Rượu và nước có phải là dung dịch không

Thí nghiệm 1: Hòa tan muối ăn trong nước (hình 1).

Rượu và nước có phải là dung dịch không

Hình 1

Hiện tượng: Muối ăn tan hết trong nước tạo thành nước muối, không còn phân biệt được đâu là nước, đâu là muối ăn.

Ta nói: Muối ăn là chất tan, nước là dung môi của muối ăn, nước muối là dung dịch.

Thí nghiệm 2: Cho một thìa dầu ăn vào cốc đựng xăng và vào cốc đựng nước, khuấy đều.

Hiện tượng: Với cốc đựng xăng, dầu ăn bị hòa tan tạo thành dung dịch. Còn nước thì không hòa tan được dầu ăn.

Ta nói: Xăng là dung môi của dầu ăn còn nước không phải là dung môi của dầu ăn.

Kết luận

  • Dung môi là chất có thể hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
  • Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
  • Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

@[email protected]@[email protected]

Thí nghiệm: Cho dần dần và liên tục đường vào cốc nước, khuấy nhẹ (hình 3).

Rượu và nước có phải là dung dịch không

Hình 3

Hiện tượng

  • Khi mới thêm đường vào cốc, lượng đường thêm vào bao nhiêu thì bị hòa tan hết bấy nhiêu. Ta nói lúc này dung dịch chưa bão hòa.
  • Sau một thời gian, đường thêm vào cốc nhưng dung dịch đường không thể hòa tan thêm nữa. Ta nói dung dịch lúc này đã bão hòa.

Kết luận

Ở một nhiệt độ nhất định:

  • Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
  • Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HÒA TAN CHẤT RẮN TRONG NƯỚC XẢY RA NHANH HƠN?

Muốn quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn ta phải làm tăng sự tiếp xúc của chất rắn với các phân tử nước bằng các cách sau:

Sự khuấy làm cho chất rắn bị hòa tan nhanh hơn, vì nó luôn tạo ra sự tiếp xúc mới giữa các chất rắn và phân tử nước.

Đun nóng dung dịch làm cho chất rắn bị hòa tan nhanh hơn. Vì ở nhiệt độ càng cao các phân tử nước càng di chuyển nhanh, tăng số lần va chạm của phân tử nước và chất rắn.

Rượu và nước có phải là dung dịch không

Hình 4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan trong nước của một số muối.

Tuy nhiên có một số ít chất rắn thì ngược lại, độ tan trong nước lại giảm đi khi nhiệt độ của nước tăng lên. 
Ví dụ: Natri sunfat (Na2SO4), liti cacbonat (Li2CO3).

Đối với những chất lỏng có nhiệt độ sôi thấp hơn nước (dưới 100oC), thì sự đun nóng sẽ làm giảm sự hòa tan.
Ví dụ: Rượu etylic tan vô hạn trong nước ở nhiệt độ phòng, còn khi nhiệt độ của dung dịch vượt quá 78cC thì rượu etylic lại không tan trong nước nữa.

Đối với chất khí, nhiệt độ của dung dịch càng cao thì quá trình hòa tan trong nước của chất khí càng giảm.

Khi nghiền nhỏ chất rắn, diện tích tiếp xúc của chất rắn với các phân tử nước tăng lên dẫn đến chất rắn bị hòa tan nhanh hơn.

IV. TỔNG KẾT

1. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi vào chất tan.

2. Ở nhiệt độ xác định:

  • Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
  • Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

3. Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, ta thực hiện 1,2 hoặc cả 3 biện pháp sau:

  • Khuấy dung dịch.
  • Đun nóng dung dịch.
  • Nghiền nhỏ chất rắn.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!

Đơn chất cacbon (carbon) là một chất rắn màu đen, các đơn chất hiđro (hydrogen) và oxi (oxygen) là những chất khí không màu, rượu nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi. Như vậy, rượu nguyên chất phải là

A. 1 hỗn hợp. B. 1 đơn chất. C. 1 phi kim. D. 1 hợp chất.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

  • Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 8
  • Đề Kiểm Tra Hóa Lớp 8
  • Sách giáo khoa hóa học lớp 8
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 8
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 8

Giải Bài Tập Hóa Học 8 – Bài 40: Dung dịch giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1: Thế nào là dung dịch dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? Hãy dẫn ra những thí dụ để minh họa.

Lời giải:

a) Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

b) Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

Thí dụ: Cho dần dần và liên tục muối ăn vào cốc nước, khuấy đều, nhẹ.

Nhận xét: Ở giai đoạn đầu ta được dung dịch muối ăn, vẫn có thể hòa tan thêm muối ăn.

Ở giai đoạn sau ta được dung dịch muối ăn không thể hòa tan thêm muối ăn. Ta có dung dịch muối ăn bão hòa (lọc qua giấy lọc, có những tinh thể không tan).

Bài 2: Em hãy mô tả những thí nghiệm để chứng minh rằng muốn hòa tan nhanh một chất rắn trong nước ta có thể chọn những biện pháp nghiền nhỏ chất rắn, đun nóng, khuấy dung dịch.

Lời giải:

– Cho cùng một lượng muối mỏ(tinh thể rất nhỏ) và muối hột hòa tan vào 2 cốc có cùng một thể tích nước và khuấy đều như nhau, ta nhận thấy muối mỏ tan nhanh hơn muối bột.

– Cho một khối lượng đường như nhau vào 2 cốc thủy tinh có cùng thể tích nước. Một cốc để nhiệt độ phòng, một cốc đun nóng. Ta thấy cốc đun nóng đường tan nhanh hơn cốc không đun nóng.

Bài 3: Em hãy mô tả cách tiến hành những thí nghiệm sau:

a) Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa (ở nhiệt độ phòng).

b) Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng).

Lời giải:

a) Thêm nước (ở nhiệt độ phòng) vào dung dịch NaCl bão hòa được dung dịch chưa bão hòa.

b) Thêm NaCl vào dung dịch chưa bão hòa, khuấy tới khi dung dịch không hòa tan thêm được NaCl. Lọc qua giấy lọc, nước lọc là dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng.

Bài 4: Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC) 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường 3,59 gam muối ăn.

a) Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.

b) Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5gam muối ăn vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm).

Lời giải:

a)Hòa tan 15g đường (khối lượng đường nhỏ hơn 20g) trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch đường chưa bão hòa.

Hòa tan 2g muối ăn (khối lượng muối ăn nhỏ hơn 3,59g) trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thì nghiệm được dung dịch muối ăn NaCl chưa bão hòa.

b)Khuấy 25g đường vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch đường bão hòa còn lại 25 – 20 = 5g đường không tan dưới đáy cốc ( do 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20g đường)

Nếu khuấy 3,5g NaCl vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm thì toàn bộ lượng muối sẽ tan hết, được dung dịch NaCl chưa bão hòa.(do 10g nước hòa tan được 3,59 g muối ăn).

Bài 5: Trộn 1ml rượu etylic (cồn) với 10ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng:

A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.

B. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.

C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.

D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Lời giải:

Rượu etylic tan vô hạn trong nước hoặc có thể nói nước tan vô hạn trong rượu etylic.Theo đề bài cho V rượu etylic (1ml) ít hơn V nước (10ml) nên câu a diễn đạt đúng.

Bài 6: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Dung dịch là hỗn hợp:

A. Của chất rắn trong chất lỏng.

B. Của chất khí trong chất lỏng.

C. Đồng nhất của chất rắn và dung môi.

D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.

E. Đồng nhất của các chất rắn lỏng và khí trong dung môi.

Lời giải:

Câu trả lời đúng nhất: D.

Dung dịch – Bài 5 trang 138 sgk hóa học 8. Trộn 1 ml rượu etylic

5. Trộn 1 ml rượu etylic (cồn) với 10 ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng:

A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.

B. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.

C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.

Quảng cáo

D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Rượu và nước có phải là dung dịch không

Vì rượu etylic tan vô hạn trong nước, hay nước tan vô hạn trong rượu etylic. Ta có thể tích rượu etylic (1 ml) ít hơn thể tích nước (10 ml) nên câu a đúng.