So sánh các phong cách đàm phán trong kinh doanh năm 2024

0% found this document useful (0 votes)

70 views

28 pages

Original Title

  1. Dam phan kinh doanh. Chuong 4. Ky nang dam phan KD (1)

Copyright

© © All Rights Reserved

Share this document

Did you find this document useful?

0% found this document useful (0 votes)

70 views28 pages

E. Dam Phan Kinh Doanh. Chuong 4. Ky Nang Dam Phan KD

Jump to Page

You are on page 1of 28

So sánh các phong cách đàm phán trong kinh doanh năm 2024

?. Lỹ tduẫt ğèk pdïn eiï2. Lỹ tduẫt triển ldoi căn bản3.Lỹ tduẫt cdởne cdƯi xẠu trgne ğèk pdïn\=. Lỹ tduẫt lặt tdúc ğèk pdïn0. Lỹ tduẫt eiog tiặp cƯ bản trgne ğèk pdïn

CdƸƯne =. Lỹ năne ğèk pdïn

So sánh các phong cách đàm phán trong kinh doanh năm 2024

?. LỴ ]DPẦ] ĘÈK XDÏN EIÏ

]ắi sog fắi pdải ğèk pdïn eiï Cïc eioi ğgắn tënd eiïXdân tëcd ğộ ndắy cảk cụo ğởi pdƸƯne Ęo mắne dóo pdƸƯne pdïp ğèk pdïn eiïLỹ tduẫt tduyặt pdỠc trgne ğèk pdïn eiïLỹ tduẫt ğỏ nedỌ trịn eóiLỹ tduẫt sở fẼLỹ tduẫt ğởi pdó vỜi sỿ ldïne eiï cụo ğởi pdƸƯne

So sánh các phong cách đàm phán trong kinh doanh năm 2024

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

So sánh các phong cách đàm phán trong kinh doanh năm 2024

Các hình thức đàm phán Dựa vào thái độ, phương pháp và mục đích của người đàm phán, có thể chia thành 3 kiểu đàm phán:

  • Đàm phán kiểu mềm
  • Đàm phán kiểu cứng
  • Đàm phán kiểu nguyên tắc 1. Đàm phán kiểu mềm (đàm phán hữu nghị) Kiểu đàm phán mềm thường được sử dụng trong gia đình, trong mối quan hệ bạn bè thân thiết hoặc khi người đàm phán cần nhượng bộ để giữ gìn mối quan hệ. Người đàm phán lựa chọn kiểu đàm phán này, khi họ muốn:
  • Chú trọng đến việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên,
  • Tin cậy đối tác, chịu nhượng bộ để giữ gìn mối quan hệ thân thiện
  • Đề xuất những giải pháp tạo điều kiện cho đối tác theo phương châm “lọt sàng thì xuống nia”.
  • Nhấn mạnh mối quan hệ chứ không đặt nặng về lợi ích kinh tế. Nếu hai bên đều lựa chọn kiểu đàm phán này thì khả năng thành công của cuộc đàm phán là rất lớn, tốc độ đàm phán nhanh, quan hệ giữa hai bên tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu gặp đối tác không có tinh thần hợp tác thì việc áp dụng kiểu đàm phán này sẽ dễ gây thua thiệt cho nhà đàm phán. Ví dụ: Chung và cuộc đàm phán với người nhân viên xuất sắc Chung hiểu rằng công ty của anh đang phát triển thuận lợi là nhờ vào những nhân viên cốt cán của công ty. Một trong những người đó là Đức, cánh tay đắc lực của anh. Gần đây, Chung nghe được thông tin có một công ty khác đang săn đón Đức với mức lương hấp dẫn. Nếu Đức chuyển đi, công ty sẽ phải tuyển người thay thế. Điều này chắc chắn sẽ gây thiệt hại vì ngoài việc phải chi phí một khoản lớn để tuyển chọn người mới, công ty còn mất đi một nhân viên đầy triển vọng. Chung đang nghĩ đến một cuộc thương lượng với Đức để đưa ra những thoả thuận thuyết phục Đức ở lại tiếp tục đóng góp cho công ty. => Trong tình huống trên, nếu giám đốc Chung muốn thuyết phục Đức, người nhân viên cốt cán của mình tiếp tục ở lại đóng góp cho sự phát triển của công ty, anh ta sẽ

sử dụng kiểu đàm phán mềm với Đức. Một mức lương hấp dẫn, một vị trí cao hơn trong công ty hoặc một chính sách ưu ái đặc biệt nào đó có thể được đưa ra để thuyết phục Đức ở lại. Như đã nói ở trên, khi sử dụng kiểu đàm phán mềm, người đàm phán sẽ chịu nhượng bộ để giữ gìn quan hệ. Trong trường hợp này, Đức sẽ là người được thụ hưởng những ưu ái từ cấp trên của mình do tài năng và sự đóng góp của anh được ghi nhận.

2. Đàm phán kiểu cứng (đàm phán lập trường) Đàm phán kiểu lập trường thực sự là một cuộc tranh đấu về ý chí để đạt được thỏa thuận có lợi chỉ cho một phía. Với kiểu đàm phán này, người đàm phán chủ trương áp đảo, đè bẹp đối phương. Kiểu đàm phán này thường dẫn đến kết quả thắng – thua (win – lose). Khi lựa chọn kiểu đàm phán này, người đàm phán thường:

  • Dồn sức vào việc bảo vệ lập trường của mình;
  • Tỏ thái độ kiên quyết, cứng rắn;
  • Liên tục gây sức ép buộc đối phương lùi bước. Cách thức đàm phán này giúp nhà đàm phán có thể áp đảo đối phương để đạt được các thỏa thuận hoàn toàn có lợi cho mình. Tuy nhiên, kiểu đàm phán này dễ gây cho đối phương cảm xúc bất bình, tức giận vì bị thua thiệt. Cuộc đàm phán sẽ rơi vào tình trạng giằng co, kéo dài, làm quan hệ đôi bên căng thẳng, có thể dẫn đến mối quan hệ bị cắt đứt. Ví dụ: Thành sang Trung Quốc để yêu cầu công ty của Fang bồi thường một khoản tiền về lô hàng xe đạp không đúng theo đơn hàng mà công ty của Thành đã đặt trước. Tuy biết có nhiều nhà cung cấp khác sẵn sàng cung cấp sản phẩm xe đạp cho công ty mình nhưng Thành không muốn xáo trộn tuyến cung cấp ổn định được thiết lập từ 3 năm nay với công ty của Fang. Trong khi đàm phán, Fang cho biết, công ty của cô không có khả năng bồi thường bằng tiền mặt cho công ty của Thành, cô chỉ có thể đổi lại những chiếc xe không đúng theo yêu cầu của đơn đặt hàng mà thôi. Thành cho rằng nếu, Fang không bồi thường bằng tiền mặt thì công ty của anh không phục hồi được uy tín trước những khách hàng đã mua phải xe đạp bị lỗi. Khi nghe Fang giải trình về tình trạng bế tắc của công ty, Thành đã không giấu được vẻ mặt thất vọng. Sau đó anh bực bội rời khỏi phòng đàm phán và

lập trường đó. Nếu bạn cứ bám vào lập trường thì bạn sẽ không nhìn thấy lợi ích thực sự của bạn. - Trong thương lượng bạn cần đưa ra các phương án khác nhau để lựa chọn thay thế: Khi thương lượng thường bạn dễ bị sức ép tâm lý làm cho bạn căn thẳng mà mất sáng suốt, vì thế việc đưa ra phương án tối ưu sẽ trở nên hết sức khó khăn. Bạn có thể thoát khỏi trạng thái căng thẳng bằng cách dành một khoảng thời gian tìm tòi những giải pháp có thể thỏa mãn những lợi ích chung, hòa hợp một cách sáng tạo các lợi ích khác biệt. - Kết quả của sự hỏa thuận trong thương lượng kiểu nguyên tắc cần dựa trên những tiêu chuẩn khách quan nào đó Nếu trong một cuộc thương lượng không cân sức, đối phương có thể bắt ép bạn phải thực hiện những thỏa thuận có lợi cho họ. Tuy nhiên bạn có thể chống trả lại sức ép của họ bằng cách đòi hỏi người ta đưa ra những tiêu chuẩn khách quan. Bởi vì bất cứ thỏa thuận nào cũng phải phản ánh một tiêu chuẩn công bằng nào đó độc lập với ý muốn chủ quan của cả hai bên. Ví dụ như hai người chia nhau 1 cái bánh, tiêu chuẩn khách quan là “đứa này cắt thì đứa kia chọn". Bằng cách thương lượng về các tiêu chuẩn khách quan hơn là về điều mà các bên muốn hay không muốn, sẽ không có bên nào chịu thua thiệt. Mỗi đặc điểm trên giải quyết một thành phần cơ bản của cách thương lượng và trả lời bạn nên làm gì đối với nó. Như vậy khác với đàm phán kiểu mềm, đàm phán kiểu nguyên tắc yêu cầu đôi bên phải tôn trọng nhu cầu cơ bản của nhau, tìm điểm dung hòa về lợi ích hai bên. Khác với đàm phán kiểu cứng đàm phán nguyên tắc nhấn mạnh tới lợi ích hai bên, nhưng không phải đưa ra lập trường cứng nhắc, mà có các phương án thay thế nếu gặp phải thế gang. Kiểu đàm phán này chú ý đến việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đối tác nhưng vẫn chú trọng đến lợi ích của bản thân và có tính đến lợi ích của đối tác. Nhà đàm phán phải xây dựng được các phương án mang tính thay thế vừa phù hợp với lợi ích của mình, vừa phù hợp với lợi ích của bên đối tác khiến hai bên từ đối kháng đi đến điều hòa. Ví dụ: Lan là một trong những nhân viên giỏi nhất trong phòng Kỹ thuật. Cô đến gặp người trưởng phòng tên là Phong để xin nghỉ phép không lương 6 tháng. Trước đây, Lan đã từng bày tỏ nguyện vọng về kỳ nghỉ phép kéo dài nhưng bây giờ cô mới đặt vấn đề với

người trưởng phòng một cách chính thức. Thực ra, Phong đã nghe loáng thoáng về ý định của Lan từ lâu nhưng anh không để ý vì mọi công việc của phòng Kỹ thuật đang diễn ra một cách trôi chảy. Phong không muốn nghĩ đến việc phòng anh sẽ làm việc trong một thời gian dài mà không có Lan. Anh tự nhủ “rồi cô ấy sẽ thay đổi ý định và quên nó thôi”. Nhưng trái với suy nghĩ của Phong, Lan đã chuẩn bị cho kỳ nghỉ phép của mình một cách chu đáo. Cô đã hỏi phòng Nhân sự về các chính sách nghỉ phép và về các vấn đề nhân sự. Cô đã xác định ngày bắt đầu và ngày kết thúc của kỳ nghỉ của mình. Cô đã dự báo những vấn đề mà cấp trên của cô sẽ nêu ra, ví dụ như: Ai sẽ thực hiện các công việc khó khăn của phòng? Khi nào cô sẽ quay trở lại? Ai sẽ thế chỗ cô trong các hoạt động nhóm?... Lan đã chuẩn bị phương án trả lời cho từng câu hỏi này. Khi cuộc gặp giữa Lan và Phong diễn ra, trái với vẻ tự tin của Lan, Phong lại rất lúng túng. Anh không thích kỳ nghỉ phép kéo dài của Lan, không muốn cho Lan nghỉ phép. Nhưng bất cứ câu hỏi, câu chất vấn nào anh đưa ra, Lan cũng đáp lại bằng những câu trả lời và giải thích hợp tình, hợp lý. Phong muốn đề xuất một giải pháp thay thế kỳ nghỉ dài của Lan nhưng chưa nghĩ ra cách nào. Cuối cùng, Lan được nghỉ phép với các điều kiện của cô. => Trong ví dụ trên , sở dĩ Lan đã thành công trong cuộc đàm phán với người trưởng phòng của mình bởi vì cô đã vận dụng rất tốt kiểu đàm phán nguyên tắc. Một mặt, Lan nắm rất rõ những quy định của công ty về việc nghỉ phép của nhân viên. Mặt khác, cô chuẩn bị rất kỹ các phương án thay thế khi cô vắng mặt. Với thái độ ôn hoà nhưng kiên quyết vì đã hiểu rõ những nguyên tắc làm việc của công ty, Lan đã thuyết phục được trưởng phòng về kỳ nghỉ phép của mình một cách hợp tình, hợp lý.

Tổng hợp và so sánh 3 hình thức đàm phán Đàm phán kiểu mềm Đàm phán kiểu cứng Đàm phán kiểu nguyên tắc Đối tác Coi đối tác như bạn bè Coi đối tác như địch thủ

Coi đối tác như những cộng sự Mục tiêu Đạt thỏa thuận, giữ mối Giành được thắng lợi Giải quyết vấn đề