng xã hội của trẻ. Ngay cả người lớn cũng không thể hoàn hảo, vậy nên con trẻ cần nhận được sự bao dung và tình yêu thương vô bờ bến của các bậc phụ huynh.