So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện

So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện

Vấn đề so sánh bán kính nguyên tử của các nguyên tử và ion là một trong những vấn đề mà nhiều em học sinh hay có sự nhầm lẫn và mắc phải sai xót. Việc so sánh bán kính của các nguyên tử và các ion trong chương trình học trên lớp, các em học sinh chỉ được nói qua trong chương trình ban cơ bản (nhắc sơ lược qua Bài 09: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn và được nói kĩ hơn trong chương trình ban nâng cao: Bài 11: Sự biến đổi một số đại lượng vật lí của các nguyên tố hóa học). Nhưng chúng chưa có sự phân tích sâu và chi tiết. Với mong muốn giúp đỡ các em học sinh, giúp các em hiểu rõ hơn về chuyên đề này, tôi gửi tới các bạn bài viết này. Tôi mong rằng với nguồn tư liệu này sẽ giúp hữu ích cho các em cũng như các bạn đồng nghiệp trong quá trình tìm hiểu về chuyên đề này

So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện

So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện
So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện

So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

  • So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện
  • So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện
  • So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện
  • So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện
Remind me later

- Độ âm điện: đặc trưng cho khả năng hút e của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.

+ Trong cùng 1 chu kì : độ âm điện tăng dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân

+  Trong cùng 1 nhóm : độ âm điện giảm dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân

+ Cần nhớ thứ tự độ âm điện 4 nguyên tử có độ âm điện lớn nhất: F > O > Cl > N

+ Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần.

Giải thích: Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân => độ âm điện tăng => lực hút giữa hạt nhân với e ngoài cùng tăng => bán kính nguyên tử giảm.

- Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần.

So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện

Giải thích: Trong cùng 1 nhóm. theo chiều tăng điện tích hạt nhân => số lớp e tăng => bán kính nguyên tử tăng.

Ví dụ: Trong một chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng dần thì

A. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần. 

B. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.

C. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.

D. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.

Lời giải:

Trong một chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng dần thì bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.

=> Đáp án: D

KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Cấu tạo bảng tuần hoàn

a) Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: 3 nguyên tắc

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng (Chu kì).

- Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành 1 cột (Nhóm).

b) Ô nguyên tố

- Mỗi nguyên tố được xếp vào 1 ô gọi là ô nguyên tố.

c) Chu kì

- Mỗi hàng là 1 chu kì.

- Bảng gồm 7 chu kì:

+ Có 3 chu kì nhỏ: 1, 2, 3.

+ Có 4 chu kì lớn: 4, 5, 6, 7.

- Nguyên tử các nguyên tố thuộc 1 chu kì có số lớp electron như nhau.

- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

d) Nhóm

- Nhóm A: Gồm chu kì nhỏ và chu kì lớn, từ IA $\rightarrow$ VIIIA.

+ Nguyên tố $s$ thuộc nhóm IA, IIA.

+ Nguyên tố $p$ thuộc nhóm IIIA $\rightarrow$ VIIIA.

- Nhóm B: từ IIIB $\rightarrow$ VIIIB và IB, IIB.

+ Nhóm B chỉ gồm các nguyên tố ở chu kì lớn.

+ Nguyên tố thuộc nhóm B là các nguyên tố $d$ và $f$.

2. Sự biến đổi tuần hoàn

a) Cấu hình electron của nguyên tử:

- Số electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở mỗi chu kì tăng từ $1 \rightarrow 8$ thuộc các nhóm từ IA $\rightarrow$ VIIIA. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn.

b) Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử và giá trị độ âm điện của các nguyên tố được tóm tắt trong bảng sau:

So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện

 Bán kính nguyên tửKim loạiPhi kimĐộ âm điện
Chu kì (trái $\rightarrow$  phải)GiảmGiảmTăngTăng
Nhóm (trên $\rightarrow$ xuống)TăngTăngGiảmGiảm


- Trong cùng chu kì (trái $\rightarrow$ phải):

+ Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.

+ Tính axit của oxit và hiđroxit tăng, tính bazơ giảm.

+ Bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.

- Trong cùng nhóm A (trên $\rightarrow$ xuống):

+ Tính phi kim giảm, tính kim loại tăng.

+ Tính axit của oxit và hiđroxit giảm, tính bazơ tăng.

+ Bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.

3. Định luật tuần hoàn

- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.


Page 2

Bài 11. Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 bài viết So sánh bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim của nguyên tử các nguyên tố; tính axit, tính bazơ của các oxit và hiđroxit, nhằm giúp các em học tốt chương trình Hóa học 10.

So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện

So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện

So sánh bán kính nguyên tử độ âm điện

Nội dung bài viết So sánh bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim của nguyên tử các nguyên tố; tính axit, tính bazơ của các oxit và hiđroxit: 1) Bán kính nguyên tử Trong một chu kì, tuy nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron, nhưng khi điện tích hạt nhân tăng thì lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng theo làm cho bán kính nguyên tử nói chung giảm dần. Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, mặc dù điện tích hạt nhân tăng nhanh nhưng số lớp electron tăng dần làm bán kính nguyên tử tăng theo. 2) Năng lượng ion hóa Năng lượng ion hóa thứ nhất (I) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, lực liên kết giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng tăng, làm cho năng lượng ion hóa nói chung cũng tăng theo. Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, khoảng cách giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng tăng làm cho lực liên kết giữa electron lớp ngoài cùng với hạt nhân giảm, do đó năng lượng ion hóa nói chung giảm. 3) Độ âm điện Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Độ âm điện của nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh. Ngược lại, độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ thì tính kim loại của nguyên tố đó càng mạnh. F có độ âm điện lớn nhất (3,98) nên là nguyên tố phi kim mạnh nhất, Cs có độ âm điện nhỏ nhất (0,79) nên là nguyên tố kim loại mạnh nhất. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố thường tăng dần. Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố thường giảm dần. 4) Tính kim loại, tính phi kim Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ nhường electron thì tính kim loại của nó càng mạnh. Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ nhận electron thì tính phi kim của nó càng mạnh. Trong 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại của các nguyên tố giảm dần đồng thời tính phi kim của chúng tăng dần. Giải thích: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện tăng dần đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần làm cho khả năng nhường electron giảm nên tính kim loại giảm nhưng khả năng nhận electron tăng nên tính phi kim tăng. 2 Trong 1 nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại của nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần. Giải thích : Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh làm cho khả năng nhường electron tăng nên tính kim loại tăng nhưng khả năng nhận electron giảm nên tính phi kim giảm. 5) Tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit + Trong 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính bazơ của các oxit và hiđroxit giảm dần còn tính axit tăng dần, + Trong 1 nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng dần còn tính axit giảm dần.

Bài 1: Cho các nguyên tố Na, Mg, Al có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13. a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. b) So sánh tính chất hóa học của Na, Mg, Al. Bài 2: Cho các nguyên tố. Hãy so sánh tính chất hóa học của chúng. Bài 3: Dựa vào qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy so sánh tính chất hóa học của Mg (Z = 12) với Be (Z = 4) và Ca (Z = 20).