Răng voi như thế nào

Con người khi còn trẻ sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa, cho tới lúc trưởng thành những chiếc răng mọc vĩnh viễn mọc hoàn thiện sẽ sở hữu 28 – 32 chiếc. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn, hỗ trợ phát âm và đảm bảo tính thẩm mỹ. Vậy răng là gì, có những loại nào, cấu tạo và chức năng cụ thể ra sao chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Răng là gì?

Răng được biết đến là một phần phụ cứng nằm trong khoang miệng, có chức năng chính là nghiền và xé thức ăn. Nó có cấu trúc như mô xương cứng được cắm chặt vào các hốc trên khung hàm. Mỗi răng sẽ có hai phần chính là thân (phần có thể nhìn thấy bên trong miệng) và chân(phần cắm vào nướu và khung xương hàm). Các chân răng thường dài hơn thân, đặc biệt là răng cửa chỉ có một chân còn các răng còn lại sẽ có hai hoặc ba chân.

Nguyên tố cấu trúc đóng vai trò quan trọng nhất của răng là mô đã vôi hoá được gọi là ngà răng, nó giống như xương và cũng có chứa các tế bào sống. Bên ngoài lớp ngà được bao bọc bởi lớp men, đây là một mô tế bào cực kỳ cứng và không gây ra cảm giác khi bị tác động vào. Phần chân răng được phủ ngoài bằng một lớp xương răng có tính chất tương tự như lớp ngà nhằm giúp giữ cho răng nằm cố định trong hốc trên khung hàm.

Răng voi như thế nào
Răng là một phần phụ cứng nằm trong khoang miệng, có chức năng chính là nghiền và xé thức ăn

Ở giữa răng sẽ có hình dạng một hốc rỗng chứa đầy các mô liên kết nhạy cảm được gọi là tủy răng. Phần tủy này kéo dài từ thân cho đến cuối chân răng, tại mỗi chân sẽ có lỗ mở ở vị trí sâu nhất trong xương hàm. Thông qua lỗ mở này mà các mạch máu và dây thần kinh nhỏ có thể chạy vào hốc tủy.

Cấu tạo của răng

Răng được cấu tạo bởi 3 lớp chính là lớp men, lớp ngà và tủy, trong đó:

Men răng

Men răng là tổ chức cứng nhất và cũng là tổ chức có tỉ lệ muối vô cơ cao nhất (96%) trong các tổ chức rắn của cơ thể. Bên cạnh đó còn một số thành phần như muối cacbonat, MgCO3 (chiếm 2% chất vô cơ), một lượng nhỏ clorua, fluorua, sunfat natri và kali. Các thành phần hữu cơ chiếm 1% mà chủ yếu là lysin arginin (các axit amin có trong karetin), axit amin histidin.

Lớp men có tính chất cứng, giòn, cản được tia X, ở trạng thái bình thường nó sẽ có màu trong mờ, mỏng, ngấm vôi tốt. Nếu nhìn qua lớp men chúng ta sẽ thấy phần ngà ở dưới nên răng sẽ có màu trắng hơi ngả vàng của lớp ngà. Khi răng mới mọc, lớp men còn non sẽ chứa tới 30% là chất hữu cơ và nước. Khi lớp men già đi, chất vô cơ cũng tăng dần lên do các tinh thể được sắp xếp lại với nhau sát hơn. Mặt khác, nó cũng ngấm dần các chất vi lượng chủ yếu như fluor khiến cho apatit chuyển thành fluoroapatit.

Ngà răng

Ngà răng là tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu ở phần thân răng có chức năng bao bọc, bảo vệ cho tủy. Trong điều kiện bình thường nó sẽ không lộ ra ngoài mà được bao phủ hoàn toàn bởi men và xương răng. Mặt khác đây cũng là tổ chức ít rắn và chun giãn hơn lớp men, đồng thời không giòn hay dễ vỡ như men.

Lớp ngà tự nhiên màu vàng nhạt, độ đàn hồi cao, có tính xốp và thấm. Trong thành phần có tới 70% là thành phần vô cơ, trong đó chủ yếu có photphat 3 canxi apatit 32H2O. Ngoài ra còn chứa cacbonat canxi, fluor và Magie, các thành phần hữu cơ và nước chiếm 30% (chủ yếu là chất keo collagen).

Răng voi như thế nào
Răng được cấu tạo bởi 3 lớp chính là lớp men, lớp ngà và tủy

Tủy răng

Tủy răng là một khối tổ chức có khả năng liên kết mạch máu nằm trong hốc giữa răng được gọi là hốc tủy. Hình thể của tủy tương tự như hình thể bên ngoài răng gồm tủy buồng và tủy chân. Các răng vĩnh viễn có thể tích của hốc tủy phụ thuộc vào hình dạng, kích thước của răng cùng số lượng ống tủy. Trong mỗi chân răng sẽ thường kềm theo một ống tủy.

Các tổ chức của tủy răng bao gồm:

  • Thành phần tế bào: Gồm nguyên bào ngà, nguyên bào sợi, tế bào chưa biệt hoá và tế bào bảo vệ, chúng đảm nhiệm các chức năng khác nhau.
  • Thành phần sợi và chất căn bản: Gồm phần lưới sợi, các tơ sợi và bó sợi collagen.
  • Mạch máu tủy: Các mạch máu chính đi vào tủy qua các lỗ chóp, bên cạnh đó còn có thể ra vào theo các ống tủy phụ, đặc biệt tại vùng chẽ chia đôi, chia ba của các răng nhiều chân.
  • Tĩnh mạch: Phần đi đến cuống răng để đi ra ngoài, đường kính của chúng sẽ nhỏ dần và số lượng ít đi. Nhờ đó mà làm quá trình tuần hoàn trong tủy chậm lại, có lợi cho sự trao đổi chuyển hoá bên trong tủy lúc bình thường.

Phân loại các nhóm răng

Hàm răng vĩnh viễn của con người được chia làm 4 nhóm chính gồm: Nhóm răng cửa, nhóm răng nhanh, nhóm răng hàm nhỏ và nhóm răng hàm lớn.

Nhóm răng cửa

Nhóm răng cửa có tất cả 8 chiếc, gồm 4 chiếc ở hàm trên và 4 chiếc ở hàm dưới. Rìa cắn của chúng được xếp với nhau thành một hàng thẳng, lúc mới mọc, rìa cắn được chia làm 3 múi. Theo thời gian, quá trình ăn nhai sẽ khiến cho rìa cắn bị bào mòn và thành đường thẳng. Các răng cửa chỉ có duy nhất một chân hình chóp, nhìn từ mặt bên thì phần thân sẽ có hình chêm, mặt ngoài lồi, mặt trong lõm, có gót và hai gờ gần xa.

Các tính chất của mỗi răng cửa cũng khác nhau, cụ thể:

  • Răng cửa ở hàm trên to, hàm dưới nhỏ hơn.
  • Răng cửa giữa ở hàm trên to hơn hàm dưới.
  • Răng cửa hàm trên chiều gần xa lớn hơn chiều ngoài trong, do đó phần thân có dạng dẹt theo chiều ngoài trong.
  • Răng cửa hàm dưới có chiều ngoài trong lớn hơn chiều gần xa, do đó phần thân dẹt theo chiều gần xa.
  • Chiều cao của răng cửa là như nhau, tuy nhiên ở hàm trên thì mập khỏe còn hàm dưới lại mảnh hơn.

Nhóm răng nanh

Răng nanh tổng cộng có 4 chiếc, gồm 2 ở hàm trên và hai ở hàm dưới. Chúng mọc ở góc xương hàm, chia cung răng thành 2 phần tương xứng trước – sau. Các răng nanh đều có 2 rìa hợp với nhau thành góc, có chức năng cắn xé, đồng thời có chân dài nhất.

Răng voi như thế nào
Hàm răng vĩnh viễn của con người được chia làm 4 nhóm chính

Nhóm răng hàm nhỏ

Nhóm răng hàm nhỏ gồm tổng cộng 8 chiếc, trong đó có 4 chiếc thuộc hàm trên và 4 chiếc thuộc hàm dưới. Chúng mọc ngay phía sau răng nanh, phần thân có hình khối vuông, trên mặt nhai có 2 núm, 1 núm ở mặt ngoài và 1 núm ở mặt trong. Trong đó, răng hàm nhỏ thứ nhất ở hàm trên có 2 chân, còn ở hàm dưới thì chỉ có 1 chân.

Nhóm răng hàm lớn

Đây là nhóm có số lượng nhiều nhất với 12 chiếc, đối xứng với nhau 6 chiếc ở hàm trên và 6 chiếc ở hàm dưới. Răng hàm lớn thứ nhất trên và dưới thuộc những răng vĩnh viễn mọc sớm nhất trên cung hàm. Chúng đều có đặc điểm là mặt nhai rộng, gồm nhiều núm nhỏ. Trong đó:

  • Răng hàm lớn hàm trên: Mặt nhai có 4 núm bao gồm gần ngoài, gần trong, xa ngoài, xa trong. Và có 3 chân gồm 2 chân ngoài, 1 chân trong.
  • Răng hàm lớn hàm dưới: Mặt nhai có 5 núm bao gồm gần ngoài, gần trong, xa ngoài, xa trong. Và có 2 chân gồm chân gần, chân xa.

Vị trí và cách đọc số thứ tự của răng

Theo nha khoa, các răng được chia theo cung hàm thành 4 cung gồm: Trên phải, trên trái, dưới phải và dưới trái. Tại mỗi phần hàm sẽ có 8 răng vĩnh viễn được đánh số từ 1 đến 8 tính theo đường giữa hàm. Những răng đối diện trên – dưới sẽ có tên gọi cũng như chức năng tương tự nhau: Cụ thể là:

  • Răng số 1: Là răng cửa chính gồm 4 chiếc, đều có 1 chân, nằm giữa trên cung hàm, thẳng với trán và sống mũi. Nó có hình dạng như chiếc xẻng và đảm nhận chức năng cắn, xé thức ăn.
  • Răng số 2: Là răng cửa phụ, nằm cạnh răng cửa chính về 2 phía, gồm 1 chân. Chúng có chức năng hỗ trợ cho các răng số 1 cắn, xé thức ăn.
  • Răng số 3: Là các răng nanh, gồm 1 chân, nhọn và có phần chân dài nhất. Nó có thể mọc phía trên nướu, tạo ra răng khểnh giúp bạn có nụ cười duyên hơn.
  • Răng số 4 và số 5: Gồm răng tiền hàm 1, 2 và răng cối nhỏ thứ 1, 2 mỗi loại có 4 chiếc. Chúng có từ 1 – 2 chân nằm ngay cạnh răng nanh, có hình dạng ngọn giáo, phần mũi dày, 4 cạnh đều sắc nhọn, công dụng chủ yếu là cắn xé thức ăn.
  • Răng số 6: Gồm 4 chiếc là răng cấm, răng hàm lớn 1, răng cối lớn thứ 1. Chúng có diện tích lớn, bề mặt to, có hình thù phức tạp, đảm nhận chức năng ăn nhai chính trên khung hàm.
  • Răng số 7: Gồm 4 chiếc, trong đó có răng hàm lớn 2 và răng cối thứ 2. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho răng số 6 nhai và nghiền nát thức ăn.
  • Răng số 8: Có 4 chiếc gồm răng khôn và răng cối lớn thứ 3, tuy nhiên chúng có thể mọc lệch, không mọc hoặc không xuất hiện trên cung hàm. Đặc biệt, chúng không có tác dụng gì và gây đau nhức, khó chịu nên thường được chỉ định nhổ bỏ.
Răng voi như thế nào
Tại mỗi phần hàm sẽ có 8 răng vĩnh viễn được đánh số từ 1 đến 8 tính theo đường giữa hàm

Các chức năng của răng

Răng cùng các cấu trúc khác của hệ thống nhai có vai trò đặc biệt trong hoạt động sống của cơ thể và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Trong đó, những chức năng không thể thiếu phải kể đến như:

Chức năng ăn nhai

Hệ thống nhai được biết đến là một tổng thể hay một đơn vị chức năng gồm: Răng, nha chu, xương hàm, cơ hàm, khớp thái dương hàm, tuyến nước bọt, hệ thống môi – má – lưỡi, hệ thống mạch máu và thần kinh, có vai trò nuôi dưỡng và chi phối các cơ quan đó.

Trong đó, nhiệm vụ chính của răng cửa là cắn và cắt nhỏ thức ăn thành các mảnh nhỏ, giúp cho quá trình nhai thức ăn được diễn ra dễ dàng, hiệu quả hơn. Còn răng hàm và tiền hàm sẽ đảm nhiệm vai trò nghiền nhỏ thức ăn, giúp bạn dễ nuốt, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hoá ở dạ dày được diễn ra suôn sẻ.

Chính vì vậy, phần lớn các khiếm khuyết về hình thái của răng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến khớp cắn như: Lệch khớp cắn, mẻ, gãy, vỡ. mọc lệch lạc, rụng,… ít nhiều đều ảnh hưởng đến nhiệm vụ ăn nhai của hàm.

Chức năng thẩm mỹ

Răng cửa, răng nanh đều nằm ở phía ngoài, dễ dàng lộ ra khi chúng ta cười nói. Do đó, người khác rất dễ phát hiện ra các vấn đề liên quan đến hàm răng của bạn, gây ra cảm giác ngại ngùng, tự ti khi gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người. Trái lại, một hàm răng đều đẹp, trắng sáng sẽ mang đến nụ cười tự tin, tỏa sáng, cải thiện tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Răng voi như thế nào
Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của toàn bộ gương mặt

Do vậy, không quá bất ngờ khi các kỹ thuật nha khoa giúp cải thiện tính thẩm mỹ như: Niềng răng, hàn trám, bọc răng sứ, dán sứ… ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người ưa chuộng, tin dùng.

Chức năng phát âm

Khi phát âm, chúng ta cần kết hợp nhuần nhuyễn cả răng và lưỡi. Nếu răng không đều hoặc thiếu sẽ khiến cho việc phát âm khó khăn hơn, nói không tròn vành, rõ chữ, thậm chí là dẫn đến nói ngọng.

Các bác sĩ nha khoa cho biết: Các trường hợp răng sữa mất sớm rất dễ khiến cho trẻ nói ngọng, phát âm không chính xác. Còn đối với người lớn khi mất rất cửa sẽ rất khó để nói đúng giọng, nhất là khi muốn học ngoại ngữ. Trong đó, các âm “sờ” và “chờ” thường bị phát âm sai, bởi nó đòi hỏi phải đặt lưỡi tựa vào phía trong răng cửa trên. Nếu mất răng sẽ tạo ra khoảng trống trên hàm, khiến bạn không thể phát âm chuẩn những từ đó được.

Cách chăm sóc răng miệng khoa học, đúng cách

Răng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống cũng như cuộc sống thường ngày của mỗi người. Do đó, việc chăm sóc thật tốt để có một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng là việc làm thiết yếu. Vậy chăm sóc như thế nào cho phù hợp và đúng khoa học?

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em

Bạn có biết, thực tế bộ răng sữa gần như đã hoàn thiện ngay từ khi trẻ sơ sinh chào đời. Lúc đầu, chúng được dấu dưới phần nướu nên sẽ không thể quan sát được bằng mắt thường. Mặt khác, chúng có vai trò rất quan trọng, bởi sau khi mọc chúng giúp bé nhai thức ăn, có nụ cười đẹp và hỗ trợ cho quá trình tập nói. Ngoài ra nó còn giúp giữ chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Cha mẹ có thể chăm sóc cho hàm răng sữa của trẻ bằng các gợi ý sau đây:

  • Khi còn nhỏ, cha mẹ có thểm làm sạch miệng cho trẻ mỗi ngày bằng cách dùng một chiếc khăn vải mềm, thấm nước sạch rồi cọ sát nhẹ nhàng. Khi trẻ lớn hơn hãy tập thói quen dùng bàn chải lông mềm để vệ sinh miệng vào sáng và tối.
  • Trẻ dưới 2 tuổi không nên dùng kem đánh răng mà chỉ cần dùng nước sạch là đủ.
Răng voi như thế nào
Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh khoang miệng
  • Thường xuyên cho trẻ phơi nắng vào đầu buổi sáng để cơ thể được tổng hợp vitamin D, bổ sung canxi.
  • Hạn chế đồ ăn cứng hoặc chứa nhiều đường có trong thực đơn của bé như: Nước ngọt, bánh ngọt, kẹo, đồ ăn vặt… Thay vào đó nên bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe mà ít đường như: Phô mai, trái cây tươi, rau quả tươi…
  • Không để bé ngậm bình sữa hoặc nước trái cây trước khi đi ngủ bởi nó dễ làm cho sữa hoặc nước trái cây đọng lại trong miệng, gây ra hội chứng “sâu răng do bú bình”.
  • Sau khi trẻ được 1 tuổi thì cha mẹ nên thường xuyên cho con đi khám nha khoa định kỳ từ 6 tháng – 1 năm/lần để kiểm tra chuyên sâu.

Đối với thiếu niên

Lứa tuổi thiếu niên là thời gian hàm răng bắt đầu hoàn thiện, các tác động và thói quen xấu có thể khiến cho hàm răng bị mọc lệch lạc, lệch khớp cắn, xỉn màu,… Do đó chúng ta cần chú ý:

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối với kem đánh răng chứa Fluor.
  • Dùng chỉ nha khoa thay vì xỉa tăm bởi chúng có thể gây ra tình trạng tụt nướu, chảy máu nướu, gây ra các khe hở…
  • Không hút thuốc lá, uống bia rượu, cà phê… bởi chúng là thủ phạm gây ra các vết ố vàng, hôi miệng và ung thư.
  • Không dùng lưỡi để đẩy, đìa, hoặc cọ sát hai hàm với nhau khiến răng bị lệch lạc, dịch chuyển.
  • Khi phát hiện ra các vấn đề như: Hô, móm, thưa, mọc lệch, lệch khớp cắn… nên dùng ngay các biện pháp chỉnh nha. Bởi đây là thời điểm răng dễ nắn chỉnh, khắc phục nhược điểm, quá trình điều trị sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Nên đến nha khoa để được kiểm tra và làm sạch khoang miệng định kỳ.
Răng voi như thế nào
Lứa tuổi nào cũng nên chú trọng việc vệ sinh răng miệng hàng ngày

Đối với người trưởng thành

Khi duy trì thói quen chăm sóc khoang miệng tốt sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề về răng miệng. Một số thói quen tốt mà bạn nên thực hiện như:

  • Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần một ngày với kem  có thành phần Flour.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ và loại bỏ thức ăn thừa thay vì dùng tăm.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế uống cà phê, rượu bia, dùng chất kích thích.
  • Khi sử dụng thuốc trị bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước về tác dụng phụ mà chúng có thể gây ra cho sức khỏe của khoang miệng.
  • Thường xuyên tự kiểm tra bằng cách nhìn vào trong miệng, chú ý tới các vết thương lâu lành, vùng nướu bị kích ứng, vết đen, vàng trên bề mặt hoặc chân răng.
  • Đi khám nha khoa định kỳ ít nhất là 6 tháng 1 lần.

Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu những thông tin quan trọng nhất liên quan tới răng như: Bản chất, phân loại, cấu tạo, chức năng, cách chăm sóc cụ thể… Hy vọng với những gì mà bài viết mang lại có thể cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích nhất, giúp bạn có hàm răng chắc khỏe, đều đẹp và khỏe mạnh hơn.