Ràng buộc toàn vẹn là gì năm 2024

Ràng buộc toàn vẹn trên phạm vi nhiều quan hệ bao gồm :Ràng buộc toàn vẹn phụ thuộc tồn tại, ràng buộc toàn vẹn liên bộ - liên quan hệ, ràng buộc toàn vẹn liên thuộc tính - liên quan hệ.

Ví dụ

Cho một CSDL C dùng để quản lý việc đặt hàng và giao hàng của một công ty. Lược đồ CSDL C gồm các lược đồ quan hệ như sau:

Q1: Khach (MAKH,TENKH,DCKH,DT)

Tân từ: Mỗi khách hàng có một mã khách hàng (MAKH) duy nhất, mỗi MAKH xác định một tên khách hàng (TENKH), một địa chỉ (DCKH), một số điện thoại (DT).

Q2: Hang(MAHANG,TENHANG,QUYCACH,DVTINH)

Tân từ: Mỗi mặt hàng có một mã hàng (MAHANG) duy nhất, mỗi MAHANG xác định một tên hàng (TENHANG), quy cách hàng (QUYCACH), đơn vị tính (DVTINH).

Q3: Dathang(SODH,MAHANG,SLDAT,NGAYDH,MAKH)

Tân từ: Mỗi lần đặt hàng có số đặt hàng (SODH) xác định một ngày đặt hàng (NGAYDH) và mã khách hàng tương ứng (MAKH). Biết mã số đặt hàng và mã mặt hàng thì biết được số lượng đặt hàng(SLDAT). Mõi khách hàng trong một ngày có thể có nhiều lần đặt hàng

Q4: Hoadon(SOHD, NGAYLAP, SODH, TRIGIAHD, NGAYXUAT)

Tân từ: Mỗi hóa đơn có một mã số duy nhất là SOHD, mỗi hóa đơn bán hàng có thể gồm nhiều mặt hàng. Mỗi hóa đơn xác định ngày lập hóa đơn (NGAYLAP), ứng với số (SODH) đặt hàng nào

Giả sử rằng hóa đơn bán hàng theo yêu cầu của chỉ một đơn đặt hàng có mã số là SODH và ngược lại, mỗi đơn đặt hàng chỉ được giải quyết chỉ trong một hóa đơn. Do điều kiện khách quan có thể công ty không giao đầy đủ các mặt hàng cũng như số lượng từng mặt hàng như yêu cầu trong đơn đặt hàng nhưng không bao giờ giao vượt ngoài yêu cầu. Mỗi hóa đơn xác định một trị giá của các mặt hàng trong hóa đơn (TRIGIAHD) và một ngày xuất kho giao hàng cho khách (NGAYXUAT)

Q5: Chitiethd (SOHD, MAHANG, GIABAN, SLBAN)

Tân từ: Mỗi SOHD, MAHANG xác định giá bán (GIABAN) và số lượng bán (SLBAN) của một mặt hàng trong một hóa đơn.

Q6: Phieuthu(SOPT, NGAYTHU, MAKH, SOTIEN)

Tân từ: Mỗi phiếu thu có một số phiếu thu (SOPT) duy nhất, mỗi SOPT xác định một ngày thu (NGAYTHU) của một khách hàng có mã khách hàng là MAKH và số tiền thu là SOTIEN. Mỗi khách hàng trong một ngày có thể có nhiều số phiếu thu.

i Ràng buộc toàn vẹn liên bộ

Ràng buộc toàn vẹn liên bộ là sự ràng buộc toàn vẹn giữa các bộ trong cùng một quan hệ .

Ràng buộc toàn vẹn liên bộ hay còn gọi là ràng buộc toàn vẹn về khóa. Đây là loại ràng buộc toàn vẹn rất phổ biến, nó có mặt trong mọi lược đồ quan hệ của CSDL và thường được các hệ quản trị CSDL tự động kiểm tra.

Ví dụ: Với r là một quan hệ của Khach ta có ràng buộc toàn vẹn sau

R1: " t1, t2 Î r

t1. MAKH ¹ t2. MAKH

Cuối "

R1 Thêm Sửa Xóa

r + + -

ii Ràng buộc toàn vẹn về phụ thuộc tồn tại:

Ràng buộc toàn vẹn về phụ thuộc tồn tại còn được gọi là ràng buộc toàn vẹn về khóa ngoại. Cũng giống như ràng buộc toàn vẹn về khóa chính, ràng buộc toàn vẹn về phụ thuộc tồn tại rất phổ biến trong CSDL

Ví dụ: Với r, s lần lượt là một quan hệ của Dathang, Khach ta có ràng buộc toàn vẹn sau

R2: r[MAKH] Í s[MAKH]

R2 Thêm Sửa Xóa

r + + -

s - + +

iii Ràng buộc toàn vẹn về miền giá trị

Ràng buộc toàn vẹn có liên quan đến miền giá trị của các thuộc tính trong một quan hệ. Ràng buộc này thường gặp. Một số hệ quản trị CSDL đã tự động kiểm tra một số ràng buộc loại này.

Ví dụ: Với r là một quan hệ của Hoadon ta có ràng buộc toàn vẹn sau

R3: " t Î r

t.TRIGIAHD > 0

Cuối "

R3 Thêm Sửa Xóa

r + + -

iv Ràng buộc toàn vẹn liên thuộc tính

Ràng buộc toàn vẹn liên thuộc tính là mối liên hệ giữa các thuộc tính trong một lược đồ quan hệ. Ví dụ: Với r là một quan hệ của Hoadon ta có ràng buộc toàn vẹn sau

R4: " t Î r

t.NGAYLAP <= t.NGAYXUAT

Cuối "

R4 Thêm Sửa Xóa

r + + -

v Ràng buộc toàn vẹn liên thuộc tính liên quan hệ

Ràng buộc loại này là mối liên hệ giữa các thuộc tính trong nhiều lược đồ quan hệ.

Ví dụ: Với r, s lần lượt là quan hệ của Dathang, Hoadon ta có ràng buộc toàn vẹn sau

R5: " t1 Î r, t2 Î s

Nếu t1.SODH = t2.SODH thì

t1.NGAYDH <= t2.NGAYXUAT

Cuối "

R5 Thêm Sửa Xóa

r + + +

s + + +

vi Ràng buộc toàn vẹn về thuộc tính tổng hợp

Ràng buộc toàn vẹn về thuộc tính tổng hợp được xác định trong trường hợp mỗi thuộc tính A của một lược đồ quan hệ Q được tính toán giá trị từ các thuộc tính của các lược đồ quan hệ khác.

Bảng tấm ảnh hưởng là gì?

5. Bảng tầm ảnh hưởng: chỉ định thao tác cập nhật dữ liệu trên quan hệ có hay không có ảnh hưởng đến ràng buộc. Ràng buộc giá trị giữa các bộ trong một quan hệ. Ví dụ: Kết quả trận đấu của 2 đội hoặc là hòa hoặc một thắng một thua.nullràng buộc toàn vẹn (intergrity constraint) - Đại Học Lạc Hồnglhu.edu.vn › files › Ontap2010 › Bai2_Rang_Buoc_Du_Lieu_mgarinull

Tính toàn vẹn của cơ sở dữ liệu là gì?

Tính toàn vẹn dữ liệu (Tiếng Anh là Data integrity) là dữ liệu hay thông tin không bị thay đổi, mất mát trong khi lưu trữ hay truyền tải. Nói cách khác tính toàn vẹn là tính không bị hiệu chỉnh của dữ liệu.nullToàn vẹn dữ liệu - Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Toàn_vẹn_dữ_liệunull

Ràng buộc miễn giá trị là gì?

Ràng buộc miền giá trị: Là loại ràng buộc về giá trị của một thuộc tính xác định nào đó trong một quan hệ cụ thể. Ràng buộc này có thể áp dụng lên một thuộc tính hoặc một nhóm các thuộc tính tự ràng buộc lẫn nhau về giá trị.nullRÀNG BUỘC TRÊN CSDL QUAN HỆ - NIIT - ICT Hà Nộiniithanoi.edu.vn › rang-buoc-tren-csdl-quan-henull

Tính toàn vẹn của hệ thống là gì?

Integrity (tính toàn vẹn) là việc duy trì và đảm bảo độ chính xác cùng với độ tin cậy của thông tin và hệ thống, ngoài ra còn liên quan đến việc ngăn chặn hành động sửa đổi trái phép hệ thống, thông tin.nullInformation Security & Risk Management P.1 - DNAwww.ducnguyena.com › truyen-thong › 11-home › tin-tuc-trong-nganhnull